Các tin tức tại MEDlatec
Chụp X-quang ổ bụng thường được bác sĩ chỉ định khi nào?
- 23/07/2020 | Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có thể phát hiện các bệnh lý nào?
- 18/07/2020 | Cẩm nang mọi thông tin quan trọng ai cũng cần về chụp CT ổ bụng
- 25/07/2020 | Chụp CT ổ bụng được bác sĩ chỉ định thực hiện khi nào?
1. Chụp X-quang ổ bụng được thực hiện khi nào?
Tia X sử dụng trong kỹ thuật chụp X-quang là dạng tia bức xạ, được máy tập hợp thành chùm chiếu qua ổ bụng của người bệnh với các hướng chiếu khác nhau. Đặc điểm của tia X là có thể đi xuyên qua hầu hết cơ quan trong cơ thể, song có những vùng mô dày đặc sẽ hấp thụ nhiều tia X hơn, có màu trắng trên ảnh chụp.
Chụp X-quang ổ bụng cho phép quan sát cấu trúc và các cơ quan bên trong ổ bụng
Mô mềm, ít dày đặc hơn sẽ hấp thụ ít tia X hơn, cho tia đi qua nhiều hơn, có màu xám trên ảnh chụp. Tia X đi hoàn toàn qua không khí, nên ảnh chụp trong phổi có màu đen hơn.
Chụp X-quang ổ bụng cho phép bác sỹ quan sát cấu trúc bên trong gồm các cơ quan: dạ dày, lá lách, gan, đại tràng, ruột non, cơ hoành và các cơ ngăn cách giữa vùng bụng và ngực. Thường để quan sát cụ thể hình ảnh một cơ quan trong ổ bụng, bệnh nhân cần chụp X-quang với các vị trí khác nhau, tia X truyền khác nhau. Trong y học, khi chụp X-quang ổ bụng để tìm kiếm vấn đề bệnh lý liên quan đến thận, niệu quản hoặc bàng quang thì được gọi là KUB.
Chụp X-quang ổ bụng được chỉ định tìm nguyên nhân gây đau bụng, buồn nôn liên tục
Chụp X-quang ổ bụng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Tìm nguyên nhân gây triệu chứng ở bụng như: chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, ói mửa liên tục. Chụp X-quang ổ bụng thường là kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng đầu tiên được chỉ định, sau đó có thể cần các xét nghiệm khác (chụp CT, siêu âm, pyelography tiêm tĩnh mạch,…) để tìm kiếm vấn đề cụ thể hơn.
- Tìm sỏi trong túi mật, thận, bàng quang hoặc niệu quản.
- Tìm khí tự do trong ổ bụng.
- Tìm nguyên nhân gây đau lưng dưới 2 bên cột sống (sườn) thông qua đánh giá kích thước, hình dạng và vị trí của gan, thận, lá lách.
- Tìm vị trí và kích thước vật bị nuốt hoặc đưa vào khoang cơ thể.
- Xác nhận vị trí thích hợp của thiết bị, đặc biệt là ống trong điều trị như: ống nuôi dưỡng trong dạ dày, ống thông dùng để lọc máu, ống dẫn lưu dạ dày (ống thông mũi), shunt dẫn lưu dịch từ não vào dạ dày,…
2. Các tư thế và quy trình chụp X-quang ổ bụng
Tùy theo mục đích đánh giá cơ quan hay tìm kiếm bất thường trong ổ bụng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện theo tư thế phù hợp. Quy trình chụp X-quang tại các cơ sở khám chữa bệnh về cơ bản là giống nhau.
2.1. Tư thế chụp X-quang ổ bụng
Gồm các loại tư thế sau:
Tư thế nằm ngửa: Tia X-quang được chiếu từ trước ra sau, ảnh chụp ghi nhận ở sau lưng bệnh nhân.
Tư thế thẳng đứng: Tia X-quang đi từ sau ra trước, bệnh nhân được hướng dẫn đứng thẳng, bụng áp sát vào phim. Đây là tư thế chụp X-quang ổ bụng sử dụng nhiều nhất.
Tư thế nằm nghiêng sang trái hoặc phải: Tia X-quang chiếu từ trước ra sau, phim chụp ghi nhận ở sau lưng.
Ảnh chụp X-quang hệ tiết niệu
Với chụp X-quang không chuẩn bị, khí hơi trong ống tiêu hóa có vai trò là chất phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên khi ống tiêu hóa bị xẹp hoặc chứa dịch dẫn đến không có hơi trong ổ bụng, ảnh chụp X-quang sẽ rất khó quan sát.
2.2. Các bước chụp X-quang ổ bụng
Bước 1: Chuẩn bị
Trước khi chỉ định chụp X-quang, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai. Kỹ thuật chẩn đoán này sẽ không được thực hiện bởi tia X-quang tiếp xúc với thai nhi có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Bạn cũng được yêu cầu tháo các vật dụng trang sức kim loại trong người để tránh làm nhiễu ảnh chụp. Tùy theo kỹ thuật chụp X-quang không chuẩn bị hoặc chuẩn bị, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn và xếp lịch chụp phù hợp.
Thông thường, bạn sẽ được chụp X-quang trong phòng chụp riêng biệt với kỹ thuật viên xử lý điện quang hoặc bác sĩ chuyên khoa thực hiện.
Bước 2: Tiến hành chụp
Bệnh nhân cần có giấy chỉ định chụp X-quang ổ bụng của bác sĩ, nhân viên kỹ thuật hoặc bác sỹ thực hiện sẽ dựa trên chỉ định này để xác định bộ phận, tư thế chụp phù hợp với chẩn đoán lâm sàng.
Khi bước vào phòng chụp, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn quy trình và các việc cần thực hiện. Sau khi điều chỉnh máy móc chụp, bệnh nhân được hướng dẫn tư thế chụp đúng theo kỹ thuật. Khi mọi điều chỉnh hoàn tất, cửa phòng chụp được đóng để ngăn ngừa bức xạ, sau khi xong, bệnh nhân được hướng dẫn chờ nhận kết quả.
Chụp X-quang cho kết quả rất nhanh
Bạn có thể chưa nhận được kết quả ngay lập tức bởi kỹ thuật viên cần phải điều chỉnh độ tương phản và hình ảnh rõ nét trên phim chụp X-quang giúp chẩn đoán dễ dàng nhất. Nếu ảnh chụp chưa đạt chất lượng, hình ảnh ổ bụng không rõ nét, bạn có thể phải thực hiện chụp lại một lần nữa.
Bước 3: Nhận kết quả và tư vấn
Thông thường phòng chụp X-quang sẽ chỉ trả kết quả chụp cho bạn và bác sỹ trực tiếp điều trị, bác sĩ có trình độ chuyên môn và nắm được tình trạng bệnh của bạn sẽ có phán đoán, chẩn đoán chính xác nhất.
Tia bức xạ X trong chụp X-quang được điều chỉnh xuống mức thấp nhất, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới sức khỏe người chụp. Tuy nhiên vẫn có mức độ phóng xạ nhất định mà người chụp phải tiếp nhận, vì thế chỉ đi chụp khi có chỉ định của bác sĩ, không nên chụp quá nhiều và thường xuyên.
Chụp X-quang không gây biến chứng nào, tuy nhiên bạn có thể thấy khó chịu khi nằm trên bàn chụp cứng, phải giữ tư thế chụp nín thở và đứng yên khá lâu. Nếu gặp bất cứ khó khăn gì, hãy thông báo với kỹ thuật viên để được hỗ trợ.
Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn gặp vấn đề trong quá trình chụp
Chụp X-quang ổ bụng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh quan sát, giúp tìm kiếm vấn đề bệnh lý hoặc bất thường cấu trúc và các cơ quan ổ bụng nhanh chóng, chính xác. Mọi thắc mắc liên quan đến kỹ thuật này cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp, khách hàng hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!