Các tin tức tại MEDlatec
Cảnh báo những dấu hiệu bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
1. Một số triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
Khi mắc bệnh sa sút trí tuệ, bệnh nhân sẽ gặp phải một số triệu chứng như sau:
-
Các triệu chứng ở giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu, những biểu hiện của bệnh thường mơ hồ, khó nhận biết nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, bệnh nhân cần cảnh giác với một số biểu hiện dưới đây:
+ Gặp phải những vấn đề về trí nhớ: Bệnh nhân rất khó khăn để nhớ lại một sự vật, sự việc, sự kiện nào đó mình đã làm, ngay cả trong thời gian gần nhất. Họ phải căng não để suy nghĩ nhưng đôi khi vẫn rất khó khăn và không thể nhớ lại được.
Người bệnh khó tập trung và gặp phải những vấn đề về trí nhớ
+ Khó tập trung: Khi bị bệnh sa sút trí tuệ, bệnh nhân rất khó tập trung. Đôi khi họ không thể tập trung theo dõi hết một câu chuyện hoặc làm một hành động, công việc đơn giản gì đó.
+ Mất phương hướng: Người bệnh rất dễ bị nhầm lẫn về địa điểm và thời gian. Vì thế đã xảy ra rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị lạc đường, không thể nhớ đường về nhà.
+ Giao tiếp khó khăn: Trong quá trình giao tiếp, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc dùng câu từ, khiến người khác rất khó hiểu và đoán ý của người bệnh.
+ Ngoài ra người bệnh còn có thể thường xuyên bị va chạm vào mọi thứ xung quanh do họ không thể đánh giá đúng khoảng cách và không gian.
+ Người mắc bệnh sa sút trí tuệ thường gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện những công việc đơn giản trong cuộc sống hàng ngày như nấu một bữa ăn, cách mặc quần áo như thế nào,…
-
Các triệu chứng ở giai đoạn giữa
Ở giai đoạn giữa, những dấu hiệu của bệnh đã trở nên rõ ràng hơn. Cụ thể như: Bệnh nhân bị mất phương hướng ngay trong ngôi nhà của mình, thường xuyên đãng trí, quên quên, nhớ nhớ, gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp với mọi người, hành vi thay đổi,… Ở giai đoạn này, bệnh nhân cần có người thân ở bên cạnh để giúp đỡ ngay từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Bệnh nhân luôn cần đến sự giúp đỡ của người thân
-
Các triệu chứng ở giai đoạn cuối
Ở giai đoạn cuối, bệnh đã tiến triển nặng với những biểu hiện nghiêm trọng. Lúc này, bệnh nhân có thể không nhận ra người thân của mình, có thể mất khả năng nói, dễ bị kích động, dễ bị trầm cảm, hoang tưởng, đôi khi bệnh nhân có biểu hiện đi lòng vòng mà không rõ mục đích. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có biểu hiện chán ăn, khó ăn khó nuốt nên dễ bị giảm cân và không làm chủ được đại tiểu tiện,..
2. Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, có thể chia thành những nhóm nguyên nhân sau:
- Do những vấn đề về thoái hóa thần kinh, thường gặp nhất là những bệnh như Alzheimer, bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ thể Lewy, hay sa sút trí tuệ thùy trán và thùy thái dương.
- Do tình trạng rối loạn thần kinh và một số chấn thương, nhất là chấn thương sọ não.
- Một số vấn đề về mạch máu cũng được coi là nguyên nhân gây ra bệnh sa sút trí tuệ, chẳng hạn như một số bệnh về tim mạch, tình trạng xuất huyết não, nhồi máu não,....
Cần đưa bệnh nhân đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân và tình trạng bệnh
- Các bệnh nhiễm khuẩn, điển hình là bệnh giang mai, bệnh HIV, bệnh viêm não, bệnh Creutzfeldt- Jakob cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.
- Các trường hợp bị rối loạn nội tiết chẳng hạn như bệnh đái tháo đường, bệnh về tuyến giáp, hoặc các bệnh tuyến cận giáp cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh.
- Bên cạnh những nguyên nhân nói trên, một số nguyên nhân khác bao gồm lạm dụng một số loại thuốc an thần, lạm dụng rượu và ma túy, thiếu vitamin B12, acid nicotin hoặc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa khác,… cũng có thể gây ra tình trạng sa sút trí tuệ.
3. Phương pháp điều trị bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
Các chuyên gia khuyến cáo, khi thấy người thân trong gia đình có dấu hiệu mắc bệnh, bạn không nên chủ quan mà cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế về lão khoa hoặc có chuyên ngành tâm thần - thần kinh để được thăm khám càng sớm càng tốt.
Người bệnh cần giữ tinh thần tích cực, vui tươi
Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Tùy vào từng trường hợp, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện một trong các phương pháp sau:
- Một số xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, vi sinh học, chức năng tuyến giáp,…
- Thăm dò chức năng như điện tim, điện não,…
- Siêu âm Doppler, chụp X- quang, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch máu não,…
- Xét nghiệm dịch não-tủy.
Sau khi chẩn đoán và hiểu rõ được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp. Một số phương pháp được áp dụng phổ biến là:
- Xử trí các yếu tố nguy cơ: Chính là phương pháp điều trị hiệu quả các bệnh lý mạn tính như bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường,…
- Áp dụng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân, nên bổ sung những thực phẩm tốt cho não bộ.
- Sử dụng thuốc: Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Các loại thuốc thường được sử dụng là thuốc điều hòa tuần hoàn não, thuốc chống co mạch,… Bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc để tránh những hậu quả đáng tiếc.
- Điều chỉnh lối sống: Bệnh nhân nên tập luyện, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày, ngủ đủ giấc và luôn giữ tinh thần tích cực, vui vẻ.
- Cần sự hỗ trợ tích cực từ gia đình người bệnh.
Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi hoặc muốn đặt lịch thăm khám cho người thân, hãy gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn trực tiếp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!