Các tin tức tại MEDlatec
Da mặt bị ngứa và sần sùi là do đâu? Điều trị như thế nào?
- 30/06/2023 | Da mặt sần sùi nhiều mụn cám: Nguyên nhân và cách điều trị
- 01/04/2024 | Bị nấm trên da mặt do đâu, xử trí bằng cách nào?
- 01/01/2024 | Vảy nến da mặt: dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị
- 01/11/2023 | Chàm da mặt - làm sao để chữa trị hiệu quả?
- 01/12/2023 | [Góc tư vấn] Da mặt bị cháy nắng làm sao để trắng lại?
1. Nguyên nhân và biểu hiện của tình trạng da mặt bị ngứa và sần sùi
Da mặt bị ngứa và sần sùi có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân với những biểu hiện khác nhau.
Nguyên nhân
Da mặt bị sần sùi và ngứa ngáy có thể do những nguyên nhân sau:
● Dị ứng mỹ phẩm: Các sản phẩm có chứa nồng độ cồn cao, chất bảo quản, hương liệu,… dễ gây kích ứng hoặc không phù hợp với da mặt sẽ dẫn đến tình trạng ngứa, nổi mẩn đỏ, bong tróc, sần sùi.
● Da thiếu nước: Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước dẫn đến tình trạng khô, da mất độ bóng dẫn đến nứt nẻ, sần sùi, ngứa ngáy, xỉn màu và dễ bong tróc.
● Dị ứng thời tiết: Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến da mặt ngứa, sần sùi là do dị ứng với thời tiết. Khí hậu thay đổi khiến da mặt mất cân bằng độ ẩm và gây ra tình trạng kích ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, phù nề.
● Dị ứng thực phẩm: Một số trường hợp, cơ thể bị dị ứng với thực phẩm như hải sản, giá đỗ, đậu phộng,… và xuất hiện triệu chứng da mặt nổi mẩn, sưng ngứa, sần sùi.
● Stress: Da mặt bị ngứa, sần sùi còn có thể do stress, căng thẳng kéo dài. Căng thẳng không chỉ gây ra những vấn đề trên da mà còn làm thay đổi nội tiết tố và ảnh hưởng đến sức khỏe.
● Bệnh lý: Một số trường hợp cơ thể mắc bệnh chàm, vảy nến, viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc,… có thể gây ra tình trạng da mặt ngứa, sần sùi, bong tróc vảy.
● Thay đổi nội tiết tố: Ở các giai đoạn như dậy thì, mang thai, cho con bú, chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh,… nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ dẫn đến bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường yếm khí cho vi khuẩn phát triển mạnh. Khi đó, da mặt xuất hiện tình trạng viêm nhiễm dẫn đến ngứa, sần sùi, sưng đỏ.
Da mặt ngứa, sần sùi có thể do tác động từ bên ngoài hoặc bệnh lý
Biểu hiện
Một số biểu hiện trên da khi xảy ra tình trạng mẩn ngứa, sần sùi là:
● Bề mặt da trở nên thô ráp, nhăn nheo, bong tróc, nhất là các vị trí như cằm, má, trán, cánh mũi,…
● Da thiếu độ đàn hồi, kém mịn màng.
● Thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến người bệnh dễ đưa tay lên gãy hoặc chạm vào da mặt, nguy cơ cao làm tổn thương dẫn đến chảy máu hoặc nhiễm trùng.
● Da mặt có thể nổi những nốt mụn nước li ti, sưng đỏ.
● Gương mặt nhợt nhạt, thiếu sức sống.
● Tình trạng da mặt bị ngứa và sần sùi không chỉ gây mất thẩm mỹ khiến nhiều người mất đi sự tự tin vốn có mà đôi khi còn gây đau rát, khó chịu.
Da có hiện tượng bong tróc, ngứa ngáy, sần sùi, kém mịn màng
2. Cách điều trị da mặt bị ngứa và sần sùi bằng nguyên liệu tự nhiên
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên để khắc phục tình trạng da mặt bị ngứa và sần sùi được nhiều người áp dụng. Phương pháp này không chỉ giúp cải thiện tình trạng da sần sùi, bong tróc, ngứa ngáy mà còn ít tác dụng phụ, lành tính và ai cũng có thể áp dụng. Nếu bạn đang gặp tình trạng da mặt ngứa, sần sùi thì có thể áp dụng một số cách dưới đây.
Sữa tươi và cám gạo
Sự kết hợp giữa sữa tươi và cám gạo là công thức tuyệt vời để cải thiện nhanh chóng tình trạng da khô ráp, bong tróc, sần sùi. Hỗn hợp này không chỉ có tác dụng cấp ẩm mà còn bổ sung dưỡng chất quan trọng cho da, giúp da được nuôi dưỡng từ sâu bên trong.
Trộn 2 muỗng cám gạo và 2 muỗng sữa tươi không đường vào 1 cái bát rồi khuấy đều hỗn hợp. Sau khi rửa sạch mặt với nước ấm thì thoa hỗn hợp dàn đều lên da và giữ nguyên khoảng 15 - 20 phút. Rửa lại một lần nữa với nước mát và dùng khăn mềm lau khô.
Mật ong và bột yến mạch
Mật ong kết hợp với bột yến mạch không chỉ giúp chống oxy hóa, giảm viêm mà còn cho hiệu quả tích cực trong điều trị tình trạng da mặt bị ngứa và sần sùi. Dùng 10g yến mạch xay nhuyễn rồi trộn đều với 1 muỗng mật ong. Trước khi thoa hỗn hợp lên mặt cần rửa sạch da với nước ấm. Sau khi thoa hỗn hợp, giữ nguyên khoảng 20 phút và kết hợp massage mặt nhẹ nhàng và rửa lại với nước mát.
Kết hợp bột yến mạch với mật ong để cải thiện tình trạng da mặt bị ngứa, sần sùi
3. Những lưu ý khi tự điều trị da mặt bị ngứa, sần sùi tại nhà
Đối với những trường hợp da ngứa, sần sùi và áp dụng những biện pháp điều trị tại nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
● Việc điều trị da ngứa, khô, sần sùi bằng nguyên liệu tự nhiên cần phải kiên trì trong thời gian dài thì mới mang lại hiệu quả.
● Cần kiểm tra phản ứng của cơ thể với các nguyên liệu sử dụng và đảm bảo an toàn, không xảy ra tình trạng kích ứng da.
● Nếu sử dụng mỹ phẩm, cần phải lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình da, có độ pH cân bằng và không chứa hóa chất.
● Không được bỏ qua việc chăm sóc da, cần làm sạch da bằng nước tẩy trang, tẩy tế bào chết 2 - 3 lần/tuần và tuyệt đối không quên dùng kem dưỡng ẩm mỗi ngày.
● Bảo vệ da tránh tiếp xúc với hóa chất, tia UV, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử.
● Uống nhiều nước và tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để nuôi dưỡng da và cấp ẩm cho da.
Nếu da mặt bị ngứa và sần sùi kéo dài, nứt nẻ gây đau nhức, khó chịu hoặc xảy ra tình trạng nhiễm trùng thì cần phải tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị. Không tự ý mua kem bôi, thuốc uống hay đắp bất kỳ sản phẩm gì lên mặt để tránh dẫn đến những biến chứng nặng nề trên da.
Tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách điều trị khi da mặt ngứa, sần sùi
Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn hoặc đặt lịch khám với bác sĩ Da liễu, hãy gọi ngay đến tổng đài của Hệ thống Y tế MEDLATEC theo số: 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!