Các tin tức tại MEDlatec

Chấn thương gân ngỗng: Triệu chứng và cách điều trị

Ngày 09/01/2023
Chấn thương cơ Hamstring mà nhiều người vẫn thường gọi là chấn thương gân ngỗng rất dễ gặp trong sinh hoạt và lao động. Triệu chứng phổ biến của bệnh là hiện tượng đau ở phần đùi sau. Nếu không được điều trị đúng phương pháp, bệnh có thể chuyển mạn tính, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống. 

1. Chấn thương gân ngỗng là gì?

Gân chân ngỗng hay chính là cơ Hamstring có liên kết trực tiếp với xương chậu và xương cẳng chân,… giúp chúng ta có thể thực hiện những động tác như di chuyển, gập chân, chạy nhảy một cách dễ dàng hơn. Khi gân chân ngỗng hoạt động quá mức, có thể dẫn đến căng và rách. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, hoàn toàn có thể khắc phục chấn thương này.

Hình ảnh cơ Hamstring

Khi bị chấn thương gân ngỗng, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:

- Xảy ra những cơn đau với nhiều mức độ khác nhau phụ thuộc vào mức độ chấn thương: Có thể là đau buốt, đau nhói, đau âm ỉ ở gần hoặc bên trong vùng khớp gối.

Người bệnh cũng có thể xuất hiện những cơn đau giống như đau thần kinh tọa ở một số vị trí như vùng quanh mông, vùng mặt sau của đùi. Cơn đau cũng có thể lan xuống vùng đầu gối hay cẳng chân.

Người bệnh có thể cảm nhận cơn đau khi xảy ra chấn thương

Nếu tình trạng căng cơ quá mức, bệnh nhân sẽ nhận biết rất rõ những cơn đau đột ngột, đau nhói.

- Sưng sau chấn thương: Sau khi xảy ra chấn thương, vùng đùi hay đùi sau rất dễ bị sưng.

- Người bệnh bị hạn chế khả năng vận động, chẳng hạn như rất khó khăn khi uốn cong đầu gối trong quá trình đi lại.

- Bị ngứa ran tù phần lưng dưới cho đến phía sau chân

- Khi mới xảy ra chấn thương (trong vài giờ đầu tiên), những triệu chứng của bệnh thường rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau đó những cơn đau sẽ giảm dần.

- Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường phải đối mặt với tình trạng cứng khớp,… sau khi ngủ dậy hoặc sau khi ngồi lâu hoặc vận động nhiều thì hiện tượng cứng khớp sẽ được cảm nhận rất rõ ràng.

Đặc biệt, nếu xuất hiện những triệu chứng sau, bạn nên đi khám sớm.

- Những cơn đau dữ dội, khiến bạn không thể chịu được.

- Không thể đi bộ.

- Bị mất cảm giác ở vùng mông, lưng dưới hoặc chân.

- Mặt đùi bị sần sùi và biến dạng.

- Mặt sau đùi bị bầm tím hoặc sưng lớn.

2. Phương pháp điều trị chấn thương gân ngỗng

Khi gân chân ngỗng bị chấn thương, nó có thể dẫn đến sự thay đổi hoạt động của các cơ và gân khác. Chính vì thế, cần điều trị và khắc phục chấn thương càng sớm càng tốt để tăng hiệu quả điều trị, hạn chế nguy cơ tái phát và tránh gây ảnh hưởng đến các cơ, gân khác.

Tất cả các trường hợp bệnh nhân gặp phải chấn thương này đều cần hạn chế đi bộ hoặc thực hiện bất cứ hoạt động nào khác để khiến cho những chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh phổ biến và được đánh giá là có thể mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh:

- Phương pháp R.I.C.E: Nên thực hiện ngay trong vòng 72 giờ đầu tiên:

Nội dung của phương pháp này là

+ Nghỉ ngơi và tránh hoạt động quá sức để phòng ngừa căng cơ.

+ Chườm lạnh để giúp giảm lưu thông máu, giảm viêm, giúp các mạch máu co lại. Lưu ý không áp đá trực tiếp lên vị trí chấn thương, cách tốt nhất là dùng túi chườm đá. Trong trường hợp không có túi chườm, bạn có thể dùng khăn để bọc đá và chườm trong khoảng 10 phút. Nên thực hiện khoảng 2 đến 3 lần/ngày.

+ Băng ép trên đùi nếu cần thiết và nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Lưu ý không nên băng quá chặt.

+ Nên kê cao vùng bị chấn thương để tránh tình trạng phù nề và giúp máu chảy ngược về tim một cách dễ dàng hơn.

- Thuốc: Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc cho người bệnh như thuốc chống viêm, thuốc giảm đau,…

Đi bộ giúp tác động nhẹ nhàng chi dưới và các khớp

- Tác động lực: Không nên vận động mạnh nhưng việc ít vận động cũng có thể gây ra căng cơ. Do đó, người bệnh cần thực hiện những bài tập nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu và tăng cường khả năng vận động.

- Liệu pháp sóng xung kích: Là phương pháp truyền sóng âm thanh trực tiếp đến các vùng cơ bị chấn thương.

- Vật lý trị liệu: Là các bài tập giúp giảm đau và lấy lại sức mạnh cũng như sự linh hoạt và khả năng vận động của chân.

- Phẫu thuật: Phần lớn các trường hợp bị chấn thương gân chân ngỗng đều không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu chấn thương quá nghiêm trọng thì các bác sĩ có thể cân nhắc về phương pháp này.

- Lưu ý:

Nếu chấn thương thường xuyên lặp đi lặp lại, có thể chuyển biến thành mạn tính. Do đó, cần tránh thực hiện hành động kích thích gân trong vòng 48 giờ đầu tiên. Thông thường người bệnh sẽ mất vài ngày để giảm cơn sưng và thường khỏi hoàn toàn trong ít nhất 6 tuần.

Một số bài tập có thể tham khảo như sau:

+ Đi bộ để tác động nhẹ nhàng chi dưới và các khớp.

+ Bơi lội.

+ Ngồi duỗi chân, kéo giãn cơ Hamstring khi ngồi và khi đứng.

Say khoảng 4 đến 6 tuần sau, có thể thực hiện thêm các bài tập khác để tăng sức mạnh cho cơ khớp và hạn chế tình trạng chấn thương tái phát trong tương lai.

3. Phương pháp phòng ngừa chấn thương gân ngỗng

Để phòng ngừa chấn thương gân ngỗng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Khi tập luyện, chơi thể thao cần lưu ý mang giày dép phù hợp và đảm bảo mang các đồ bảo hộ và đặc biệt cần khởi động kỹ để tránh chấn thương.

Tập luyện để tăng cường sức mạnh cơ

- Không nên tập nặng đột ngột mà nên tăng dần cường độ tập luyện.

- Nên tập luyện cơ Hamstring và cơ tứ đầu để đảm bảo những cơ này luôn mạnh mẽ và linh hoạt, từ đó giảm áp lực cho những điểm bám gân cơ.

- Không nên vận động quá sức

- Điều chỉnh lối sống khoa học chẳng hạn như bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, không hút thuốc lá và kiểm soát cân nặng.

Để được tư vấn chi tiết hoặc đặt lịch kiểm tra sức khỏe xương khớp, mời bạn liên hệ đến Chuyên khoa xương khớp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56.

Từ khoá: xương khớp

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.