Các tin tức tại MEDlatec
Chuyên gia giải đáp: Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ bị lây hay không?
- 09/10/2020 | Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau mắt đỏ
- 05/06/2020 | Bệnh đau mắt đỏ: nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa
- 25/02/2021 | Bác sĩ tư vấn: Đau mắt đỏ cần kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?
1. Những kiến thức cơ bản về bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ còn được gọi là viêm kết mạc. Đây là bệnh lý về mắt phổ biến, thường xảy ra khi thời tiết giao mùa. Bệnh không quá nguy hiểm và chỉ cần chú ý chăm sóc cũng như tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ, bệnh sẽ sớm được đẩy lùi.
Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa
1.1. Một số biểu hiện phổ biến của bệnh đau mắt đỏ như sau:
-
Bệnh nhân bị sưng và đỏ 1 hay 2 mắt, nhiều trường hợp bị sưng cả mí mắt.
-
Tình trạng ngứa có thể xảy ra ở cả 2 mắt hoặc chỉ ngứa 1 bên mắt.
-
Người bệnh khó chịu ở mắt vì cảm giác cộm mắt giống như đang có sạn trong mắt.
-
Gỉ mắt nhiều hơn bình thường, buổi sáng thức dậy, mắt bị dính chặt vì quá nhiều rỉ mắt.
-
Một số trường hợp có thể bị sốt nhẹ và xuất hiện hạch nổi dưới cằm kèm theo tình trạng đau họng.
1.2. Những nguyên nhân gây đau mắt đỏ
Thông thường, có hai nhóm nguyên nhân gây bệnh chính. Đó là đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn (do vi nấm, do virus) và tình trạng đau mắt đỏ do không nhiễm khuẩn (chẳng hạn như do dị ứng, do nhiễm hóa chất, do tình trạng khô mắt vì giảm bài tiết nước mắt).
1.3. Phương pháp điều trị bệnh đau mắt đỏ
Để điều trị đau mắt đỏ, các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc uống và thuốc tra mắt cần thiết, phù hợp với tình trạng bệnh. Một số loại thuốc có thể được kể đến như thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, nước mắt nhân tạo, thuốc tra mắt,...
Cần phải tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ và nếu có những vấn đề bất thường thì cần phải đến khám để bác sĩ có biện pháp khắc phục sớm. Không nên tự điều trị bằng việc tự mua thuốc hoặc áp dụng những biện pháp điều trị không khoa học dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.
Dùng chung khăn mặt với người bệnh sẽ có khả năng lây nhiễm bệnh
Bên cạnh đó, người bệnh nên lưu ý những điều sau:
Nên có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Bổ sung thêm chất đạm, chất béo và tinh bột để tăng sức đề kháng, nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin. Không nên kiêng quá mức khiến cơ thể mệt mỏi vì thiếu chất.
Bạn nên nghỉ ngơi và cần ngủ đủ giấc, tốt nhất nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử chẳng hạn như điện thoại, tivi, máy tính,…
Trong trường hợp cần thiết phải ra ngoài, cần bảo vệ đôi mắt cẩn thận, có thể sử dụng kính mắt và những vật dụng trang bị khác để mắt không phải tiếp xúc quá nhiều với khói bụi.
Người bệnh tuyệt đối không để mắt bị bẩn, không dùng tay dụi mắt để phòng ngừa nguy cơ tổn thương giác mạc.
2. Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ bị lây bệnh hay không?
Bệnh đau mắt đỏ là bệnh có thể lây, tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy, nhìn vào người bị đau mắt đỏ bị lây. Chúng ta biết rằng, loại virus gây ra căn bệnh này có thể tồn tại ngoài môi trường trong 2 ngày. Vì thế, khi người khỏe mạnh vô tình chạm tay vào đồ vật có chứa virus thì khả năng bị lây bệnh là rất cao. Ở những thời điểm giao mùa, khi độ ẩm không khí tăng lên thì khả năng lây truyền bệnh cũng cao hơn. Từ mùa hè đến cuối mùa thu, có nguy cơ cao bị bùng phát dịch bệnh
Dùng chung thuốc nhỏ mắt cũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh
2.1. Những đường lây của bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ có thể lây truyền qua những con đường sau:
Khi vô tình tiếp xúc với rỉ mắt, nước mắt,... của người bệnh, bạn sẽ có khả năng lây nhiễm bệnh.
Lây nhiễm qua đường hô hấp: Khi tiếp xúc với người bệnh, giọt nước bọt, nước mũi của họ bắn trong không khí và người khỏe mạnh vô tình hít phải sẽ có nguy cơ cao bị lây bệnh.
Dùng chung một số vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, khăn tắm, cốc nước hay bát đũa,… Hoặc tiếp xúc với những đồ vật có chứa vi khuẩn lây nhiễm bệnh như nút bấm cầu thang, tay nắm cửa,…
Qua đường quan hệ tình dục.
Như vậy, nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ bị lây bệnh là quan điểm không có căn cứ. Vì thế, chỉ đeo kính và vẫn tiếp xúc với người bệnh thì sẽ không thể phòng bệnh hiệu quả. Khi ho và nói chuyện, người bệnh vẫn có thể lây truyền bệnh cho bạn.
Lưu ý, khi bị đau mắt đỏ mà chưa có triệu chứng, người bệnh vẫn có thể lây nhiễm sang cho người khác. Ngay cả sau khi khỏi bệnh một tuần, họ cũng vẫn còn có khả năng lây truyền bệnh.
2.2. Cách phòng tránh nguy cơ lây bệnh
Những thông tin trên cho thấy, đau mắt đỏ là một căn bệnh rất dễ lây lan và rất dễ bùng phát thành dịch. Vì thế, khi phải tiếp xúc với người bệnh, bạn cần phải hết sức cẩn thận để tránh lây nhiễm.
Dụi mắt khiến bệnh nghiêm trọng hơn
Nên chú ý những điều sau để giảm tối đa nguy cơ lây bệnh:
Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người đang bị đau mắt đỏ, chẳng hạn như khăn mặt, bàn chải, bát đũa, điện thoại, nước nhỏ mắt,…
Vệ sinh và sát khuẩn những khu sinh hoạt chung với người bệnh như bàn ghế, tay nắm cửa và sàn nhà.
Trong trường hợp sờ vào những đồ dùng này, bạn nên rửa tay sát khuẩn, tuyệt đối không đưa lên mũi, miệng, mắt để tránh bị nhiễm bệnh.
Nếu vợ hoặc chồng bị bệnh cần tránh “chuyện chăn gối”.
Người bệnh không nên dụi mắt và hàng ngày cần phải sát khuẩn kính mắt, không nên đeo kính áp tròng trong thời gian bị bệnh, nên hạn chế đến nơi công cộng để tránh lây cho người xung quanh.
Nên phơi khăn mặt, quần áo dưới ánh nắng trực tiếp và giữ gìn vệ sinh nhà cửa để luôn được thoáng mát, sạch sẽ.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ bị lây bệnh hay không? Mọi thắc mắc, bạn có thể liên hệ đến số 1900 56 56 56 để được chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!