Các tin tức tại MEDlatec
Đau cột sống lưng: các nguyên nhân, triệu chứng và cách ngăn ngừa
- 27/03/2023 | Gợi ý các bài tập chữa vẹo cột sống đem lại hiệu quả bất ngờ
- 10/04/2023 | Giải phẫu cột sống và những điều cần lưu ý
- 26/04/2023 | Chụp x quang toàn bộ cột sống để làm gì?
1. Đau cột sống lưng là gì?
Cột sống lưng vốn dĩ có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của con người bởi đây là trụ cột nâng đỡ, giúp chúng ta có thể đi đứng thẳng. Đồng thời, còn là nơi chứa hệ thống dây thần kinh, dây chằng để điều khiển và giúp các xương khớp được nối liền.
Cột sống giúp nâng đỡ, điều khiển cơ thể con người
Đau cột sống lưng là hiện tượng đau, tê ở cột sống lưng, có thể là những cơn đau cấp tính (đau một cách đột ngột, kéo dài vài tuần), cũng có thể là mạn tính (tiến triển theo một quá trình, kéo dài tới vài tháng) và tại bất cứ vị trí nào trên cột sống cũng có thể gặp, chẳng hạn: trên, dưới, giữa, một bên hoặc trái, hoặc phải.
Các cơn đau có thể âm ỉ, kéo dài, cũng có thể gây ra cảm giác nóng rát hoặc đau dữ dội. Một số trường hợp còn đau lan xuống vùng xương chậu, các chi hoặc gây tê bì chân tay.
Theo các thống kê, nghiên cứu, phụ nữ là đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với nam giới. Đây cũng là bệnh dễ gặp, thường ở những người lớn tuổi do sự thoái hóa tự nhiên của xương khớp song hiện nay, nhiều người trẻ tuổi cũng bị mắc.
2. Các nguyên nhân khiến đau cột sống lưng
Bệnh có thể xảy ra do những nhóm nguyên nhân có thể kể ra sau đây:
Từ những vấn đề thuộc bệnh lý
- Thoái hóa cột sống: là hiện tượng thường gặp và là sự thoái hóa tự nhiên của cơ thể con người. Tình trạng này dễ xảy ra hơn với những người ăn uống thiếu khoa học, lao động nặng nhọc, có thói quen đứng, ngồi sai tư thế,...
Đau có thể xuất hiện tại bất kỳ đâu trên cột sống
- Thoát vị đĩa đệm: với nguyên nhân có thể do lão hóa tự nhiên hoặc bị chấn thương, sai tư thế, hoặc do nguyên nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống.
- Viêm khớp: có thể ảnh hưởng tới tất cả các vị trí trên lưng, nhất là thắt lưng. Bệnh có thể gây ra những cơn đau mức độ nặng hoặc âm ỉ kéo dài, cùng với đó là khớp bị sưng lên.
- Ung thư: đặc biệt là ung thư tủy sống sẽ khiến cơ thể xuất hiện các cơn đau với mức độ dữ dội kèm theo nhiễm khuẩn, sốt,...
- Hẹp ống sống: là hậu quả của gai xương ở thân đốt sống. Các gai xương sẽ khiến tủy sống bị chèn ép, gây đau.
Từ các nguyên nhân khác
- Phụ nữ trong các giai đoạn thay đổi nội tiết tố hoặc cân nặng thay đổi: khi mang thai hoặc hành kinh, nhiều phụ nữ có thể xuất hiện hiện tượng đau cột sống lưng. Với những người thừa cân, áp lực lên cột sống và một số vị trí khác như: cổ, khớp gối,... tăng cao cũng dẫn tới đau.
Phụ nữ có thể gặp hiện tượng này trong thời kỳ kinh nguyệt
- Chấn thương: trong quá trình đi lại, lao động hoặc chơi thể thao, có thể bị ngã, va chạm khiến cột sống lưng bị tác động gây ra các cơn đau.
- Những người thường xuyên phải lao động nặng, đặc biệt là các hoạt động mang vác gây áp lực lớn lên cột sống lưng, lâu dần khiến chúng bị suy yếu và đau đớn.
- Các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày: Đây là nguyên nhân rất nhiều người gặp phải. Trong đó, điển hình là việc ngồi hoặc đi khom lưng, thường xuyên vắt chéo chân, ngồi xổm,... ảnh hưởng đến tình trạng lưu thông máu, dây chằng bị chèn ép, cột sống bị cong vẹo, lệch. Với những người ăn thiếu chất, hay dùng chất kích thích hoặc hay mệt mỏi, căng thẳng cũng có thể dẫn tới đau lưng.
Ngoài ra, nếu mắc các bệnh như: thận, phụ khoa, phình động mạch,... cột sống lưng cũng có thể bị đau.
3. Một số phương pháp có thể chữa đau cột sống lưng
Với một số trường hợp nhẹ và không liên quan tới các nguyên nhân bệnh lý, có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để giảm đau tạm thời:
Thay đổi thói quen ra khỏi giường khi ngủ dậy
Thay vì ngồi bật dậy ngay, bạn nên nằm lại khoảng 1 tới 2 phút để thư giãn các cơ sau một đêm. Sau đó, nghiêng người, chống tay xuống giường, từ từ nâng cơ thể dậy rồi mới đặt chân xuống đất. Điều này không chỉ giúp tránh co rút cơ mà còn có thể phòng ngừa đột quỵ, nhất là với những người có bệnh lý huyết áp, tim mạch.
Tắm bằng nước ấm:
Có thể giúp cơ thể được thư giãn, máu được lưu thông, xoa dịu cơ thể và các cơn đau.
Nằm ngửa
Là tư thế nằm đúng nhất, đảm bảo cho cột sống và khung xương không bị cong vẹo, được thư giãn, nghỉ ngơi, không phải chịu áp lực. Nằm ngửa cũng rất tốt cho cơ thể nói chung, không gây áp lực lên tim, nội tạng và còn giảm nguy cơ lão hóa. Vì vậy, hãy tập từ bỏ tư thế nằm nghiêng hoặc sấp.
Nghỉ ngơi
Hàng ngày hệ cơ xương khớp phải chịu rất nhiều áp lực từ các hoạt động sống của con người. Chính vì vậy, bạn cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để thư giãn, bảo vệ các bộ phận này.
Chườm
Có thể thực hiện chườm nóng hoặc lạnh để giảm cơn đau tạm thời.
Tập thể dục
Đặc biệt là một số bài tập yoga như: con châu chấu, thằn lằn, bọ cạp hay cầu vồng,... có thể giúp bạn khắc phục hiện tượng này.
Các bài tập đúng tư thế, kỹ thuật có thể tăng sức khỏe cho phần lưng, xương khớp
Mặc dù vậy, đây chỉ là những phương pháp khắc phục tạm thời. Như trên đã nói, đau cột sống lưng có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu thấy cột sống lưng bị đau, bạn nên tới các cơ sở y tế để khám, xác định đúng nguyên nhân nhằm điều trị hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín bạn có thể lựa chọn. Tại đây có đầy đủ các loại máy móc hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầy tâm huyết và nhiều năm kinh nghiệm, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về khám, tư vấn, thực hiện các thủ thuật liên quan tới cơ xương khớp.
MEDLATEC sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa bệnh của quý khách
Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc có nhu cầu khám sức khỏe cơ xương khớp, bạn hãy gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!