Các tin tức tại MEDlatec
Đau đầu kéo dài - Triệu chứng cảnh báo không nên bỏ qua
- 24/02/2025 | Vì sao đau đầu hay gặp, nhưng không được chủ quan
- 26/02/2025 | Đau đầu, tức mạn sườn phải, đi khám phát hiện ung thư
- 13/03/2025 | Đau đầu chóng mặt kéo dài, đi khám, người phụ nữ phát hiện phình động mạch não nguy cơ cao đột quỵ
- 04/04/2025 | Phát hiện nhồi máu não nguy hiểm từ dấu hiệu đau đầu tưởng “bệnh vặt”
- 15/04/2025 | Sốt, đau đầu, đi khám phát hiện bất thường nghiêm trọng ở mũi
1. Thế nào là đau đầu kéo dài?
đau đầu kéo dài là khi cơn đau xuất hiện với tần suất thường xuyên, tái diễn liên tục nhiều giờ, hoặc từ ngày này sang ngày khác. Triệu chứng đau đầu khó chịu này có thể đến từ nguyên nhân bệnh lý hoặc nguyên nhân không phải bệnh lý.
Tình trạng đau đầu kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung
2. Đau đầu kéo dài có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh gì?
Cơn đau đầu kéo dài có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý như:
- Viêm xoang: Người mắc viêm xoang thường bị đau kéo dài, tập trung ở vùng trán. Không những vậy, hai bên mũi, vùng giữa hai bên mắt và hai bên mũi cũng bị đau.
- Đau nửa đầu Migraine: Khiến người bệnh đau nửa đầu, kèm theo đó là triệu chứng buồn nôn, nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng.
- U não: Khối u hình thành trong não thường gây ra cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
- Cao huyết áp: Huyết áp tăng cao đột ngột có thể gây đau đầu khó chịu. Cơn đau có xu hướng kéo dài nếu bệnh nhân không áp dụng biện pháp can thiệp giúp giảm huyết áp.
- Nhiễm trùng não hoặc viêm màng não: Khiến người bệnh cảm thấy đau đầu, cơn đau tái diễn liên tục. Ngoài ra, thường kèm theo triệu chứng sốt, buồn nôn, cứng gáy.
- Bệnh lý về mắt: Người mắc bệnh lý về mắt như cận thị dễ bị đau đầu, cơn đau kéo dài, tăng khi mắt phải hoạt động liên tục.
- Rối loạn giấc ngủ: Người hay bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc thường cảm thấy đau đầu mỗi khi thức dậy. Ở những người bị mất ngủ mạn tính, cơn đau đầu có xu hướng kéo dài.
Khối u trong não có thể gây tình trạng đau đầu kéo dài
3. Nguyên nhân gây đau đầu kéo dài không phải do bệnh lý nguy hiểm
Bên cạnh ảnh hưởng của một số bệnh lý, đau đầu kéo dài còn đến từ nhiều nguyên nhân khác. Cụ thể là:
- Tình trạng căng thẳng: Nếu thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, lo âu thái quá, bạn có thể phải đối mặt với các cơn đau đầu khó chịu.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thói quen bỏ bữa, tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa Natri, chocolate, phô mai hay lạm dụng rượu bia là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu.
- Tiếp xúc với thiết bị điện tử trong thời gian dài: Khi làm việc với máy tính, xem TV, lướt web trên smartphone,... bạn cũng đồng thời tiếp xúc với ánh sáng xanh. Loại ánh sáng này có thể gây đau đầu, khó ngủ.
- Thiếu ngủ, thời gian nghỉ ngơi thay đổi: Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu, mệt mỏi.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Nhiều loại thuốc thường gây tác dụng phụ như đau đầu nếu dùng quá liều.
- Sự thay đổi của hormone trong cơ thể: Hormone ở nữ giới có xu hướng thay đổi khi mang thai, dùng thuốc tránh thai hoặc trong chu kỳ kinh. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp khiến chị em đau đầu.
Tiếp xúc liên tục trong thời gian dài với thiết bị điện tử dễ làm tăng nguy cơ đau đầu
4. Bị đau đầu khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu thường xuyên bị đau đầu kéo dài, bạn không nên chủ quan. Vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc bệnh lý nghiêm trọng nào đó như u não, viêm màng não,...
Theo đó, nếu cơn đau có xu hướng kéo dài dai dẳng từ 3 đến 4 ngày trở lên, bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe. Nhất là khi nhận thấy những triệu chứng kèm theo khác như sốt cao, nôn ói, cứng cổ,... bạn cần nhanh chóng nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế để được trợ giúp.
5. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị
Để điều trị chứng đau đầu kéo dài, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán để xác định nguyên nhân cụ thể.
5.1. Chẩn đoán
Thông qua thăm khám lâm sàng, khai thác triệu chứng và tiền sử bệnh lý, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định xét nghiệm, phương pháp chiếu chụp cần thiết để chẩn đoán, xác định nguyên nhân dẫn đến cơn đau đầu kéo dài. Trong đó, các kỹ thuật có thể được chỉ định là xét nghiệm máu, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI, điện não đồ, siêu âm xuyên sọ, lấy dịch não tủy,... Những kỹ thuật này cho phép bác sĩ phát hiện dấu hiệu bất thường nguy hiểm như độ co giãn của mạch máu não, khối u hình thành trong não, tình trạng nhiễm trùng não,...
Chụp CT vùng đầu giúp phát hiện dấu hiệu bất thường
5.2. Điều trị
Tùy vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, cơn đau đầu có thể được khắc phục thông qua những phương pháp dưới đây:
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Thích hợp áp dụng khi cơn đau đầu không đến từ nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng. Lưu ý khi dùng thuốc, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng và tần suất dùng, không lạm dụng thuốc trong thời gian dài.
- Điều trị bệnh lý: Tùy từng nguyên nhân gây đau đầu khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc cũng như phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Ví dụ nếu tình trạng đau đầu kéo dài đến từ nguyên nhân bệnh lý như u não, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị để loại bỏ khối u. Trường hợp không thể can thiệp phẫu thuật, bệnh nhân cần dùng thuốc theo chỉ định.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: Nếu hay bị đau đầu, bạn tốt nhất nên tránh thức khuya, làm việc và nghỉ ngơi điều độ.
6. Cách phòng ngừa các cơn đau đầu
Để phòng ngừa tình trạng đau đầu kéo dài, bạn hãy duy trì lối sống lành mạnh thông qua một số biện pháp dễ thực hiện như:
- Điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt theo hướng khoa học: Hàng ngày, bạn cần cố gắng ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.
- Áp dụng chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế tiêu thụ rượu, bia, cà phê, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, những loại thực phẩm cơ thể khó hấp thụ. Đồng thời, bạn nên ưu tiên bổ sung trái cây có thể kích thích tuần hoàn não như việt quất.
- Tránh xa căng thẳng: Để giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, bạn hãy cố gắng cân đối giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi, không nên quá lo nghĩ. Ngoài ra, tham gia bộ môn như Yoga, thiền, học cách hít thở sâu,... giúp cơ thể thư thái, thoải mái hơn.
- Bổ sung đủ nước: Khi cơ thể bị mất nước có thể gây thiếu dịch cơ thể gây nên triệu chứng đau đầu. Do vậy, việc bổ sung nước hàng ngày rất quan trọng, lượng nước cần bổ sung nên khoảng từ 2 lít/ngày, bao gồm nước lọc, nước trái cây, món canh,...
- Tập thể dục, thể thao vừa sức: Đây là cách đơn giản giúp kích thích khả năng lưu thông máu, giảm tình trạng căng thẳng, cải thiện thể chất hiệu quả.
- Chú ý bảo vệ vùng đầu: Khi tham gia giao thông hay tập luyện thể dục, thể thao, bạn nên mang đồ bảo hộ để bảo vệ vùng đầu để tránh chấn thương, gây đau đầu.
- Hạn chế tiếp xúc quá lâu với thiết bị điện tử: Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử như máy tính, smartphone, TV,... có thể gây tình trạng mất ngủ, khiến bạn đau đầu thường xuyên hơn.
Bạn nên áp dụng giờ giấc sinh hoạt khoa học để phòng ngừa các cơn đau đầu
Bên cạnh đó, bạn cần duy trì lịch khám sức khỏe định kỳ hằng năm hoặc khám bất kỳ khi nào cơ thể biểu hiện triệu chứng bất thường. Thông qua quá trình thăm khám, bác sĩ có thể phát hiện nguyên nhân gây đau đầu, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Nếu tình trạng đau đầu kéo dài không thuyên giảm, kèm theo các triệu chứng cảnh báo, bạn hãy tìm đến cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Thần kinh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được thăm khám và tư vấn điều trị. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!