Tin tức
Trẻ bị cúm A: Thông tin cần biết để phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh sớm
- 10/02/2025 | Tiêm vacxin cảm cúm cho người lớn: Thời điểm phù hợp và địa chỉ tiêm phòng uy tín
- 10/02/2025 | Vắc xin cúm của nước nào tốt nhất? Nên ưu tiên tiêm loại nào?
- 10/02/2025 | Triệu chứng quan trọng để phân biệt cúm A cúm thường chính xác
- 10/02/2025 | Test cúm A có những phương pháp nào? Quy trình thực hiện ra sao?
- 10/02/2025 | Cúm A/H1pdm có nguy hiểm không? Triệu chứng và phương pháp chẩn đoán
1. Tìm hiểu chung về cúm A
Việc hiểu rõ tính chất và cách thức lây truyền của cúm A sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong công tác phòng tránh, phát hiện và điều trị sớm. Cụ thể như sau:
1.1. Khái quát bệnh lý
Cúm A được xếp vào nhóm bệnh lý truyền nhiễm gây ra bởi 4 chủng virus cúm A chính, bao gồm virus A/H1N1, A/H5N1, A/H7N9 và A/H3N2. Khi gặp môi trường thuận lợi, cúm A có thể bùng phát thành dịch. Theo đó, cúm A có xu hướng phát triển mạnh khi thời tiết giao mùa như từ mùa đông chuyển sang mùa xuân. Dù vậy, hiện nay cúm A thường xuất hiện quanh năm. Ngay cả khi thời tiết đang trong mùa hè, số nhiễm cúm vẫn rất cao.
Trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch kém,... là những đối tượng dễ bị nhiễm cúm A.
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm cúm A
1.2. Khả năng lây lan
Virus cúm A thường tồn tại lên đến 48 giờ khi bám vào bề mặt ngoài môi trường, ở điều kiện nhiệt độ thường. Đặc biệt, nếu nhiệt độ môi trường đạt ngưỡng 4 độ C, chúng có thể sống sót hơn 1 tháng, thậm chí là tồn tại đến vài năm trong điều kiện đóng băng. Virus cúm A dễ bùng phát khi môi trường hội tụ các yếu tố thuận lợi.
Tương tự như phần lớn các loại cúm khác, cúm A có khả năng lây lan qua khi chúng ta tiếp xúc với dịch mũi, giọt bắn,... trong quá trình giao tiếp, tiếp xúc với người bệnh. Bên cạnh đó, virus cúm A còn có khả năng bám vào bề mặt bên ngoài môi trường, dễ xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta tiếp xúc.
2. Triệu chứng khi trẻ bị cúm A
Triệu chứng ở trẻ bị cúm A thường là ho, chảy nước mũi, hắt hơi, cảm thấy đau tại vùng họng, đau đầu, đau nhức cơ, nhạy cảm với ánh sáng, sốt cao,... Những triệu chứng này khiến phụ huynh hay nhầm lẫn với bệnh lý nhiễm trùng hô hấp khác.
Hắt hơi, sổ mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ bị cúm A
3. Biến chứng có thể xuất hiện ở trẻ bị cúm A
Cúm A ở trẻ chủ yếu là thể nhẹ. Nếu phát hiện sớm, hầu hết trẻ chỉ cần điều trị tại nhà. Mặc dù vậy, vẫn có một số trẻ diễn biến bệnh lý theo hướng nghiêm trọng, dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, hen phế quản, viêm cơ tim,... thậm chí tử vong.
Vì vậy khi hiện trẻ bị nhiễm cúm, cha mẹ cần cẩn thận trọng theo dõi, đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm.
Viêm cơ tim là biến chứng có thể xuất hiện ở trẻ bị cúm A
4. Chẩn đoán và điều trị cúm A ở trẻ
Có nhiều phương pháp chẩn đoán cúm A và việc điều trị sẽ được điều chỉnh theo từng trường hợp, cụ thể:
4.1. Chẩn đoán
Bởi triệu chứng của cúm A dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khác nên ngoài việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định thêm một vài xét nghiệm khẳng định cần thiết như:
- Xét nghiệm RT-PCR: Kỹ thuật hỗ trợ kiểm tra cũng như phân loại virus cúm. Sau khoảng 4 đến 6 giờ phân tích, bệnh nhân sẽ nhận kết quả.
- Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang: Hiệu quả không cao bằng xét nghiệm RT-PCR nhưng thời gian trả kết quả tương đối nhanh.
- Xét nghiệm RIDTs: Trả kết quả sau 10 đến 15 phút. Tuy nhiên, độ chính xác của phương pháp test nhanh này không cao bằng xét nghiệm chuyên sâu khác.
- Xét nghiệm huyết thanh: Chủ yếu ứng dụng trong nghiên cứu, xác định virus gây cúm, không thực sự phổ biến như những phương pháp chẩn đoán khác.
Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ làm xét nghiệm cần thiết
Ngoài chẩn đoán thông qua triệu chứng, xét nghiệm cần thiết, bác sĩ có thể kết hợp việc điều tra lịch sử dịch tễ học.
4.2. Điều trị
Thường sau khoảng 7 đến 10 ngày điều trị, trẻ bị nhiễm cúm A sẽ khỏi bệnh. Trong phần lớn trường hợp, trẻ chỉ cần điều trị tại nhà thông qua việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc được chỉ định sử dụng chủ yếu có tác dụng kháng virus, ngăn ngừa quá trình lây lan của virus cúm A, giảm nhẹ triệu chứng.
Bên cạnh dùng thuốc, ba mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể trẻ nhanh phục hồi.
5. Lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị cúm A
Trong quá trình chăm sóc cho trẻ bị nhiễm cúm A, ba mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
- Đối với trẻ vẫn bú mẹ: Mẹ cần chia nhỏ cữ bú, cho trẻ bú thành nhiều lần trong ngày để tăng cường khả năng phục hồi sức khỏe cho trẻ.
- Trường hợp trẻ đã ăn dặm: Ba mẹ hãy ưu tiên cho trẻ ăn các loại đồ ăn dễ tiêu hóa như cháo, món hầm, súp lỏng.
- Trường hợp nhận thấy trẻ mệt mỏi, chán ăn, bạn nên tìm cách chia nhỏ bữa ăn trong ngày để trẻ vẫn có thể hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
- Bổ sung đầy đủ cho trẻ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết là protein, tinh bột, chất béo, chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và khoáng chất.
- Để giúp trẻ phục hồi nhanh hơn, ba mẹ nên bổ sung tăng cường cho bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, bao gồm cả protein thực vật và động vật.
- Cho trẻ ăn nhiều trái cây, nước ép từ trái cây, rau củ giàu vitamin.
- Khuyến khích trẻ uống nước, bao gồm cả nước lọc và nước trái cây chứa nhiều vitamin, ngăn chặn tình trạng mất nước.
- Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng dùng thuốc, không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định.
Nước cam giàu vitamin C hỗ trợ đề kháng cho trẻ bị cúm A
6. Cách phòng ngừa cúm A cho trẻ
Trẻ trên 6 tháng tuổi trở lên cần được tiêm vắc xin phòng cúm A theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế. Cho đến nay, đây vẫn là biện pháp phòng ngừa virus cúm A hiệu quả nhất cho trẻ em và đối tượng dễ bị nhiễm cúm. Một địa chỉ tiêm phòng chất lượng các bậc phụ huynh có thể tham khảo và lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Cũng theo khuyến cáo của giới chuyên gia, hầu hết virus cúm A đều không chịu được nhiệt độ cao trên 60 độ. Mặt khác, virus cũng trẻ bị tiêu diệt khi tiếp xúc với một số chất tẩy rửa chứa thành phần Iodine và Formalin. Chính vì thế hàng ngày, ba mẹ cần chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ.
Bên cạnh đó, ba mẹ có thể chủ động phòng ngừa cúm A cho trẻ thông qua thực hiện một vài biện pháp sau:
- Không nên cho trẻ đến tiếp xúc với người lạ, đến nơi đông người hoặc đến vùng dịch cúm A đang bùng phát.
- Nếu trẻ phải ra ngoài thì cần đeo khẩu trang đầy đủ.
- Khuyến khích trẻ rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn hàng ngày.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ.
- Rèn luyện cho trẻ thói quen tập luyện thể dục, cải thiện thể chất và khả năng miễn dịch.
- Luôn chú ý theo dõi biểu hiện của trẻ, cho trẻ đi khám sức khỏe kịp thời nếu nhận thấy triệu chứng khác thường.
Nhìn chung, nếu nghi ngờ trẻ bị cúm A, ba mẹ cần thận trọng theo dõi, cho trẻ đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và hướng dẫn điều trị. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
![bác sĩ lựa chọn dịch vụ](/media/35762/file/image_2024-10-25_15-20-17.png)