Các tin tức tại MEDlatec
Dị tật bàn chân khoèo và cách điều trị
- 31/08/2023 | Từ A đến Z về siêu âm phát hiện dị tật thai nhi
- 30/06/2023 | Sàng lọc dị tật thai nhi tuần 12 bằng những phương pháp nào?
- 30/06/2023 | Xét nghiệm dị tật thai nhi tuần 12: Phương pháp và lưu ý khi thực hiện
- 30/09/2023 | Mẹ bầu nên sàng lọc dị tật thai nhi ở đâu?
1. Bàn chân khoèo có nguy hiểm không?
Bàn chân khoèo kết quả từ một bất thường của xương sên. Tình trạng này có thể xảy ra đơn độc nhưng cũng có thể là một phần của một hội chứng, gây biến dạng bàn chân. Nhiều trường hợp hình thành dị tật này ngay khi còn trong bụng mẹ.
Dị tật bàn chân khoèo thường xảy ra từ rất sớm, có thể ngay trong thai kỳ
- Có thể phân loại bàn chân khoèo như sau:
+ Bàn chân bị đảo ngược phần phía sau.
+ Bàn chân bị biến dạng khép trong.
+ Bàn chân bị lật ngược và xoay trong.
- Có những trường hợp bàn chân khoèo vô căn và cũng có những người bị tật bàn chân khoèo kèm theo bệnh lý như viêm khớp, nứt đốt sống,...
- Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bàn chân khoèo. Rất có thể, tình trạng này là do áp lực bất thường từ bên trong tử cung. Những áp lực này có thể là do người mẹ dùng chất kích thích khi mang bầu, bị tiểu đường thai kỳ, chọc ối, vị trí thai nhi trong bụng mẹ không được thuận lợi, dây rốn chèn ép bàn chân của thai,...
- Khi mắc dị tật này, bàn chân của người bệnh sẽ rất khó khăn khi chuyển động, cổ chân giảm khả năng giữ cân bằng. Tùy từng trường hợp cụ thể mà mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng sẽ khác nhau. Với những trường hợp đi kèm với bệnh lý thì mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn nhiều, việc điều trị cũng khó khăn hơn. Các bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh chẳng hạn như nẹp cố định hay phẫu thuật gân gót.
Với những trường hợp trẻ bị bàn chân khoèo, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để được can thiệp sớm, ngay cả khi trẻ không bị đau đớn. Khi còn nhỏ, xương của trẻ còn mềm và sẽ dễ dàng can thiệp điều chỉnh. Càng lớn, xương càng cứng và hiệu quả điều trị sẽ thấp hơn. Hơn nữa, càng để lâu, dị tật bàn chân khoèo sẽ càng làm giảm khả năng vận động và kèm theo những cơn đau khớp, từ đó làm giảm chất lượng sống của người bệnh.
2. Điều trị bàn chân khoèo bằng những cách nào?
Tùy mức độ bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là những cách điều trị bàn chân khoèo:
2.1. Dùng băng keo dán cùng với nẹp cố định
Thường được áp dụng với những trường hợp đơn giản, chẳng hạn như bẹo vẹo gót ngoài. Phương pháp bảo tồn này nên được áp dụng sớm, ngay khi trẻ đạt 1 đến 2 tuần tuổi.
Lúc này, xương của trẻ rất mềm nên bác sĩ có thể nắn chỉnh lại cấu trúc của bàn chân. Tiếp đó, bác sĩ sẽ cố định bàn chân bằng băng keo và cuối cùng đeo nẹp. Tùy thuộc vào tình trạng cong gập của bàn chân mà thời gian đeo nẹp cũng sẽ khác nhau.
Trong quá trình điều trị, mỗi tuần trẻ cần được tái khám một lần để bác sĩ kiểm tra hiệu quả điều trị và chỉnh lại nẹp cho trẻ. Trong buổi khám lại, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cha mẹ cách tập luyện cho trẻ để bàn chân của trẻ có thể được phát triển bình thường sau khi đã nắn chỉnh.
2.2. Bó bột Ponseti
Phương pháp này cần được áp dụng ngay từ vài tuần đầu sau sinh để đạt được hiệu quả tốt nhất vì thời điểm này gân và dây chằng của trẻ rất mềm dẻo và dễ nắn chỉnh. Sau mỗi tuần, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tái khám.
Trẻ được bó bột để nắn chỉnh cấu trúc bàn chân
Sau khi tháo bột, trẻ cần mang nẹp liên tục cả ngày và đêm trong vòng 3 tháng. Sau đó, tiếp tục mang nẹp lúc khoảng vài tiếng trong ngày (khi trẻ đang ngủ) cho đến khi trẻ được 3 đến 4 tuổi. Lúc này, hệ xương bàn chân của trẻ đã gần như hoàn chỉnh.
Khi trẻ đang được đeo nẹp, các bậc phụ huynh cần lưu ý:
+ Kiểm tra xem chân của trẻ có bị phù nề hay bầm tím hay không.
+ Kiểm tra bột có bị tuột ra hay không.
+ Không để nước thấm lên bột, đặc biệt là nước tiểu. Hãy giữ bột luôn khô và sạch.
2.3. Phẫu thuật
Là phương pháp điều chỉnh lại cấu trúc bàn chân bằng cách cắt gân gót chân qua da. Cách điều trị này phù hợp với những trẻ đã bị biến dạng chân nghiêm trọng và các phương pháp điều trị bảo tồn không khả quan.
Đầu tiên, trẻ cũng được bó bột để điều chỉnh cấu trúc bàn chân, nhằm đảm bảo cho việc phẫu thuật thuận lợi và đạt kết quả tốt nhất. Giai đoạn bó bột có thể cần khoảng 8 tuần.
Sau khi đã đáp ứng đủ điều kiện để phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt gót chân cho trẻ. Sau phẫu thuật, trẻ cần được tiếp tục bó bột khoảng 3 tuần. Sau đó, trẻ sẽ được tháo bột và tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ. Để bảo toàn kết quả điều trị, trẻ cần mang nẹp cố định chân theo chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định với trường hợp nghiêm trọng
Để phòng ngừa dị tật bàn chân khoèo, người mẹ cần có lối sống tích cực để hạn chế nguy cơ gây tăng áp lực tử cung, chẳng hạn như áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp, không dùng chất kích thích, kiểm soát cân nặng, phòng ngừa tiểu đường thai kỳ,...
Các mẹ bầu cũng đừng quên khám thai định kỳ. Dị tật bàn chân khoèo có thể được phát hiện thông qua phương pháp siêu âm thai. Việc phát hiện sớm rất quan trọng để tìm ra hướng xử lý kịp thời và hiệu quả. Càng điều trị sớm thì dị tật bàn chân khoèo càng dễ được khắc phục. Ngược lại, những trường hợp nghiêm trọng, trẻ cần được can thiệp để nắn chỉnh, phẫu thuật.
Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám sớm để được điều trị kịp thời
Trên đây là một số thông tin về dị tật bàn chân khoèo và một số cách khắc phục. Nếu muốn được kiểm tra sức khỏe và đặt lịch khám, quý khách hàng có thể liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!