Các tin tức tại MEDlatec

Cây sú - Loại cây có nhiều công dụng tuyệt vời nhưng cần cẩn trọng

Ngày 01/02/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Trong dân gian, cây sú được biết đến nhiều hơn với công dụng chữa bệnh bướu cổ. Tuy nhiên, loài cây này còn có nhiều tác dụng khác với sức khỏe. Nếu bạn vẫn chưa biết đó là những công dụng tuyệt vời nào, đừng bỏ qua bài viết bên dưới nhé.

1. Sơ lược về cây sú

Sú hay trú, cát, mui biển là tên gọi chung của một loài cây thuộc họ Sú -Agaricaceae. Cây sú có những đặc điểm nổi bật sau.

Đặc điểm tự nhiên

Sú thuộc loài cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi cao với chiều cao khoảng 1,5m. Cây phân nhiều nhánh, nhánh nhẵn và có vỏ màu hơi đen. Lá cây hình bầu dục hoặc hình trái tim ngược, đầu tròn, góc thuôn, cuống hơi lõm, mặt trên lá nhẵn, mặt dưới lá điểm nhiều tuyến. Kích thước lá dài khoảng 4,5 - 9cm, rộng khoảng 2,5 - 4cm.

Hoa cây sú mọc thành cụm ở đầu ngọn thân hoặc cành. Hoa màu trắng, thơm, không có cuống hoặc có cuống nhưng ngắn. Thời điểm cây ra hoa là khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Quả cây sú thuộc loại quả nang, hình trụ, cong hình cung, màu nâu sáng, có khía dọc. Quả dài khoảng 3,5 - 7mm, rộng 5mm, thường xuất hiện sau khi hoa tàn, khoảng từ tháng 5 đến tháng 8.

Cây sú mọc ở vùng ven biển, ven sông, thuộc loài cây gỗ nhỏ hoặc bụi cao

Phân bố sinh thái

Trên thế giới, cây sú được tìm thấy nhiều ở Úc và châu Á, cụ thể là các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia,… Tại Việt Nam, cây phân bố dọc theo các tỉnh có bờ biển và bờ sông, từ Quảng Ninh, Hải Phòng vào đến mũi đất mũi Cà Mau.

Cụ thể, cây sú mọc nhiều ở Hà Cối, Vân Đồn - Quảng Ninh; Thuỷ Nguyên - Hải Phòng; Giao Thuỷ, Hải Hậu - Thái Bình, Nam Định; Vinh - Thanh Hoá, Nghệ An; Tuy Hòa - Phú Yên;(Ninh Hoà, Nha Trang – Khánh Hòa. Trong đất liền thì cây có ở Lào Cai, Hòa Bình, TP. HCM,…

Nói chung, cây thường sinh trưởng tốt trên những vùng đất phù sa mềm ở cửa sông hoặc đầm phá ven biển. Đặc biệt, cây rất ưa môi trường nước mặn và nước lợ. Trong điều kiện thuận lợi, cây ra hoa kết quả hàng năm và tự tái sinh bằng quả.

Bộ phận sử dụng

Tác dụng chữa bệnh của cây sú đến từ 2 bộ phận chính là vỏ và lá. Vỏ và lá sau khi thu hoạch về có thể dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô rồi bảo quản và sử dụng dần.

Lá và vỏ cây sú được dùng để chữa viêm nhiệt miệng và bướu cổ

Thành phần hóa học

Các thành phần hóa học có tác dụng chữa bệnh của cây sú bao gồm:

●       Saponin trong vỏ, lá và quả: Vỏ từ 7 - 8%, lá 0,5% và quả 1,5%.

●       α – spinasterol, stigmasterol, acid syringic, agicerin trong vỏ thân cây.

●       Aegioeradienol, aegiceradiol, tanin 6%, isorhamnetin trong vỏ thân cây và rễ.

2. Công dụng và cách dùng cây sú

Cây sú có tác dụng chống viêm nên được sử dụng để chữa viêm nhiệt miệng và bướu cổ với cách dùng như sau: Vỏ thân cây cắt khúc rồi nấu với nước, sau đó đem đi ngậm và súc miệng. Lưu ý là không nuốt để tránh bị ngộ độc.

Ngoài ra, lá cây sú còn được dùng để nấu nước gội đầu, giúp tóc mọc chắc khỏe và ngăn ngừa các vấn đề về da đầu như gàu, ngứa,… Còn cao cây sú có tác dụng bảo vệ gan, phòng tránh các tổn thương trên gan hiệu quả.

3. Lưu ý khi sử dụng cây sú chữa bệnh

Có một điều bạn cần hết sức lưu ý khi sử dụng cây sú để chữa bệnh là cây có tính độc. Tính độc của cây đã được nghiên cứu và thử nghiệm, cụ thể như sau.

●       Cao chiết từ cành, thân của cây sú rất độc với cá, có thể làm chết cá ở nồng độ 1/1.000.000 trong thời gian 75 phút.

●       Tác dụng độc trên tế bào ung thư, cụ thể là dòng tế bào bạch cầu HL – 60 của bệnh đa bạch cầu tiền tủy bào cấp.

●       Độc tính cấp trên chuột trắng khi tiêm qua phúc mạc.

Thuốc sắc từ cây sú có tính độc nên không được uống, chỉ được ngậm rồi nhổ và súc miệng

Đó là lý do bạn cần thận trọng khi sử dụng dược liệu này để chữa bệnh. Tuyệt đối không nuốt để tránh bị ngộ độc, dẫn đến trường hợp đáng tiếc. Nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc, cần ngưng sử dụng và nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, dược liệu của cây cần được bảo quản ở nơi thoáng mát nhưng kín đáo, tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong nhà.

4. Cách xử trí khi bị ngộ độc từ cây sú

Trong trường hợp bạn chẳng may nuốt thuốc sắc từ cây sú và xuất hiện triệu chứng ngộ độc như mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, sốt thì có thể xử trí theo cách sau.

●       Cố gắng gây nôn bằng cách uống ly nước muối pha loãng (0,9%) và dùng ngón tay trỏ để móc họng.

●       Sau khi nôn, uống thật nhiều nước nhưng uống từng ngụm nhỏ, sau đó nằm nghỉ ngơi.

●       Uống Oresol để bù nước và cân bằng điện giải. Lưu ý là pha đúng liều lượng hướng dẫn và uống ngay sau khi pha. Không uống nước đã pha quá 24 giờ.

●       Nếu cảm thấy khó thở, hãy dùng tay để kéo lưỡi ra ngoài, không để lưỡi bị thụt vào trong.

●       Theo dõi nhịp timhuyết áp, đảm bảo mọi thứ trong tầm kiểm soát và ở mức bình thường.

Nếu áp dụng các cách trên mà người bệnh vẫn chưa tỉnh táo thì cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

MEDLATEC là địa chỉ khám bệnh uy tín, chất lượng dành cho mọi người

Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn biết được công dụng chữa bệnh của cây sú, đặc biệt là nắm được độc dược của loài cây này để có cách sử dụng sao cho an toàn. Nếu vẫn còn thắc mắc cần được tư vấn, hoặc có nhu cầu khám chữa bệnh nhưng chưa tìm được địa chỉ phù hợp, bạn đừng quên lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Bác sĩ tại MEDLATEC được đào tạo bài bản, đã và đang công tác tại các bệnh viện lớn; cơ sở vật chất khang trang, máy móc hiện đại, phòng khám sạch sẽ, giá cả hợp lý chính là lý do MEDLATEC nhận được sự tin tưởng của đông đảo khách hàng trong suốt thời gian qua.

Để đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, ngay từ bây giờ, quý khách có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên của MEDLATEC sẽ hỗ trợ khách hàng 24/7, tư vấn dịch vụ phù hợp nhất cho khách hàng.

Từ khoá: cây sú

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.