Các tin tức tại MEDlatec
Chondroitin là gì? chi tiết về công dụng và cách dùng thuốc
- 23/03/2023 | Bật mí cách lựa chọn thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp
- 25/03/2023 | Thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp có tốt không?
- 01/10/2022 | Tìm hiểu: Viêm khớp phản ứng có nghiêm trọng không?
- 08/09/2022 | Những phương pháp điều trị viêm khớp háng hiệu quả nhất hiện nay
1. Chondroitin trong tự nhiên và bào chế thuốc
Chondroitin là thành phần tự nhiên có sẵn trong cơ thể người. Cụ thể, đây là thành phần chính của sụn có nhiệm vụ xây dựng mô liên kết của cơ thể và giúp cho các khớp chịu được lực tác động của cơ thể.
Vậy trong cơ thể, tác dụng của chondroitin là gì? Việc của nó là giữ nước, tạo dịch bôi trơn và tăng độ linh hoạt cho khớp và mô. Không những thế, nó còn giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng đi nuôi sụn khớp, giúp sụn trở nên vững chắc và mềm dẻo.
Chondroitin bôi trơn và tăng liên kết cho sụn khớp
Trong bào chế thuốc, chondroitin được dùng một mình hoặc kết hợp với glucosamine để sản xuất thuốc trị bệnh viêm khớp, chống đông máu, bệnh tăng lipid máu, bệnh thiếu máu cục bộ và điều trị thoát mạch. Ngoài ra, thuốc chứa thành phần chondroitin còn được dùng cho người bị cholesterol cao, điều trị loãng xương, bệnh tim. Có thể kết hợp chondroitin với thuốc sắt để trị bệnh thiếu máu căn nguyên thiếu sắt.
2. Công dụng và liều dùng của thuốc chứa thành phần chondroitin là gì?
2.1. Công dụng của thuốc chứa chondroitin
2.1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp
Hợp chất chondroitin có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh lý xương khớp vì nó tham gia vào cấu trúc của màng tế bào đồng thời chính là nguyên liệu không thể thiếu cho tái tạo xương và mô sụn.
Một điều không thể bỏ qua nữa là chondroitin ức chế chất trung gian làm thoái hóa sụn khớp là enzyme lactase đồng thời kích thích quá trình tổng hợp glycoprotein proteoglycan. Vì thế, chondroitin cũng được chỉ định điều trị thoái hóa khớp, hư khớp.
2.1.2. Phòng ngừa ung thư
Với công dụng này, nhiều người vẫn không hình dung được vai trò của chondroitin là gì. Thực tế cho thấy ở sụn vi cá mập, hoạt chất chondroitin sulfate ức chế angiogenesis khiến cho tân mạch không được tạo ra nên khối u bị kìm hãm phát triển.
Cũng chính vì lý do này mà hợp chất chondroitin được dùng để hỗ trợ điều trị cho một số bệnh ung thư. Tuy nhiên, riêng ung thư tuyến tiền liệt cần thận trọng vì việc dùng chondroitin có thể gây tái phát hoặc khiến khối u lan ra.
2.1.3. Phòng và điều trị bệnh lý về mắt
Đã có nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng chondroitin tạo ra một độ nhớt phù hợp để nuôi dưỡng tế bào giác mạc, chống lại tình trạng khô mắt. Không những thế, hợp chất này còn hạn chế mỏi mắt, bảo vệ độ trong của giác mạc và thủy tinh thể.
2.1.4. Phục hồi chấn thương sau chơi thể thao
Chondroitin giúp bảo tồn và kích thích tạo sụn mới, tăng khả năng linh hoạt cho khớp đồng thời kiểm soát phản ứng viêm của cơ thể. Vì thế, hợp chất này có tác dụng giảm đau, cải thiện khả năng tự phục hồi và chức năng thể chất cho khớp. Mặt khác, chính chondroitin còn giảm đau mỏi khớp ở người chơi hoặc bị chấn thương do chơi thể thao.
Với người không bị viêm khớp thì dùng chondroitin và glucosamine sẽ bảo tồn sụn, cải thiện chức năng thể chất, hoạt động và tự hồi phục của khớp.
Chondroitin hỗ trợ phục hồi chấn thương do chơi thể thao
2.2. Liều dùng chondroitin
Thuốc chondroitin có thể dùng đường uống với bệnh viêm xương khớp, liều dùng khoảng 200 - 400mg, 2 - 3 lần/ngày hoặc 1000 - 1200mg nhưng chỉ uống 1 lần/ngày.
Có thể kết hợp chondroitin với một số loại thuốc bôi ngoài da cho người bị bệnh viêm xương khớp bằng cách thoa hỗn hợp này lên vùng bị bệnh trong 8 tuần.
Tùy vào từng đối tượng bệnh nhân mà liều dùng chondroitin có thể khác nhau. Cần dựa trên thực trạng sức khỏe, độ tuổi và một số vấn đề khác để có chỉ định phù hợp. Đây là lý do để việc dùng chondroitin cần có chỉ định từ bác sĩ.
3. Tác dụng phụ và một số điều cần thận trọng khi sử dụng thuốc chondroitin
3.1. Tác dụng phụ có thể gặp phải
Việc sử dụng thuốc chondroitin có thể gặp một số tác dụng phụ:
- Táo bón.
- Rụng tóc.
- Tiêu chảy.
- Phù mi mắt, chân.
- Đau dạ dày.
- Hen suyễn.
Không phải mọi trường hợp dùng chondroitin đều gặp tác dụng phụ này và cũng có trường hợp gặp phải tác dụng phụ khác không được đề cập đến ở trên. Vì thế, khi chưa rõ tác dụng phụ của chondroitin là gì thì không nên tự ý dùng thuốc.
3.2. Thận trọng trước khi dùng chondroitin
Trước khi dùng thuốc chondroitin nên thận trọng với một số vấn đề sau:
- Chọn bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, không nên để thuốc trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao.
- Không dùng chung chondroitin và thuốc NSAID, thuốc chống đông máu, thuốc salicylat để tránh nguy cơ chảy máu.
- Thai phụ, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em là đối tượng chống chỉ định với thuốc chondroitin.
- Người bị hen suyễn cần thận trọng khi dùng thuốc để tránh làm bệnh thêm trầm trọng.
- Người bị bệnh đông máu cần chú ý liều lượng sử dụng thuốc.
- Nên dùng thuốc sau bữa ăn kết hợp với uống nhiều nước để thuốc dễ hấp thu vào cơ thể.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết công dụng của chondroitin là gì và được chỉ định sử dụng phù hợp
Đối với phòng và điều trị bệnh xương khớp thì so với dùng riêng, việc dùng chondroitin kết hợp cùng glucosamine sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều. Đặc biệt, nếu biết dùng liều lượng phù hợp thì hai chất này sẽ mang lại hiệu quả cải thiện, bảo vệ chức năng sụn khớp tốt nhất.
Để bổ sung hợp chất chondroitin, ngoài việc dùng thuốc thì có thể dùng sụn động vật như: cá mập, bò, lợn,... hoặc lựa chọn thực phẩm chức năng có kết hợp 3 thành phần chondroitin, glucosamine và MSM; sụn cá mập;...
Nói chung, đến thời điểm hiện tại, độ an toàn của thuốc chondroitin vẫn đang cần được nghiên cứu sâu hơn. Vì thế, khi đưa ra quyết định sử dụng thuốc cần cân nhắc giữa tác dụng đạt được với nguy cơ có thể xảy ra. Mặt khác, thuốc có thể tương tác với một số tình trạng sức khỏe, một số loại thuốc đang dùng. Do đó, điều không thể bỏ qua là cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc chondroitin.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!