Các tin tức tại MEDlatec
Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không? Cách giúp trẻ ngồi đúng!
- 13/12/2024 | Trẻ nhỏ 2 tháng tuổi phát triển ra sao và cần lưu ý những bệnh lý nào?
- 31/12/2024 | Trẻ nằm sấp - Những lợi ích và sự nguy hiểm bố mẹ cần nắm rõ
- 15/02/2025 | Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài màu xanh rêu: Nguyên nhân do đâu và hướng xử trí hiệu quả?
- 19/03/2025 | 5 mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh giúp mẹ chăm con nhàn, khỏe
1. Tìm hiểu sự phát triển của cột sống trong những năm đầu đời
Trong những năm đầu đời, cột sống của trẻ trải qua quá trình phát triển nhanh chóng, hình thành các đường cong sinh lý cần thiết để hỗ trợ vận động và tư thế.
Trong những năm đầu đời, cột sống của trẻ phát triển nhanh chóng để hỗ trợ vận động và tư thế
- Giai đoạn sơ sinh (0 - 3 tháng): Cột sống của trẻ sơ sinh gần như thẳng, chưa hình thành các đường cong.
- Giai đoạn 3-6 tháng: Khi trẻ bắt đầu tập lẫy, đầu có ngẩng, đường cong cổ bắt đầu hình thành. Cơ cổ của bé bắt đầu phát triển, bé có thể giữ đầu thẳng và vững chắc hơn, cột sống cong về phía trước.
- Giai đoạn 6-9 tháng: Khi trẻ bắt đầu tập ngồi, đường cong lưng trên (ngực) và đường cong thắt lưng bắt đầu hình thành. Cơ lưng của bé phát triển mạnh mẽ, bé có thể tự ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ, cột sống cong về phía sau.
- Giai đoạn 9-12 tháng: Bé bắt đầu tập bò, tập đứng và tập đi, cột sống tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Khi trẻ được 7 tuổi, cột sống có hai đoạn cong là ở cổ và ở ngực, đến tuổi dậy thì thêm một đoạn cong ở thắt lưng.
2. Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không?
Việc cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không là một vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm.
Việc cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không là vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm
Câu trả lời là có. Một số nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gù lưng ở trẻ khi tập ngồi sớm bao gồm:
- Cột sống chưa đủ cứng cáp: Khi tập ngồi sớm, cột sống của trẻ sơ sinh còn mềm và chưa đủ khả năng để nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Các cơ lưng và cơ bụng của bé chưa phát triển hoàn thiện, không đủ sức giữ cho cột sống thẳng, dẫn đến nguy cơ gù lưng.
- Tư thế ngồi sai: Trong trường hợp trẻ ngồi sai tư thế như gập người về phía trước, lưng cong hoặc không có điểm tựa phù hợp có thể khiến trẻ hình thành thói quen xấu, ảnh hưởng đến tư thế về sau.
- Tập ngồi quá lâu: Nếu trẻ ngồi trong thời gian dài khi cơ bắp chưa đủ mạnh để hỗ trợ cột sống, nguy cơ gù lưng và cong vẹo cột sống sẽ tăng lên.
3. Cách giúp trẻ tập ngồi đúng cách, tránh gù lưng
Hành trình tập ngồi của bé yêu là một bước tiến quan trọng, để con yêu có thể ngồi vững vàng mà vẫn đảm bảo cột sống khỏe mạnh, thẳng đẹp, cha mẹ cần nắm vững những bí quyết sau:
Nhận biết thời điểm vàng để bé tập ngồi
Thời gian lý tưởng để trẻ tập ngồi là khoảng 6 - 7 tháng tuổi khi hệ cơ xương đã đủ cứng cáp để hỗ trợ cột sống. Tuy nhiên, mỗi trẻ có tốc độ phát triển riêng và không phải bé nào cũng sẵn sàng cho việc tập ngồi vào thời gian này. Cha mẹ hãy tinh ý quan sát những "tín hiệu đèn xanh" sau đây để biết bé đã sẵn sàng:
- Bé có thể tự giữ đầu thẳng, không còn lắc lư khi được bế hoặc khi nằm sấp.
- Bé dễ dàng lật người từ nằm sấp sang nằm ngửa và ngược lại.
- Bé có thể dùng tay chống người, nâng ngực lên khỏi mặt đất khi nằm sấp.
- Bé tỏ ra thích thú với tư thế ngồi, cố gắng nhổm người lên khi được hỗ trợ.
Hướng dẫn bé tập ngồi đúng cách khi bé đã sẵn sàng
Bố mẹ chọn một bề mặt bằng phẳng như thảm xốp hoặc nệm để bé tập ngồi, và luôn có người lớn bên cạnh.
Ban đầu, bố mẹ cho bé tập ngồi với thời gian ngắn, khoảng 5-10 phút mỗi lần, rồi tăng dần thời gian khi bé đã quen. Bố mẹ có thể dùng tay hoặc gối để hỗ trợ lưng bé, giúp bé giữ thăng bằng và tránh bị ngã.
Hướng dẫn bé tập ngồi đúng giúp đảm bảo bé có cột sống khỏe mạnh, thẳng đẹp
Những lưu ý khác khi cho trẻ tập ngồi
- Không ép bé ngồi quá sớm: Đây là sai lầm phổ biến nhất, xuất phát từ tâm lý "con nhà người ta" hoặc mong muốn con nhanh chóng đạt cột mốc phát triển. Hậu quả là cột sống non nớt của bé phải chịu áp lực quá lớn, dẫn đến nguy cơ gù lưng, cong vẹo cột sống, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao sau này.
- Không lạm dụng ghế tập ngồi: Nhiều cha mẹ tin rằng các dụng cụ này sẽ giúp bé tập ngồi nhanh hơn, nhưng thực tế lại ngược lại. Bé dễ bị ngồi sai tư thế, cơ lưng và cổ không được phát triển tự nhiên, tăng nguy cơ gù lưng, cong vẹo cột sống khi không có sự hỗ trợ của cha mẹ.
- Không ép bé ngồi quá lâu: Cũng giống như người lớn, bé cũng cần được vận động và thay đổi tư thế thường xuyên. Ngồi quá lâu khiến cơ lưng của bé bị mỏi, dẫn đến gù lưng, đau lưng. Bố mẹ hãy chia nhỏ thời gian tập ngồi thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ khoảng 5-10 phút, rồi tăng dần khi bé đã quen.
- Chú ý đến tư thế ngồi của bé: Nhiều cha mẹ chỉ quan tâm đến việc bé có ngồi được hay không, mà quên mất việc quan sát tư thế ngồi của bé. Bé dễ bị ngồi khom lưng, cúi đầu, ảnh hưởng đến cột sống và dáng đi sau này. Bố mẹ hãy luôn chú ý đến tư thế ngồi của bé, đảm bảo lưng thẳng, vai thả lỏng, đầu không cúi về phía trước.
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Để hỗ trợ sự phát triển của xương, nên bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D và protein trong chế độ ăn của bé.
Ngoài những lưu ý trên, cha mẹ cần thường xuyên quan sát và theo dõi sự phát triển cột sống của bé. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào (gù lưng, cong vẹo cột sống...), hãy đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức về “cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không” và tự tin hơn trong việc đồng hành cùng con yêu trên hành trình phát triển toàn diện. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về sự phát triển của trẻ, hoặc can thiệp sớm khi cột sống trẻ có những bất thường, hãy liên hệ ngay với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!