Các tin tức tại MEDlatec
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật chụp CT phổi
- 07/07/2020 | Trước khi chụp CT phổi, nhất định bạn phải biết điều này
- 07/02/2020 | Chụp CT phổi hết bao nhiêu tiền, khi nào nên chụp?
- 17/06/2020 | Chẩn đoán các bệnh lý bằng phương pháp Chụp CT phổi
1. Chụp CT phổi là gì?
Nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia có tình trạng ô nhiễm không khí nằm ở mức báo động, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Đây chính là lý do lý giải cho tỷ lệ người Việt Nam mắc các bệnh lý liên quan đến phổi ngày càng gia tăng.
Chính vì vậy, kỹ thuật chụp CT vùng phổi đã ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của các phương pháp truyền thống, giúp cho việc chẩn đoán và tiên lượng tổn thương ở phổi một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
chụp CT vùng phổi khắc phục hạn chế của các phương pháp truyền thống, giúp phát hiện và chẩn đoán thương tổn ở phổi chính xác hơn
Ở kỹ thuật này, các kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh máy phát tia X đến bộ phận cơ thể cần kiểm tra, cụ thể là phổi của người bệnh. Máy chụp sẽ tiếp nhận những tín hiệu đó và xử lý, chuyển hóa về dạng hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều. Căn cứ vào những hình ảnh này, bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện và chẩn đoán tình trạng tổn thương của phổi.
Hiện nay, chụp CT vùng phổi được áp dụng khá rộng rãi, đặc biệt là trong công tác chẩn đoán, điều trị ung thư phổi tại hầu hết các bệnh viện trên toàn quốc.
2. Chụp CT phổi: ưu điểm và nhược điểm
2.1. Ưu điểm
Đối với việc đánh giá chi tiết tình trạng tổn thương thổi và phát hiện các đám mờ, chụp CT phổi được đánh giá đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt, kỹ thuật này cũng giúp hạn chế tối đa việc bỏ sót những thương tổn khó phát hiện.
Theo số liệu nghiên cứu cho thấy, có đến 30% thương tổn phổi bị bỏ sót trong phương pháp chụp X-quang. Tuy nhiên, chụp CT phổi có thể khắc phục điều này và mang lại nhiều lợi ích trong chẩn đoán, cụ thể như:
- Dễ dàng phát hiện những tổn thương ở phổi - điều mà có thể bị bỏ sót khi sử dụng phương pháp chụp X-quang.
- Phát hiện và xác định được chính xác vị trí cũng như kích thước và mức độ thương tổn ở phổi.
Chụp CT phổi đóng vai trò quan trọng trong y học ngày nay
2.2. Nhược điểm
Một trong những nhược điểm đáng chú ý của phương pháp chụp CT chính là việc người bệnh phải tiếp xúc với một lượng bức xạ nhất định. Do đó, nguy cơ bị nhiễm xạ là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng về vấn đề này bởi các chuyên gia chỉ ra rằng lượng phóng xạ trong mỗi lần chụp đều đảm bảo nằm trong ngưỡng cho phép.
Bệnh nhân chỉ nên thực hiện chụp CT khi thật sự cần thiết và có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Nên tránh chụp CT phổi 2 lần liên tiếp trong thời gian ngắn
Một vấn đề khác cần cân nhắc khi chụp CT phổi là tình trạng dị ứng thuốc cản quang. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể thực hiện tiêm thuốc cản quang trước khi chụp CT. Tuy nhiên, không phải ai cũng bị dị ứng mà điều này phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Tình trạng này thường xảy ra ở mức độ nhẹ và sẽ tự hết sau vài ngày.
Nhìn chung, những lợi ích mà chụp CT mang lại vượt xa những nguy cơ. Hơn nữa, với công nghệ hiện đại như ngày nay thì máy móc chụp CT cũng ngày càng được cải tiến để giảm thiểu nguy cơ rủi ro đối với người bệnh.
3. Chụp CT phổi có thể thực hiện với những đối tượng nào?
Như đã nói ở trên, tốt nhất chỉ nên thực hiện chụp CT khi có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh có thể chụp CT phổi để theo dõi được tình trạng sức khỏe của mình. Cụ thể như:
- Có người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư phổi.
- Những người thường xuyên hút thuốc lá trong thời gian dài, đặc biệt từ độ tuổi trên 50. Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về phổi.
Người thường xuyên hút thuốc lá trong thời gian dài nên chụp CT để phát hiện sớm các bệnh về phổi
- Người thường xuyên phải làm việc trong môi trường khói bụi hoặc chứa nhiều chất độc hại như hóa chất, phóng xạ,...
- Những đối tượng gặp phải tai nạn dẫn đến chấn thương nghiêm trọng vùng ngực, có khả năng gây thương tổn ở trung thất hoặc ở phổi.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến phổi như viêm phổi kẽ, viêm phế quản nặng,...
- Người có các biểu hiện như: khó nuốt thức ăn, khó thở thường xuyên, ho ra máu không xác định nguyên nhân cụ thể.
4. Chụp CT phổi - quy trình thực hiện
Đầu tiên, người bệnh cần cung cấp một cách đầy đủ và chính xác với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình bao gồm cả các biểu hiện lâm sàng và tiền sử bệnh (nếu có). Đặc biệt nếu bạn nghi ngờ mình có thai hoặc đang trong thai kỳ thì cần thông báo ngay với bác sĩ vì tia bức xạ từ chụp CT có thể làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Sau khi hoàn tất việc thăm khám ban đầu, nhân viên y tế sẽ cung cấp trang phục của bệnh viện để bệnh nhân thay đồ. Người bệnh cần lưu ý đồng thời tháo bỏ các vật dụng hay trang sức bằng kim loại trên người để không làm ảnh hưởng đến chất lượng chụp.
Với những trường hợp cần tiêm thuốc cản quang thì người bệnh phải nhịn ăn trước khi tiêm ít nhất từ 4 - 6 giờ.
Bệnh nhân chụp CT phổi có tiêm thuốc cản quang cần nhịn ăn trước đó tối thiểu 4 - 6 giờ
Sau khi đưa bệnh nhân vào phòng chụp, nhân viên chụp chiếu sẽ hướng dẫn cách thức chụp cũng như tư thế nằm sao cho thu được kết quả chuẩn xác nhất.
Do là phương pháp không xâm lấn nên bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường trở lại ngay sau khi chụp xong, trừ trường hợp đặc biệt sẽ được bác sĩ căn dặn riêng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu cần tư vấn, vui lòng liên hệ MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!