Các tin tức tại MEDlatec
Đau xương cụt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
- 21/11/2021 | Giải đáp khối lượng xương là gì? Duy trì khối lượng xương ra sao?
- 02/12/2021 | Điều trị loãng xương thế nào cho hiệu quả và cách phòng tránh
- 27/11/2021 | Bạn có biết tuổi xương là gì? Cách xác định tuổi xương như thế nào?
1. Đau xương cụt là bệnh gì?
Trong hệ thống xương cột sống của cơ thể người, xương cụt (hay đốt sống cụt) là phần xương thấp nhất, có nhiệm vụ nâng đỡ và ổn định cột sống. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa xương cụt và xương chậu giúp cơ thể được giữ thăng bằng khi ngồi. Đồng thời, các hoạt động của cơ thể trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn.
Vậy đau xương cụt là bệnh gì? Đó là khi chúng ta cảm thấy đau ở vùng xung quanh xương cụt. Cảm giác đau này có thể là âm ỉ, cũng có thể là đau nhói, nhất là khi ngồi, nằm hoặc hoạt động thể chất.
Đau xương cụt là cảm giác đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng xương cụt khi ngồi, nằm hoặc vận động
2. Nguyên nhân đau xương cụt
Đau xương cụt do nhiều nguyên nhân, được chia thành 2 nguyên nhân cơ bản:
Đau xương cụt do chấn thương
Chấn thương ở đây có thể do bên ngoài hoặc từ bên tron. Những chấn thương bên ngoài như té ngã (ngã về phía sau) sẽ khiến xương cụt bị tác động mạnh. Nếu nhẹ thì bầm tím, sưng đau, nhưng nếu gặp chấn thương nghiêm trọng thì có thể bị trật khớp, gãy xương.
Còn chấn thương từ bên trong thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ. Lúc này, các cơ và dây chằng ở xung quanh xương cụt bị căng, gây cảm giác đau. Bên cạnh đó, quá trình sinh nở, việc hỗ trợ sinh bằng các dụng y khoa cũng có thể gây sang chấn và đau xương cụt.
Nguy cơ đau xương cụt ở nữ giới cao gấp 5 lần nam giới do nữ giới phải mang thai và trải qua sinh nở
Đau xương cụt không do chấn thương
Trường hợp không gặp chấn thương nhưng bị đau vùng xương cụt khiến nhiều người không biết đau xương cụt là bệnh gì và tại sao lại đau. Theo đó, đây có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý xương khớp. Chẳng hạn như thoái hóa khớp, đĩa đệm, nhiễm trùng (áp xe pilonidal), u tủy sống, ung thư xương,…
Ngoài ra, người thừa cân hoặc thiếu cân cũng có thể bị đau xương cụt. Bởi thừa cân sẽ gia tăng áp lực lên vùng xương chậu và xương cụt khi ngồi. Còn thiếu cân thì mỡ mông không đủ dày, gia tăng sự cọ xát của xương cụt với mặt phẳng khi ngồi, nằm, gây ra hiện tượng đau.
3. Điều trị đau xương cụt
Hiểu được đau xương cụt là bệnh gì và nguyên nhân gây đau xương cụt thì việc điều trị sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.
Tùy nguyên nhân mà áp dụng phương pháp điều trị đau xương cụt tại nhà hoặc bệnh viện
Điều trị đau xương cụt tại nhà
Nếu tình trạng đau không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị đau xương cụt tại nhà sau:
-
Trường hợp đau xương cụt do chấn thương nhẹ, có thể dùng biện pháp chườm ấm hoặc chườm lạnh lên vùng xương cụt. Kiên trì thực hiện 4 lần/ ngày, mỗi lần 15 - 20 phút.
-
Nếu đau xương cụt do thói quen ngồi nhiều, ngồi không đúng tư thế thì cần thay đổi dần dần những thói quen này. Hạn chế ngồi, nhất là ngồi một chỗ trong thời gian dài.
-
Nếu công việc bắt buộc ngồi nhiều thì nên ngồi trên nệm mềm, êm hoặc trên gối có lỗ trống ở giữa để ngăn sự tiếp xúc giữa xương cụt với mặt phẳng.
-
Luân phiên ngồi bằng 2 bên mông để hạn chế áp lực trọng lượng cơ thể lên xương cụt. Tư thế ngồi tốt nhất là rướn người về trước.
-
Nếu đau xương cụt ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì có thể dùng thuốc giảm đau paracetamol. Nếu đau kèm sưng, phù nề thì dùng thuốc ibuprofen. Để an toàn, nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng.
-
Áp dụng liệu pháp xoa bóp và thư giãn các cơ gắn với xương cụt. Thao tác này được thực hiện thông qua trực tràng.
-
Thực hiện các bài tập kéo giãn, nắn chỉnh và cải thiện tư thế theo hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu.
-
Uống nhiều nước, tăng cường rau xanh và trái cây để phòng táo bón. Bởi trong một số trường hợp, táo bón và bệnh trĩ làm tăng áp lực ổ bụng và gây đau xương cụt.
Điều trị đau xương cụt tại bệnh viện
Nếu đã áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà mà tình trạng không thuyên giảm, người bệnh nên đi khám. Tuyệt đối không trì hoãn hoặc tự ý sử dụng thuốc giảm đau để tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Nếu bị đau xương cụt nghiêm trọng, nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định định điều trị
Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn đau xương cụt là bệnh gì, chẩn đoán nguyên nhân cụ thể và can thiệp điều trị tích cực.
-
Nếu người bệnh quá đau, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau tác dụng mạnh. Tùy tình trạng cụ thể mà có thể là thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Thuốc tiêm ở đây thường là thuốc gây tê cục bộ xương cụt, có tác dụng giảm đau vài tuần.
-
Ngoài ra, nếu đau xương cụt do bị trĩ, táo bón thì thuốc làm phần mềm phân cũng có thể được dùng để cải thiện tình hình.
-
Trường hợp đau xương cụt do bệnh lý xương khớp, dẫn đến chèn ép thần kinh, tủy sống, nghiêm trọng hơn là phá hủy sụn khớp thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.
-
Phẫu thuật có thể là cắt một phần xương cụt hoặc cắt bỏ hoàn toàn xương cụt. Phương pháp điều trị này hiếm gặp, chỉ áp dụng trong trường hợp đau xương cụt kháng trị.
-
Thời gian hồi phục sau cắt xương cụt là vài tháng hoặc một năm.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc nắm rõ đau xương cụt là bệnh gì và các phương pháp điều trị. Nếu đang gặp phải vấn đề tương tự, hoặc bất cứ tình trạng nào liên quan đến xương khớp, có thể đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Với đội ngũ y bác sĩ giỏi, chuyên môn cao và trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện MEDLATEC là địa chỉ uy tín và đáng tin cây cho mọi nhà, mọi người. Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56. Bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!