Các tin tức tại MEDlatec
Dấu hiệu trẻ bị lồng ruột bố mẹ cần biết để kịp thời đưa con đi cấp cứu
- 06/12/2021 | Lồng ruột ở người lớn: dấu hiệu và phương pháp điều trị
- 27/02/2022 | Nguyên nhân lồng ruột ở trẻ em và phương án điều trị
1. Như thế nào là lồng ruột ở trẻ?
Lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột bên cạnh. Đây là một tình trạng cấp cứu ngoại khoa, xuất hiện ở nhiều lứa tuổi nhưng nhiều nhất là trẻ em từ 6 tháng tới 3 tuổi.
Khi lồng ruột, ruột bị tắc nghẽn, thức ăn bị ứ trệ nên rất dễ dẫn tới tắc ruột. Ngoài ra, mạch máu trong ruột cũng có nguy cơ bị tắc, khiến cho đoạn ruột bị lồng thiếu máu, viêm, sưng phù nề, có thể dẫn đến hoại tử, xuất huyết. Khi đoạn ruột bị lồng không được xử lý kịp thời thì trẻ có nguy cơ bị tử vong.
Lồng ruột ở trẻ thường để lại nhiều di chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời
2. Nguyên nhân trẻ bị lồng ruột là gì?
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị lồng ruột chẳng hạn như:
- Mẹ đang tập ăn dặm cho trẻ khiến ruột phải co bóp nhiều để tiêu hóa thức ăn, những đoạn ruột có sự chênh lệch kích thước rất dễ bị lồng.
- Trẻ em có khối u trong ruột, ung thư ruột, có túi thừa Meckel, polyp lòng ruột, từng mắc bệnh đường hô hấp.
- Hạch mạc treo ruột bị viêm, ruột viêm, dính kết ruột.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi, có cấu tạo ruột bất thường.
- Tiền sử gia đình có người bị lồng ruột.
- Hệ miễn dịch của con bị suy giảm, đặc biệt là thời tiết bắt đầu vào mùa đông.
3. Dấu hiệu trẻ bị lồng ruột mẹ cần nắm
Tùy theo từng giai đoạn mà lồng ruột ở trẻ có những dấu hiệu khác nhau. Mẹ chỉ cần để ý tới những thay đổi bất thường trên cơ thể con để cho con đi thăm khám và điều trị sớm.
Giai đoạn sớm
- Trẻ bỏ bú, chán ăn, khóc nhiều, đau bụng và không muốn chơi đùa như bình thường.
- Con khó chịu, dạ dày co thắt lên gối thường co lên, cơn đau xuất hiện theo từng đợt, cứ 15-20 phút một lần.
- Da trở nên xanh xao, tím tái.
Giai đoạn giữa
- Phân đổi màu nâu, có lẫn máu.
- Trẻ mệt lả, môi khô, mạch đập nhanh.
- Trẻ mất nước, mắt trũng, da nhợt nhạt.
- Sốt cao, khối u nhỏ xuất hiện ở dạ dày.
Giai đoạn muộn
- Trẻ nôn ói, da lạnh.
- Thở nhanh, mạch đập nhỏ.
- Lờ đờ, bắt đầu hôn mê, mất ý thức.
- Mất nước nghiêm trọng, sốc do nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
Trên đây là những dấu hiệu lồng ruột ở trẻ em mà bố mẹ cần lưu ý để có phương án can thiệp kịp thời. Ngoài đau bụng ra, nhiều trẻ không có nhiều dấu hiệu để bố mẹ nhận biết, vì thế mà việc chủ động quan tâm tới sức khỏe của con là vô cùng cần thiết.
Trẻ khóc thét, khó chịu, mạch đập nhỏ cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
4. Phương pháp chẩn đoán
Trẻ em dưới 2 tuổi thường chưa thể nói chuyện được nên việc chẩn đoán phụ thuộc vào những quan sát mà bố mẹ ghi lại được. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ thực hiện một số cách sau:
- Siêu âm bụng không gây đau đớn cho trẻ.
- Chụp X-quang bụng.
- Chụp CT ổ bụng.
Thông qua những hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ xác định được liệu trẻ có bị lồng ruột không, bị lồng ở vị trí nào và những tổn thương trong ruột có nghiêm trọng hay không?
5. Cách điều trị
Nhờ phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể của con mà việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.
Những trẻ em được phát hiện sớm sẽ được điều trị như sau:
- Tháo lồng hơi nước hoặc nước bằng máy chuyên dụng. Bác sĩ sử dụng ống thông có đường kính nhỏ vào đại trực tràng, bơm hơi nước từ ruột già sao cho đoạn ruột bị lồng trở về bình thường. Phương pháp này có tỷ lệ thành công cao nên thường được áp dụng đối với trẻ em và trẻ sơ sinh.
- Đặt ống thông mũi làm giảm áp lực bên trong ruột.
- Trẻ được phát hiện muộn không thể áp dụng biện pháp tháo lồng bằng hơi nước có thể được điều trị bằng cách:
- Phẫu thuật cắt nối ruột hoặc làm hậu môn nhân tạo.
- Dùng kháng sinh điều trị viêm nhiễm.
Trẻ em phát hiện muộn hơn 24 giờ cần được điều trị bằng cách:
- Phẫu thuật ngay để tránh trường hợp hoại tử ruột.
- Chăm sóc tích cực trước và sau khi phẫu thuật để hạn chế nguy cơ tử vong, giúp trẻ hồi phục thể trạng, hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm phổi, nhiễm trùng.
Nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể mắc một số biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng đường ruột.
- Hoại tử ruột, thủng ruột.
- Xuất huyết đường ruột, hội chứng ruột ngắn.
- Viêm phúc mạc.
- Thậm chí là tử vong.
Với bất kỳ dấu hiệu nào từ khó chịu, nôn, sốt cao cho tới thay đổi màu phân, bố mẹ cần cho con tới bệnh viện để được can thiệp kịp thời. Việc được điều trị sớm sẽ tăng hiệu quả điều trị và khả năng phục hồi của con cũng được cải thiện đáng kể.
Bố mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất nếu con có dấu hiệu sốt cao không thuyên giảm
Dấu hiệu trẻ bị lồng ruột ở giai đoạn đầu có thể khiến bố mẹ nhầm lẫn với một số bệnh lý thông thường. Nhiều phụ huynh nhầm tưởng có thể sử dụng thuốc hạ sốt để giảm cơn sốt hoặc tự ý sử dụng thuốc tại nhà, khiến cho bệnh tình của bé trở nên rất nghiêm trọng. Vì thế bố mẹ cần chủ động theo dõi sức khỏe của con, cho con thăm khám nếu phát hiện bất kỳ bất thường nào như sốt, nhịp thở thay đổi, con khóc thét, phân biến sắc…
Hiện nay, một trong những cơ sở y tế được rất nhiều phụ huynh tin tưởng và lựa chọn khám chữa bệnh cho bé chính là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại MEDLATEC, các bác sĩ giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị cho các con. Ngoài ra, máy móc và thiết bị y tế ở MEDLATEC được trang bị hiện đại như máy chụp cộng hưởng từ, máy nội soi, máy siêu âm, máy chụp cắt lớp vi tính, máy chụp MRI, máy chụp X-quang,... và Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ), giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh và hiệu quả hơn.
Nhiều phụ huynh tin tưởng và đánh giá cao MEDLATEC trong quá trình chăm sóc và điều trị các bệnh lý cho trẻ
Quý khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC, Tổng đài viên sẽ tư vấn, hỗ trợ đặt lịch thăm khám tại các cơ sở bệnh viện trên toàn quốc.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!