Các tin tức tại MEDlatec
Chỉ số chức năng thận khi xét nghiệm và những lưu ý quan trọng
- 03/07/2020 | Vai trò của các xét nghiệm đánh giá chức năng thận
- 29/04/2022 | Khi nào nên đi kiểm tra chức năng thận? Nên đi khám thận ở đâu?
- 15/03/2022 | Chi phí xét nghiệm chức năng thận là bao nhiêu?
- 14/10/2022 | Giới thiệu các xét nghiệm đánh giá chức năng thận phổ biến
1. Thận quan trọng như thế nào?
Thận là một cơ quan của hệ tiết niệu và rất quan trọng đối với sức khỏe. Nhiệm vụ của cơ quan đặc biệt này là tạo nước tiểu, lọc, tái hấp thu và bài tiết các chất từ máu. Nhờ đó, nhưng tế bào máu và protein sẽ được giữ lại, đồng thời cầu thận sẽ lọc những chất thải dưới dạng nước tiểu và đưa ra khỏi cơ thể.
Thận tham gia vào nhiều hoạt động trong cơ thể
Bên cạnh đó, thận cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng điện giải và axit base. Khi thận bị tổn thương, suy giảm chức năng, dẫn tới mất cân bằng điện giải và axit base có thể khiến người bệnh gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Hơn nữa, thận cũng tham gia vào quá trình sản xuất hormone, giúp hoạt động này luôn diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn. Khi xảy ra một số vấn đề liên quan đến thận, quá trình sản xuất hormone có thể bị đình trệ và người bệnh sẽ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Chính vì thế, các chuyên gia luôn khuyến cáo mỗi chúng ta cần quan tâm hơn đến sức khỏe thận và nên xét nghiệm đánh giá chức năng thận định kỳ. Từ đó, có chế độ chăm sóc cơ quan này một cách tốt nhất, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Với những đối tượng có nguy cơ cao và những người gặp phải một số triệu chứng nghi ngờ mắc các bệnh lý về thận như tiểu nhiều, tiểu buốt, lượng tiểu ít, nước tiểu có màu bất thường, có mùi hôi, sốt, cơ thể thường xuyên mệt mỏi,... thì việc kiểm tra chức năng thận là rất cần thiết.
2. Các chỉ số chức năng thận quan trọng
Các chỉ số chức năng thận sẽ giúp bác sĩ đánh giá, chẩn đoán được tình trạng của thận. Để có được các chỉ số này, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số loại xét nghiệm kiểm tra chức năng thận quan trọng dưới đây:
2.1. Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm ure máu: Chỉ số kết quả bình thường sẽ nằm trong khoảng 2.5 - 9.2 mmol/l. Nếu thấp hoặc cao hơn giá trị trung bình này, có thể người bệnh đang gặp phải những vấn đề về thận.
Xét nghiệm acid uric máu giúp đánh giá chức năng thận
- Creatinin máu: Xét nghiệm này được chỉ định thực hiện với mục đích kiểm tra chức năng lọc của thận.
+ Ở nữ giới: Chỉ số an toàn khi đạt 53-97 micromol/L.
+ Ở nam giới: Chỉ số an toàn khi đạt 62-115 micromol/L.
- Xét nghiệm điện giải đồ để xác định có xảy ra tình trạng mất cân bằng điện giải hay không.
- Xét nghiệm acid uric máu: Những người mắc bệnh về thận thì chỉ số acid uric trong máu sẽ tăng cao bất thường. Tuy nhiên, vấn đề này cũng có thể gặp phải ở một số bệnh nhân mắc bệnh về khớp hoặc bị gout.
- Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ chỉ định thực hiện một số loại xét nghiệm cần thiết khác như tổng phân tích tế bào máu, albumin huyết thanh,...
2.2. Xét nghiệm nước tiểu
Để đánh giá chức năng thận thì xét nghiệm nước tiểu cũng được đánh giá là rất cần thiết. Cụ thể là:
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Protein nước tiểu 24 giờ: Nếu chỉ số này tăng lên 0.3g/l/24h, thì rất có thể bạn đang gặp phải những tổn thương ở thận, chẳng hạn như tình trạng viêm cầu thận, suy thận, hay một số bệnh lý khác như tiểu đường, tăng huyết áp, lupus ban đỏ,...
Phân tích nước tiểu để kiểm tra thận
Người bệnh có thể thực hiện lấy mẫu nước tiểu tại viện hoặc tại nhà. Đối với những trường hợp lấy mẫu tại nhà sẽ được các bác sĩ hướng dẫn chi tiết để lấy mẫu đúng cách, bảo quản đúng cách và tránh sai sót, gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
2.3. Chẩn đoán hình ảnh
Ngoài các chỉ số chức năng thận có được từ các loại xét nghiệm cơ bản và quan trọng, bệnh nhân còn được chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như sau:
- Siêu âm: Nhờ những hình ảnh thu được từ kỹ thuật siêu âm, bác sĩ có thể thấy rõ về thận cũng như niệu quản, bàng quang, quan sát được khối u, sỏi thận và tính được chính xác kích thước khối u cũng như xác định rõ vị trí của nó ở trong thận.
- Chụp CT: Trước khi thực hiện, người bệnh cần được tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch để đảm bảo thu được những kết quả hình ảnh rõ nét.
- Sinh thiết thận: Các bác sĩ sử dụng một cây kim nhỏ để thu các mảnh mô nhỏ từ thận, sau đó phân tích mẫu dưới kính hiển vi. Nhờ phương pháp này, bác sĩ có thể đánh giá về mức độ tổn thương thận, tìm nguyên nhân ghép thận không thành công,...
Thông thường các xét nghiệm đánh giá chức năng thận là xét nghiệm máu nên không gây ảnh hưởng gì đến người bệnh.
Về thời gian nhận kết quả, có những xét nghiệm chỉ cần trong ngày là có thể nhận được kết quả. Tuy nhiên, một số xét nghiệm chuyên sâu, phức tạp hơn, người bệnh có thể cần chờ khoảng một vài ngày để lấy kết quả.
4. Địa chỉ xét nghiệm chức năng thận uy tín
Nếu bạn đang có nhu cầu xét nghiệm, kiểm tra chức năng thận nhưng chưa tìm được địa chỉ y tế phù hợp thì Hệ thống Y tế MEDLATEC chính là gợi ý hữu ích dành cho bạn.
- Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao chính là ưu điểm nổi bật của MEDLATEC. Đến với MEDLATEC, bạn sẽ được thăm khám, kiểm tra bởi các chuyên gia đầu ngành.
MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy để thăm khám, chẩn đoán các bệnh lý về thận
- MEDLATEC có cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi và luôn đẩy mạnh đầu tư các loại máy móc hiện đại, đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.
- Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP của Hoa Kỳ.
Để được đặt lịch sớm, quý khách hàng chỉ cần gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC, đội ngũ tư vấn viên sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!