Các tin tức tại MEDlatec

Dấu hiệu nhận biết u máu ở trẻ

Ngày 31/08/2023
U máu là một trong những bệnh lý lành tính, xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, ba mẹ cũng không được chủ quan mà cần phải tiến hành điều trị u máu sớm để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Vậy dấu hiệu nhận biết u máu ở trẻ là gì? Điều trị u máu ở trẻ như thế nào?

1. Tổng quan về căn bệnh u máu ở trẻ

U máu hay bướu máu là tình trạng tế bào lót trong thành mạch phát triển một cách bất thường. Đa phần các trường hợp u máu ở trẻ đều lành tính, có thể xuất hiện lúc vừa chào đời hoặc vài tuần sau khi sinh.

U máu ở trẻ phát triển như thế nào?

Tốc độ phát triển u máu ở trẻ sẽ có sự thay đổi tùy theo thời gian.

●       Giai đoạn 3 tháng, u máu phát triển và gia tăng kích thước nhanh chóng, khoảng 80% trường hợp đạt kích thước tối đa.

●       Đến khi bé đủ 1 tuổi, hầu hết các trường hợp, khối u máu sẽ ngừng phát triển và bắt đầu thu nhỏ kích thước. Quá trình này có thể tiếp diễn cho đến khi bé đạt 3,5 - 4 tuổi. Có khoảng 50% trường hợp u máu ở trẻ để lại vết sẹo trên da.

U máu xuất phát từ sự phát triển bất thường của tế bào lát thành mạch

Nguyên nhân dẫn đến u máu

Hiện nay, nguyên nhân chính xác dẫn đến hình thành u máu ở trẻ vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, tỷ lệ bé gái mắc bệnh cao hơn bé trai và dễ xuất hiện với những trẻ sinh thiếu tháng hoặc nhẹ cân. Ngoài ra, một số yếu tố được xem là nguy cơ cao dẫn đến sự hình thành của u máu ở trẻ là:

●       Di truyền.

●       Trong quá trình mang thai, mẹ bị nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn.

●       Rối loạn nội tiết tố hoặc hệ miễn dịch trong cơ thể.

●       Tác động từ môi trường: Hóa chất, chất phóng xạ, chất độc hóa học, thuốc lá,…

●       Chấn thương hoặc mắc các vấn đề liên quan đến mạch máu.

2. Phân loại

Tùy vào cơ chế hoặc vị trí hình thành màu máu có thể chia thành các dạng khác nhau.

Phân loại theo cơ chế hình thành

Dựa vào cơ chế hình thành, u máu ở trẻ chia là 2 loại:

●       U tế bào nội mạc mạch máu: là dạng u tăng sinh từ tế bào nội mạc lát thành mạch, tạo thành các ống mạch máu mới, có tốc độ phát triển nhanh và thường xuất hiện khi trẻ mới sinh.

●       U dị dạng mạch máu: là dạng u xuất hiện do các tế bào nội mạc không tăng sinh, không tạo thành các ống mạch máu mới, thường xảy ra ở tuổi trưởng thành. Những trường hợp mạch máu dị dạng cần phải điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. 

Phân loại theo vị trí hình thành

Dựa vào vị trí hình thành, u máu có thể chia thành 2 loại:

●       U trên da: là dạng u hình thành do mạch máu tích tụ trên hoặc dưới da và xuất hiện khi em bé còn trong bào thai. Bề mặt da sẽ nổi các nốt màu đỏ với kích thước tăng dần theo thời gian, có thể hình thành một mảng rộng.

●       U máu trong gan: là dạng khối u máu hình thành trong hoặc trên bề mặt gan. Tình trạng này thường xảy ra khi gan nhạy cảm với estrogen do sử dụng thuốc tránh thai.

U máu trong gan thường phát triển ở người trưởng thành

3. Dấu hiệu nhận biết u máu ở trẻ trên gan

Có thể nhận biết u máu trên da ở trẻ qua các cấp độ khác nhau, cụ thể:

●       Cấp độ 1: Da xuất hiện vết bớt phẳng, có màu đỏ, đỏ tím hoặc xanh nhạt. Dấu hiệu này có thể xuất hiện khoảng từ 7 - 10 ngày sau khi sinh.

●       Cấp độ 2: Da xuất hiện khối u nổi lên trên bề mặt có hình thù rõ ràng và dễ nhận biết.

●       Cấp độ 3: Khối u trên da có thể gia tăng kích thước tạo thành mảng lớn hoặc xuất hiện tình trạng vỡ ra hoặc biến chứng (hiếm gặp).

Có thể nhận biết u máu ở trẻ thông qua vết bớt đỏ hoặc xanh nhạt nổi trên da

Hầu hết, u máu ở trẻ xuất hiện tại các vị trí như mặt, cổ, lưng, ngực, sau tai, tay, chân với những hình dạng khác nhau. Màu sắc và kích thước sẽ có thể thay đổi tùy vào từng loại u máu. U máu không lây lan ra các bộ khác trên cơ thể cũng như từ người sang người. Trong trường hợp khối u tăng kích thước liên tục nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng:

●       Khối u vỡ ra, lở loét và chảy máu dẫn đến nhiễm trùng.

●       Hình thành sẹo lồi.

●       Tác động đến các cơ quan nằm gần khối u. 

4. Phương pháp điều trị u máu ở trẻ

Bác sĩ có thể nhận biết u máu ở trẻ thông qua các biểu hiện lâm sàng. Các phương pháp như X-quang, chụp CT, MRI hoặc siêu âm nhằm mục đích phát hiện khối u máu trên gan hoặc theo dõi sự phát triển của khối u máu trên da. Đồng thời đánh giá u máu có gây ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng hay không.

Về bản chất, có rất ít trường hợp u máu ở trẻ phát triển làm ảnh hưởng sức khỏe nên đa số sẽ để tự khỏi mà không cần áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào. Tuy nhiên, bé vẫn phải theo dõi sức khỏe thường xuyên để đảm bảo không có bất kỳ vấn đề gì xảy ra. 

Trong trường hợp u máu tăng kích thước nhanh chóng, bác sĩ có thể cân nhắc các phương pháp điều trị:

●       Sử dụng thuốc chẹn beta hoặc tiêm corticosteroid nhằm hạn chế sự phát triển của khối u và ngăn ngừa biến chứng.

●       Sử dụng tia laser thường được áp dụng với những bé ở khối u máu trong đường thở hoặc các khối u máu lở loét, hạn chế các thay đổi về kết cấu da.

●       Những trường hợp u máu gây tổn thương mô vĩnh viễn hoặc đe dọa các bộ phận xung quanh và có nguy cơ tái phát, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u.

Thông qua các dấu hiệu nhận biết u máu ở trẻ cũng những kiến thức liên quan, hy vọng có thể giúp ích cho ba mẹ trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc con. Nếu bé có hiện tượng xuất hiện u máu, tốt nhất ba mẹ nên cho trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng xử lý thích hợp.

Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng cơ thể xuất hiện u dị dạng mạch máu, u máu trong gan. Do đó, việc tầm soát thông qua các phương pháp cận lâm sàng giúp phát hiện sớm sự xuất hiện các khối u bên trong cơ thể và kịp thời xử lý, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về sau.

Cho trẻ đi khám nếu thấy u máu hình thành và phát triển nhanh chóng

Nếu bạn đang cần địa chỉ thăm khám, tầm soát u máu cho bé thì hãy liên hệ ngay với Chuyên khoa Ung bướu thuộc các cơ sở của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa với trình độ chuyên môn cao sẽ trực tiếp thăm khám, cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của bé, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp, hiệu quả.

Mọi thông tin cần tư vấn, ba mẹ có thể liên hệ đến tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 565656 sẽ có nhân viên tiếp nhận và hỗ trợ kịp thời.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.