Các tin tức tại MEDlatec
Địa chỉ khám dạ dày ở Thanh Hóa uy tín, chất lượng
- 08/07/2022 | Giải đáp băn khoăn: Khám dạ dày là khám những gì?
- 13/04/2023 | Khám dạ dày là khám những gì và những ai nên khám dạ dày?
- 06/09/2024 | Ăn gì tốt cho dạ dày và tránh các cơn đau tái phát?
- 13/09/2024 | Uống gì tốt cho dạ dày và tăng cường sức khỏe đường ruột?
1. Khi nào cần đi khám dạ dày?
Dạ dày là cơ quan đóng vai trò quan trọng của hệ tiêu hóa. Nếu có tổn thương nào xảy ra tại dạ dày đều gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của cơ thể. Tình trạng dạ dày bất ổn kéo dài mà không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến thể trạng người bệnh mệt mỏi, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Khám dạ dày giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tiến hành điều trị đúng cách là biện pháp duy nhất để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa.
Nếu bạn có thói quen khám dạ dày định kỳ giúp sớm phát hiện các bất thường ngay cả khi bệnh chưa có biểu hiện triệu chứng nào. Tiến hành điều trị giai đoạn này sẽ đảm bảo hệ tiêu hóa không chịu ảnh hưởng xấu nào cũng như ngăn chặn hoàn toàn những biển chứng khác.
Một số biểu hiện hoặc người bệnh có những tiền sử bệnh sau cần đi khám dạ dày ngay:
- Bụng đau âm ỉ kéo dài đặc biệt là vùng thượng vị đau, đau bụng khi đói (thậm chí đau bụng ngay cả khi ăn no) hoặc ăn các đồ chua cay;
- Liên tục có cảm giác buồn nôn, ăn uống không ngon miệng, hay ợ chua, ợ nóng, bụng chướng, tiêu hóa khó;
- Nuốt nghẹn, khi ăn hoặc uống hay bị nấc;
- Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy diễn ra thường xuyên;
- Cân nặng giảm không nguyên nhân;
- Tiền sử nhiễm vi khuẩn HP hoặc trong gia đình có thành viên từng mắc ung thư tiêu hóa;
- Có chế độ dinh dưỡng hàng ngày nghèo nàn hoặc thường xuyên dung nạp vào cơ thể lượng chất đạm động vật lớn;
- Bệnh nhân có thói quen sử dụng thuốc lá, uống nhiều rượu bia hoặc thừa cân, béo phì, thức đêm khuya.
Đau bụng âm ỉ kéo dài là dấu hiệu cho biết bạn cần đi khám dạ dày sớm
2. Khám dạ dày diễn ra như thế nào?
Khám dạ dày có nghĩ là khám toàn bộ dạ dày bằng các phương pháp như:
- Dựa vào các triệu chứng lâm sàng: Căn cứ vào dấu hiệu bệnh, tiền sử bệnh, vị trí đau của bệnh nhân để gợi ý cho bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm, siêu âm hoặc các phương pháp thăm dò ổ bụng để khả năng chẩn đoán bệnh của bác sĩ được chính xác hơn;
- Nội soi dạ dày: Phương pháp này thường được thực hiện khi thăm khám dạ dày. Thông qua hình ảnh nội soi, bác sĩ có thể quan sát hình ảnh bên trong dạ dày một cách rõ nét, dễ dàng phát hiện các bất thường hoặc tổn thương ở dạ dày và tá tràng;
- Test hơi thở: Để phát hiện trong dạ dày của người bệnh có nhiễm vi khuẩn HP không, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống một viên thuốc UBIT và sau đó sẽ tiến hành kiểm tra hơi thở;
- Chụp X-quang: Bệnh nhân sẽ chụp X-quang có uống thuốc cản quang để chụp dạ dày. Phương pháp này giúp phát hiện được các bất thường như : thủng dạ dày, khối u dạ dày, hành tá tràng có biến dạng hay không thông qua hình ảnh X-quang;
- Xét nghiệm phân: Kết quả xét nghiệm phân giúp tìm vi khuẩn HP;
- Xét nghiệm máu tìm kháng thể: Đây cũng là một phương pháp để tìm vi khuẩn HP trong dạ dày thông qua máu. Trường hợp dạ dày có vi khuẩn HP, cơ thể lúc này sẽ sản sinh một loại kháng thể tương ứng với loại vi khuẩn này. Kết quả xét nghiệm máu phát hiện loại kháng thể này đồng nghĩa với dạ dày của người bệnh đã từng hoặc đang nhiễm HP;
- Siêu âm dạ dày: Kiểm tra dạ dày thông qua hình ảnh siêu âm. Phương pháp này it được sử dụng.
Nội soi là phương pháp khám dạ dày cho kết quả hình ảnh bên trong dạ dày một cách rõ nét, dễ dàng phát hiện các bất thường hoặc tổn thương
3. Những điều cần biết khi đi khám dạ dày
Để quá trình khám dạ dày diễn ra thuận lợi, thu kết quả chính xác, bệnh nhân trước khi đi khám cần lưu ý một số chú ý sau:
- Liệt kê đầy đủ các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử dị ứng thuốc, bệnh lý đang gặp cho bác sĩ trước khi khám bệnh;
- Nội soi dạ dày: Trước khi thực hiện nội soi bệnh nhân cần nhịn ăn tối thiểu 6 giờ, không uống tối thiểu 2 giờ, không dùng chất kích thích hoặc đồ uống có màu, chứa cồn, có ga. Không ăn hoặc uống, khạc nhổ mạnh trong vòng 30 phút sau nội soi. Nếu nội soi gây mê, người bệnh cần đi cùng người nhà để đảm bảo an toàn khi ra về;
- Chuẩn bị trước các câu hỏi để bác sĩ tư vấn chi tiết trong quá trình thăm khám và đọc kết quả.
Trước khi khám, bệnh nhân cần cho bác sĩ biết các loại thuốc đang sử dụng hoặc bệnh lý đang điều trị nếu có
4. Khám dạ dày ở Thanh Hóa uy tín, chất lượng
Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm khám và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Hệ thống Y tế MEDLATEC đã để lại dấu ấn về uy tín, chất lượng dịch vụ y tế vượt trội trong lòng người dân.
Bằng việc sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại như Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP từ Hội Bệnh học Hoa Kỳ; Các loại máy chẩn đoán hình ảnh hiện đại như X - quang, siêu âm, nội soi, MRI, CT Scan,... nhập khẩu từ Mỹ, Đức và Thụy Sỹ. Thừa hưởng những thế mạnh từ Hệ thống Y tế MEDLATEC, Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Hóa luôn được đánh giá cao và là địa chỉ khám dạ dày ở Thanh Hóa được nhiều người dân sống tại đây lựa chọn.
Đi khám dạ dày ở Thanh Hóa nhiều người dân lựa chọn đến Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Hóa
Để đặt lịch khám tại Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Hóa, Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 hoặc trực tiếp đến phòng khám có địa chỉ tại 12-14 Phạm Ngũ Lão, Đông Sơn, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa để được tư vấn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!