Các tin tức tại MEDlatec
Cúm A ở trẻ nhỏ: Cách điều trị và phòng ngừa bệnh
Key: cúm a ở trẻ nhỏ
Cúm A ở trẻ nhỏ: Cách điều trị và phòng ngừa bệnh
Trẻ nhỏ rất dễ nhiễm cúm A và cũng có nguy cơ cao gặp biến chứng bệnh do sức đề kháng kém. Dưới đây là những hướng dẫn dành cho các bậc phụ huynh về cách chăm sóc và phòng tránh cúm A ở trẻ nhỏ.
1. Triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ
Trẻ thường nhiễm cúm A khi giao mùa với những triệu chứng bệnh thường gặp như sau:
Trẻ nhỏ rất dễ nhiễm cúm A
- Sốt cao.
- Đau nhức đầu.
- Đau họng.
- Ho nhiều.
- Cơ thể mệt mỏi, dễ bị nôn trớ.
- Sổ mũi.
Những triệu chứng này thường không quá nghiêm trọng và dễ nhầm lẫn với tình trạng cảm lạnh hoặc chủng cúm khác nhau nhưng lại rất dễ chuyển biến nghiêm trọng trong một thời gian ngắn.
Một số triệu chứng cảnh báo tình trạng cúm A ở trẻ nhỏ đã ở mức nghiêm trọng và các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám:
- Trẻ chán ăn, bỏ bú.
- Thở nhanh.
- Li bì.
- Chân tay lạnh.
- Sốt cao, co giật.
- Mất nhận thức.
2. Cúm A ở trẻ nhỏ bao lâu thì khỏi?
Cúm A rất phổ biến và dễ dàng gây biến chứng ở trẻ nhỏ, tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng vì cúm A ở trẻ nhỏ có thể khỏi nếu trẻ được chăm sóc, điều trị đúng cách.
Những triệu chứng bệnh sẽ cải thiện sau khoảng 7 đến 10 ngày
Thông thường, trẻ có thể khỏi bệnh sau 7 đến 10 ngày. Sau khoảng 5 ngày tính từ khi khởi phát, các triệu chứng bệnh sẽ giảm rõ rệt, nhất là tình trạng sốt, đau đầu, sổ mũi. Một số biểu hiện bệnh như mệt mỏi và ho thường diễn ra trong khoảng vài ngày sau.
Nếu triệu chứng cúm A kéo dài nhiều hơn 7 ngày và trẻ không có biến chuyển tích cực, thậm chí những biểu hiện của bệnh nghiêm trọng hơn, cha mẹ nên đưa con đi khám sớm để kịp thời xử trí biến chứng.
3. Cách điều trị cúm A ở trẻ nhỏ
Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho con hoặc áp dụng các bài thuốc truyền miệng chưa được khoa học chứng minh,... Cách tốt nhất là đưa trẻ đi khám và thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà:
- Cách ly trẻ với mọi người xung quanh để tránh lây nhiễm virus. Bên cạnh đó, mẹ nên hướng dẫn trẻ che tay khi hắt hơi hoặc ho, tránh để virus phát tán, từ đó, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác. Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ cũng cần thực hiện những cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh như rửa tay bằng xà phòng hay đeo khẩu trang,...
Mẹ cần đo nhiệt độ cho trẻ liên tục
- Nếu trẻ sốt quá cao mà không được xử trí sớm, sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tăng nguy cơ tử vong. Do đó, mẹ nên đặc biệt lưu ý về việc theo dõi thân nhiệt cho trẻ. Nếu thấy nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột và có những biểu hiện bất thường đi kèm thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến viện để được bác sĩ kiểm tra.
Theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên, giúp trẻ hạ sốt đúng cách. Nếu trẻ sốt cao đột ngột kèm theo triệu chứng bất thường, cần ngay lập tức đưa con đi khám.
- Những triệu chứng của bệnh thường khiến trẻ biếng ăn. Do đó, cha mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng để trẻ có đủ năng lượng và tăng cường sức đề kháng, chống lại sự tấn công của virus. Lưu ý:
● Cho con ăn những món ăn mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa như súp hay các loại cháo,...
● Đảm bảo nấu chín kỹ cho trẻ.
● Nên cho trẻ ăn ngay khi món ăn còn ấm.
● Chia nhỏ thành nhiều bữa để trẻ dễ ăn và không có cảm giác sợ ăn.
- Khi sốt cao, cơ thể có nguy cơ bị mất nước. Chính vì thế, mẹ nên cho con uống nhiều nước hơn bình thường. Nếu trẻ còn nhỏ và đang bú mẹ, mẹ hãy tăng cữ bú cho trẻ.
- Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên để giúp trẻ giảm nghẹt mũi và cảm thấy dễ chịu hơn.
- Nên chú ý theo dõi lượng nước tiểu cũng như tần suất đi tiểu của trẻ để có thể phát hiện sớm biểu hiện mất nước và xử trí kịp thời.
- Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm và ở nơi kín gió, cho trẻ mặc những bộ đồ rộng rãi và có chất liệu thấm hút tốt.
- Dùng thuốc cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
4. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện? Phòng cúm A ở trẻ nhỏ bằng cách nào?
Nếu chăm sóc đúng cách, trẻ có thể hồi phục tốt. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh đột ngột diễn biến nặng và trẻ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn thứ phát,... và gặp nguy hiểm đến tính mạng. Trẻ dưới 2 tuổi và những trẻ mắc bệnh mạn tính thì nguy cơ gặp phải biến chứng sẽ cao hơn những trẻ em khác. Chính vì thế, khi cha mẹ cần cảnh giác với bệnh cúm A ở trẻ nhỏ và nên đưa con đến viện nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện sau:
Nên đưa trẻ đi khám nếu có biểu hiện bất thường
- Trẻ sốt cao, trên 39 độ C. Sau khi dùng thuốc hạ sốt, trẻ vẫn không hạ thân nhiệt.
- Sốt cao và sốt kéo dài trên 3 ngày.
- Có hiện tượng co giật.
- Trẻ mất nhận thức, li bì.
- Chán ăn, bỏ bú.
- Thường xuyên nôn trớ.
- Thở nhanh.
- Chân tay lạnh.
Để phòng tránh cúm A ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau:
- Cho trẻ đi tiêm phòng cúm theo hướng dân của Bộ Y tế. Phương pháp này là cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Lưu ý, mẹ hãy tìm hiểu thông tin và đưa con đến những cơ sở y tế đáng tin cậy để đảm bảo được tiêm vắc xin chất lượng, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng.
- Hướng dẫn và nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn, đồng thời dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng. Tuy nhiên, cần dùng nước muối sinh lý đúng cách và không nên lạm dụng.
- Không nên để trẻ có thói quen đưa tay lên miệng và mũi để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, không gian vui chơi, các loại đồ chơi và đồ dùng cá nhân của trẻ bằng nước nóng, dung dịch tẩy rửa để hạn chế virus gây bệnh cho trẻ.
- Cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất.
- Xây dựng thói quen sống lành mạnh cho trẻ để tăng cường sức đề kháng.
Trên đây là những thông tin về bệnh cúm A ở trẻ nhỏ, đặc biệt là cách chăm sóc trẻ và phòng ngừa bệnh cho trẻ. Nếu còn thắc mắc hoặc muốn đặt lịch khám sớm cho trẻ, mời các bậc phụ huynh liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!