Các tin tức tại MEDlatec
Đau ngực sau khi hết kinh 1 tuần là bị làm sao, khắc phục bằng cách nào?
- 17/06/2024 | Đau ngực bên phải và những nguyên nhân thường gặp
- 27/06/2024 | Tại sao mẹ bầu hết đau ngực khi mang thai 5 tuần?
- 28/06/2024 | Giải thích nguyên nhân hiện tượng đau ngực khi tới tháng
1. Đau ngực sau khi hết kinh là như thế nào?
Đau ngực sau khi hết kinh 1 tuần có thể được hiểu là cảm giác đau ở vùng ngực, tồn tại đơn lẻ hoặc kèm theo các biểu hiện khác như:
- Cảm giác đau nhẹ hoặc dữ dội, có thể cảm nhận thấy ngay khi chạm vào ngực hoặc không chạm vào vẫn cảm thấy đau.
- Ngực căng tức, cảm thấy nặng nề, có thể đau lan xuống cánh tay hoặc lưng.
- Ngực trở nên nhạy cảm hơn, cảm thấy đau khi mặc áo ngực hoặc khi tiếp xúc với quần áo.
- Đau ở một bên ngực hoặc cả hai bên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.
Đau ngực sau khi hết kinh 1 tuần thường đi kèm một số biểu hiện khác, gây khó chịu và lo lắng
2. Tại sao bị đau ngực sau khi hết kinh 1 tuần?
2.1. Thay đổi hormone
Thay đổi hormone là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng đau ngực sau khi hết kinh 1 tuần. Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ thay đổi liên tục.
Kết thúc kỳ kinh, những hormone này thay đổi nồng độ đột ngột khiến cho mô ngực tăng nhạy cảm từ đó dễ có cảm giác đau, căng tức ngực.
2.2. Tăng trưởng của tuyến vú
Ở một số phụ nữ, các mô tuyến vú tiếp tục phát triển ngay cả sau khi chu kỳ kinh nguyệt đã kết thúc. Điều này thường xảy ra ở nữ giới trẻ tuổi, nhất là độ tuổi dậy thì vì đó là thời điểm cơ thể đang phát triển. Chính quá trình tăng trưởng ấy sẽ gây nên cảm giác căng tức và bị đau ngực sau khi hết kinh 1 tuần.
Ngoài ra, một số phụ nữ cũng có thể bị đau ngực ở những ngày đầu mang thai. Nếu kỳ kinh này ít hơn bình thường và trước đó có quan hệ tình dục nhưng không dùng biện pháp tránh thai thì đau ngực sau kỳ kinh có thể là dấu hiệu mang thai. Để chắc chắn hơn về khả năng này, bạn có thể thử thai bằng que thử thai hoặc xét nghiệm máu.
Tăng trưởng tuyến vú có thể gây đau ngực sau khi hết kinh
2.3. Dinh dưỡng và lối sống
Chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày có thể ảnh hưởng đến vùng ngực. Một số yếu tố như tiêu thụ quá nhiều caffeine, chế độ ăn nhiều chất béo hoặc thiếu vận động có thể góp phần gây đau ngực sau khi hết kinh:
- Tiêu thụ nhiều caffeine làm tăng nồng độ hormone estrogen nên dẫn đến đau ngực.
- Chế độ ăn nhiều chất béo tăng tích tụ mỡ trong mô vú nên dễ chèn ép và tạo ra cảm giác đau ngực sau khi hết kinh 1 tuần.
- Lối sống ít vận động gây hạn chế lưu thông máu và tăng nguy cơ đau ngực.
2.4. Tâm lý lo lắng, căng thẳng
Căng thẳng và lo lắng cũng có thể kích thích cảm giác đau ngực vì làm tăng hormone cortisol. Lúc này, cơ thể dễ phát sinh các phản ứng sinh lý trong đó có tình trạng đau và nhạy cảm ở ngực.
2.5. Bệnh lý liên quan đến ngực
Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân gây đau ngực sau khi hết kinh 1 tuần như viêm tuyến vú, u nang tuyến vú, khối u lành tính ở ngực,... Nếu gặp phải các triệu chứng như sưng, đỏ, tiết dịch từ núm vú, tốt nhất nên tới bác sĩ chuyên khoa khám để được chẩn đoán và điều trị ngay.
2.6. Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc hormone như thuốc tránh thai, liệu pháp hormone thay thế hoặc các loại thuốc điều trị khác có thể gây ra đau ngực sau khi hết kinh. Nguyên nhân của tình trạng này là do tác động của thành phần trong thuốc tới nồng độ hormone trong cơ thể.
2.7. Vấn đề về tiêu hóa
Đôi khi, các vấn đề tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản hoặc đầy hơi có thể làm tăng áp lực và gây đau ngực. Tuy đây triệu chứng đau ngực do vấn đề về tiêu hóa không có mối liên hệ nào với chu kỳ kinh nguyệt nhưng nếu xuất hiện cảm giác đau vào đúng thời điểm sau kỳ kinh thì rất dễ gây nhầm lẫn.
3. Biện pháp khắc phục tình trạng đau ngực sau khi hết kinh 1 tuần
3.1. Sử dụng biện pháp tự nhiên
Các biện pháp hỗ trợ tự nhiên sau có thể giúp giảm đau ngực tại nhà hiệu quả mà không cần đến thuốc giảm đau:
- Dùng túi đá hoặc túi chườm lạnh đặt lên vùng ngực trong 15 - 20 phút có thể giảm sưng và đau. Để thực hiện phương pháp này cần chú ý không đặt trực tiếp viên đá lạnh lên da mà cần cho vào khăn hoặc túi vải để tránh tình trạng bỏng lạnh.
- Sử dụng túi chườm nhiệt hoặc khăn ấm để chườm lên vùng ngực. Nhiệt độ ấm từ khăn hoặc túi chườm sẽ giúp cơ được thư giãn, nhờ đó mà cơn đau được xoa dịu.
- Uống trà thảo mộc như trà gừng, trà hoa cúc hoặc trà bạc hà có đặc tính chống viêm và giảm đau tự nhiên nên giúp thư giãn và giảm đau ngực.
3.2. Thay đổi áo ngực
Chọn áo ngực đúng kích cỡ và có đệm lót hỗ trợ có thể giảm bớt căng thẳng cho ngực:
- Áo ngực quá chật hoặc quá rộng rất dễ gây khó chịu và đau ngực. Vì thế, nên chọn áo ngực có kích cỡ phù hợp với ngực để tránh tình trạng này.
- Khi tập thể dục, hãy lựa chọn áo ngực thể thao để mặc. Điều này giúp giảm thiểu ảnh hưởng của chuyển động từ quá trình tập luyện tăng áp lực cho ngực, nhờ đó tránh được cơn đau vùng ngực.
Nhìn chung, hầu hết các trường hợp bị đau ngực sau khi hết kinh 1 tuần không xuất phát từ các vấn đề về sức khỏe mà chủ yếu do nội tiết tố chưa ổn định khiến vú và hạch bạch huyết bị sưng. Tuy nhiên, nên quan sát các biểu hiện đi kèm và thời gian kéo dài của triệu chứng này để phát hiện bất thường và thăm khám kịp thời.
Quý khách hàng có vấn đề về sức khỏe Sản phụ khoa cần thăm khám có thể liên hệ đặt lịch cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!