Các tin tức tại MEDlatec
Đau bụng giun ở trẻ em: Nguyên nhân - biểu hiện và cách chữa trị
- 23/08/2022 | Liệu uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không?
- 23/12/2022 | Nhiễm trùng não do giun sán có nguy hiểm không và cách điều trị
- 27/10/2022 | Hướng dẫn phụ huynh cách bắt giun kim ở bộ phận sinh dục nữ của trẻ
1. Cảm giác đau bụng giun và các biểu hiện thường gặp khi nhiễm giun
Giun thuộc họ ký sinh trùng, thường phải sống bám vào vật chủ để hút chất dinh dưỡng từ vật chủ. Các con đường lây truyền của giun là từ người này sang người khác, tiếp xúc với đất bị ô nhiễm (do phân của con người, vật nuôi chứa giun), ăn phải những thực phẩm có chứa ấu trùng hay trứng sán như thịt bò, thịt lợn sống,...
Việt Nam là nơi có khí hậu nóng ẩm và đây cũng là điều kiện khiến cho loài giun có cơ hội phát triển dễ dàng, gây ra nhiều bệnh lý cho con người. Kết hợp với đó là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay vẫn chưa được đảm bảo, tình trạng ăn các món tái, sống vẫn còn diễn ra nên giun sán sẽ dễ sinh sôi và xâm nhập vào cơ thể con người.
So với người lớn thì trẻ em dễ mắc giun sán hơn do trẻ vẫn chưa có ý thức về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, có thói quen đưa đồ chơi, đồ vật bẩn, đất cát vào miệng, không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn cũng như sau khi đi vệ sinh.
Tỷ lệ trẻ em ở Việt Nam bị nhiễm giun khá cao
Sau đây là những loại giun thường gặp nhất:
-
Giun đũa: ký sinh trong ruột non. Khi đi vào cơ thể người giun sẽ đẻ trứng, biến thành ấu trùng và phát triển thành giun trưởng thành tại ruột non. Loại giun này có thể gây biến chứng viêm ruột thừa, tắc ruột;
-
Giun tóc: tồn tại trong ruột già, gây ra các vấn đề như đi ngoài phân lỏng, rối loạn tiêu hóa, nghiêm trọng hơn là gây hội chứng lỵ, sa trực tràng;
-
Giun móc: xâm nhập vào cơ thể qua da lòng bàn chân, sau đó ký sinh trong đường tiêu hóa, cụ thể là chúng sẽ hút máu trên thành ruột non;
-
Giun kim: dễ gặp nhất ở trẻ em với các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, ngứa hậu môn, phân nhiễm máu hoặc chất nhầy, tìm thấy trứng trong phân.
2. Những dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm giun ở trẻ
Sau đây là những triệu chứng điển hình khi trẻ bị nhiễm giun:
-
Đau bụng giun: bụng quặn đau từng cơn. Vị trí đau có thể là ở bụng dưới, đau quanh rốn, đau vùng thượng vị, cơn đau lặp lại nhiều lần, bụng ỏng. Trong nhiều trường hợp khi giun chui vào trong ống mật còn khiến trẻ có biểu hiện bụng đau dữ dội, đột ngột nhất là vị trí hạ sườn phải và vùng thượng vị. Trẻ phải thay đổi tư thế cơ thể, nằm xuống dựng hai chân lên tường hoặc chổng mông lên để giảm bớt cơn đau bụng giun;
-
Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, đi ngoài ra máu,...;
-
Trẻ có thể đi ngoài ra giun, nôn ra giun, tắc ruột;
-
Khó ngủ vào ban đêm, quấy khóc, tè dầm, ngứa hậu môn;
-
Ở trẻ gái khi nhiễm giun còn có biểu hiện ngứa ngáy, mẩn đỏ vùng âm đạo;
-
Cơ thể gầy sút, thiếu hụt các khoáng chất và vitamin;
-
Biểu hiện thiếu máu, ho khan, thở khò khè.
Trẻ bị nhiễm giun thường có biểu hiện quấy khóc, khó ngủ, ngứa hậu môn
Khi tiến hành xét nghiệm trong phân của trẻ có thể phát hiện ra trứng giun. Cũng có những trường hợp thực hiện siêu âm thì nhận thấy có hình ảnh của giun trong đường tiêu hóa.
3. Cách điều trị chứng đau bụng giun ở trẻ em
Để điều trị tình trạng đau bụng giun cũng như các triệu chứng khác do nhiễm giun gây nên, các bậc phụ huynh cần áp dụng những biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Theo các chuyên gia y tế, cha mẹ nên:
-
Tẩy giun cho trẻ định kỳ: có thể thực hiện phương pháp này nếu:
-
Phát hiện trong phân của trẻ có trứng giun hoặc giun, trẻ có các biểu hiện ngứa hậu môn, nôn ra giun;
-
Trẻ trên 2 tuổi nên được tẩy giun định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc tiên tiến ít tác dụng phụ, có thể tiêu diệt nhiều loại giun khác nhau và trẻ trên 1 tuổi đã có thể tẩy giun được. Trẻ không cần nhịn ăn khi dùng thuốc tẩy giun và trước khi dùng các thuốc này cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn;
-
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, hướng dẫn trẻ cách rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn tại các thời điểm trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đồ chơi. Không chỉ riêng trẻ mà mọi thành viên trong gia đình đều cần phải thực hiện điều này;
-
Ăn chín, uống sôi, hạn chế đi chân đất vì điều này dễ khiến ấu trùng của giun móc chui vào lòng bàn chân. Tránh để trẻ bò dưới nền đất bẩn, dạy trẻ hình thành thói quen không đưa tay vào miệng, không cắn móng tay,...;
-
Vệ sinh sạch sẽ không gian sống, dùng nguồn nước sạch để nấu ăn, phòng ngừa và điều trị giun cho thú cưng trong nhà;
-
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Việc ăn uống thiếu khoa học có thể khiến trẻ bị thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, dẫn đến gầy sút, giảm sức đề kháng, chậm lớn,... kết hợp với tình trạng nhiễm giun sán sẽ càng khiến trẻ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng hơn;
-
Trong trường hợp các bậc phụ huynh phát hiện con em mình có các dấu hiệu và biến chứng do nhiễm giun sán như tắc ruột, áp xe gan, giun chui ống mật, nhiễm trùng đường mật,... hay khả năng cao bị nhiễm các loại giun khác như giun đũa chó mèo, giun lươn, giun chỉ,... thì cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đi viện khám và điều trị ngay.
Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách vệ sinh chân tay sạch sẽ để tránh nhiễm giun
Đau bụng giun không phải là hiện tượng hiếm gặp ở trẻ. Điều này thường xuyên xảy ra trong những năm tháng đầu đời của bé do bé chưa ý thức được việc phải giữ gìn vệ sinh cá nhân để không bị nhiễm giun. Vì vậy cha mẹ phải là người hướng dẫn trẻ cách vệ sinh tay chân hàng ngày, không để trẻ cho đồ vật vào trong miệng và nhớ lịch tẩy giun định kỳ của trẻ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!