Các tin tức tại MEDlatec
Đừng vội xem nhẹ khi chỉ số đo huyết áp và nhịp tim bất thường
- 23/10/2024 | Máy đo huyết áp cơ: Ưu, nhược điểm và cách sử dụng
- 23/10/2024 | Huyết áp tâm trương cao do đâu, chẩn đoán và điều trị như thế nào?
- 29/10/2024 | Huyết áp cao có uống được lá vối không? Nên uống như thế nào?
1. Tìm hiểu về chỉ số đo huyết áp và nhịp tim
Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim đều là những dấu hiệu sinh tồn cơ bản của con người. Hai yếu tố này luôn có sự tác động qua lại và đều được dùng để làm căn cứ đánh giá tình trạng sức khỏe.
Chỉ số bình thường
Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch được tạo ra từ quá trình co bóp và giãn của tim được xác định thông qua 2 chỉ số: Huyết áp tâm thu và tâm trương.
Huyết áp tâm thu (mức huyết áp tối đa) giúp đo lường khả năng bơm máu của tim đi khắp cơ thể, từ đó thể hiện được khả năng cung cấp máu cho các cơ quan. Ngược lại, huyết áp tâm trương, hay huyết áp tối thiểu, đo lường mức áp lực máu thấp nhất trong các mạch máu, thể hiện tính đàn hồi của thành mạch và động lực, giúp máu chảy liên tục trong lòng mạch.
Khi đo huyết áp, chỉ số đầu tiên đọc được là huyết áp tâm thu và chỉ số tiếp theo là huyết áp tâm trương. Trong quá trình đo bằng huyết áp kế, tiếng tim đập đầu tiên khi xả bao hơi là chỉ số huyết áp tâm thu, còn tiếng tim đập cuối cùng nghe được khi xả bao hơi là chỉ số huyết áp tâm trương.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức huyết áp tâm thu bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 90 - 120 mmHg, còn huyết áp tâm trương bình thường nằm trong khoảng 60 - 80 mmHg.
Lưu ý, chỉ số đo huyết áp có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm trong ngày, độ tuổi, thể chất, tình trạng sức khỏe,…
Tuyệt đối không chủ quan khi chỉ số đo huyết áp bất thường
Nhịp tim
Nhịp tim được xác định bằng cách đo số lần tim đập trong 1 phút. Nhịp tim có thể thay đổi theo từng phút và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động thể chất, tâm lý,… Đối với người trường thành từ 20 tuổi trở lên thì nhịp tim bình thường sẽ dao động từ 60 - 90 nhịp/phút. Độ tuổi càng trẻ thì xu hướng nhịp tim sẽ càng cao.
Những thói quen sinh hoạt không tốt như hút thuốc lá, thường xuyên dùng chất kích thích, đồ uống có cồn hay tình trạng thừa cân, béo phì có có thể gây ra những tác động lên chỉ số đo huyết áp và nhịp tim.
2. Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim bất thường
Các chỉ số huyết áp và nhịp tim nằm ngoài ngưỡng bình thường cảnh báo những vấn đề sức khỏe. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chỉ số huyết áp và nhịp tim bất thường, bao gồm cả bệnh lý. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chỉ số đo huyết áp và nhịp tim bất thường?
Nguyên nhân gây huyết áp thấp
Huyết áp thấp có thể là triệu chứng của một số bệnh lý về tim mạch như hở van tim, rối loạn nhịp tim, sốc tim, suy tim,… Ngoài ra, nguyên nhân huyết áp thấp còn có thể do:
- Cơ thể mất nước hoặc máu quá nhiều.
- Sốc nhiễm trùng.
- Rối loạn nội tiết tố.
- Chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, không cân đối.
- Bệnh tiểu đường.
- Phụ nữ mang thai.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Lợi tiểu, thuốc chẹn beta hoặc alpha, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc chữa bệnh Parkinson,…
Những trường hợp bị tụt huyết áp thường xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, xây xẩm, dễ té ngã, da nhợt nhạt, thở gấp, đau đầu, đồ mồ hôi nhiều,…
Day huyệt thái dương hai bên là cách sơ cứu tạm thời cho người bị tụt huyết áp
Nguyên nhân huyết áp cao
Có hai loại tăng huyết áp là tiên phát và thứ phát. Hầu hết những trường hợp tăng huyết áp tiên phát đều không xác định rõ nguyên nhân và có tỷ lệ phổ biến nhất. Những trường hợp cao huyết áp thứ phát thường xuất phát từ:
- Bệnh về thận hoặc tuyến thượng thận.
- Bệnh liên quan đến nội tiết.
- Người bị tim bẩm sinh hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Người bị thừa cân, béo phì.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh như giảm đau, thuốc chống viêm, tránh thai, corticoid,… hoặc các loại hormone thay thế.
Ngoài ra, những yếu tố được xem là có khả năng làm tăng huyết áp phải kể đến là bệnh lý tiểu đường, thói quen sinh hoạt không lành mạnh như lười vận động, hút thuốc lá, khẩu phần ăn quá nhiều muối, gia vị, dầu mỡ.
Bên cạnh đó thì những căng thẳng, áp lực kéo dài cũng có thể lý do dẫn đến tăng huyết áp. Bạn có thể nhận biết tình trạng tăng huyết áp thông qua những dấu hiệu như chóng mặt, đau nhức và nặng đầu, mặt nóng bừng,…
Áp lực kéo dài có thể là lý do khiến chỉ số đo huyết áp tăng cao bất thường
Nguyên nhân nhịp tim bất thường
Nhịp tim có thể thay đổi tùy từng thời điểm. Tuy nhiên, những trường hợp nhịp tim biến đổi đột ngột thì bạn cần phải thận trọng.
- Nhịp tim nhanh trên 100 lần/phút (người trưởng thành) có thể do vận động quá mạnh, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích hoặc cơ thể mất nước, nhiễm trùng, ảnh hưởng từ các loại thuốc điều trị bệnh. Ngoài ra, nhịp tim nhanh còn cảnh báo bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, cường giáp, suy giáp, tiểu đường, bệnh về phổi,…
- Nhịp tim chậm dưới 60 lần/phút (người trưởng thành) có thể do tim bẩm sinh, thiếu máu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim, ngộ độc, hệ dẫn truyền bị tổn thương,… Ngoài ra, người bị rối loạn chuyển hóa, tác dụng phụ của một số loại thuốc, hoặc ở những người có cường độ vận động cao như vận động viên thì nhịp tim thường chậm.
3. Biện pháp giúp duy trì chỉ số đo huyết áp và nhịp tim ổn định
Việc duy trì chỉ số huyết áp và nhịp tim ổn định là điều cần thiết để tốt cho sức khỏe tim mạch và tổng thể. Dưới đây là những biện pháp bảo vệ sức khỏe mà bạn có thể tham khảo là:
- Xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ dưỡng chất, hạn chế giàu mỡ, muối, tăng cường các loại rau, củ, quả, trái cây tươi, thực phẩm giàu omega-3.
- Vận động thường xuyên hoặc tập thể dục đều đặn mỗi ngày với những bộ môn phù hợp theo thể trạng.
- Hạn chế việc sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia.
- Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích.
- Chú ý cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
- Cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, loại bỏ stress, duy trì một nguồn năng lượng tích cực cho bản thân mỗi ngày.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ tại MEDLATEC để đo chỉ số huyết áp và nhịp tim
Khám định kỳ cũng là cách để bạn duy trì chỉ số đo huyết áp và nhịp tim ổn định. Nếu bạn chưa tìm được địa chỉ uy tín để thăm khám sức khỏe thì hãy liên hệ ngay với Hệ thống Y tế MEDLATEC thông qua tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!