Các tin tức tại MEDlatec
Gan nhiễm mỡ: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- 03/08/2020 | Người mắc gan nhiễm mỡ ăn gì và không nên ăn gì?
- 03/08/2020 | Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không - Điều trị như thế nào?
- 03/08/2020 | Những điều cần biết về gan nhiễm mỡ cấp độ 1
1. Tìm hiểu về gan nhiễm mỡ
Đây là bệnh lý xảy ra khi trong gan tích tụ lượng mỡ quá nhiều, gây tổn thương gan và chức năng của cơ quan nội tạng này. Lượng mỡ ở người bình thường chiếm 2 - 4% trọng lượng gan. Tuy nhiên người bị gan nhiễm mỡ thì lượng mỡ chiếm tới 5 - 10% trọng lượng.
Số người mắc gan nhiễm mỡ ngày càng tăng
Mỡ trong gan tăng thường do thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày kém lành mạnh, lười tập thể dục thể thao. Bệnh thường không gây triệu chứng rõ ràng, chỉ khi tổn thương gan nghiêm trọng, gây viêm gan người bệnh mới cảm thấy bất thường. Bệnh này thường gây tổn thương gan không quá nghiêm trọng và có thể hồi phục được.
1.1. Triệu chứng bệnh
Hầu hết người bệnh không thấy triệu chứng gì đặc biệt mà chủ yếu phát hiện bệnh khi bệnh đã tiến triển nặng sang viêm gan, xơ gan hoặc nhờ kiểm tra sức khỏe cơ quan liên quan.
Một số trường hợp bệnh nhân thường cảm thấy bụng hay ậm ạch, khó chịu. Qua khám lâm sàng thấy kích thước gan to hơn bình thường do mỡ thừa tích tụ. Khi bệnh tiến triển nặng sẽ dẫn tới viêm gan, triệu chứng rõ ràng hơn như: người bệnh hay đau bụng, vàng da, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh chóng.
Gan nhiễm mỡ thường không có nhiều triệu chứng điển hình
1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh là lạm dụng quá nhiều rượu bia. Tuy nhiên có nhóm bệnh nhân không do rượu bia thường gặp vấn đề về chuyển hóa, nghĩa là cơ thể hấp thu và sản sinh quá nhiều mỡ nhưng không chuyển hóa kịp, mà gan là cơ quan nội tạng có vai trò xử lý chất dinh dưỡng từ thực phẩm đưa vào và lọc chất độc trong máu, vì thế mỡ dư thừa sẽ tích tụ trong các tế bào gan và gây gan nhiễm mỡ.
Ngoài rượu, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây bệnh như:
- Tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường type 2 liên quan tới tình trạng kháng insulin.
- Người béo phì.
- Người mỡ máu cao.
- Liên quan tới yếu tố di truyền.
- Do giảm cân quá nhanh.
- Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị như: Steroids, Aspirin, Tetracycline, Tamoxifen.
Bệnh hình thành do sự dư thừa mỡ trong gan, nếu tình trạng kéo dài khiến bệnh tiến triển nặng thì chức năng gan cũng bị ảnh hưởng. Mặc dù gan có khả năng tự hồi phục tổn thương bằng cách tái tạo tế bào mới thay thế cho tế bào tổn thương nhưng nếu để gan nhiễm mỡ dẫn tới viêm gan kéo dài thì chính cơ chế “tự điều trị” của gan này sẽ gây hình thức tổ chức xơ.
1.3. Phân loại bệnh gan nhiễm mỡ
Theo nguyên nhân, bệnh được chia thành 3 nhóm với tổn thương và cách điều trị khác nhau gồm:
Người béo phì dễ mắc gan nhiễm mỡ hơn người bình thường khác
Gan nhiễm mỡ không do rượu
Ở nhóm này, bệnh nhân không liên quan đến rượu mà do rối loạn chuyển hóa mỡ trong gan. Lượng mỡ dư thừa không được xử lý dẫn tới tích tụ trong các tổ chức của gan. Người bệnh thuộc nhóm này có tỉ lệ mỡ chiếm trên 10% tổng trọng lượng gan.
Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu
Bệnh nhân thuộc nhóm này không phải mắc bệnh do rượu, song ngoài gan nhiễm mỡ, bệnh nhân còn bị viêm gan, suy giảm chức năng. Triệu chứng bệnh cũng rõ ràng hơn như: Đau bụng thường xuyên, chán ăn, nôn và buồn nôn. Tổn thương gan càng nặng thì triệu chứng bệnh càng nặng, tổn thương khó hồi phục dẫn tới xơ gan.
Gan nhiễm mỡ do rượu
Đây là nhóm phổ biến nhất do người bệnh lạm dụng nhiều rượu bia. Không những làm tăng lượng mỡ, uống nhiều rượu còn gây ra tổn thương gan, dẫn tới suy giảm chức năng chuyển hóa. Lạm dụng rượu kéo dài dễ khiến bệnh tiến triển thành viêm gan, xơ gan.
Nếu phát hiện sớm, thực hiện kiêng rượu trong khoảng 6 tuần thì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.
Rượu là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới gan nhiễm mỡ
2. Chẩn đoán và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
2.1. Chẩn đoán bệnh
Bệnh có thể được phát hiện qua thăm khám lâm sàng với thói quen ăn uống, biểu hiện bệnh cũng như thuốc điều trị sử dụng. Tuy nhiên để chẩn đoán cần các kết quả xét nghiệm phân tích như:
Xét nghiệm máu kiểm tra men gan có tăng không và các yếu tố liên quan khác để đánh giá tìm nguyên nhân gây tổn thương gan.
Bệnh thể hiện rất rõ trên hình ảnh siêu âm bằng kích thước gan lớn, sự thay đổi của độ hồi âm của nhu mô gan,…
Chẩn đoán hình ảnh khác
Chụp cộng hưởng từ và chụp cắt lớp vi tính có thể cần thiết để đánh giá tổn thương, phát hiện bệnh lý này.
Sinh thiết
Sinh thiết phân tích trên một lượng nhỏ mẫu tế bào gan là phương pháp chẩn đoán tốt nhất tình trạng gan cũng như xác định nguyên nhân chính xác.
Sinh thiết là kỹ thuật chẩn đoán gan nhiễm mỡ chính xác
2.2. Điều trị gan nhiễm mỡ
Điều trị phục hồi tổn thương ở gan của bệnh lý này không quá phức tạp, không cần sử dụng thuốc hay phẫu thuật mà điều quan trọng là loại bỏ yếu tố nguy cơ. Đặc biệt nếu bệnh do rượu thì phải hạn chế hoàn toàn rượu cũng như những đồ uống có cồn khác.
Bệnh nhân cần kiểm soát tốt lượng cholesterol và đường máu, giảm cân nếu béo phì cùng thực hiện một chế độ dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh. Tập thể dục thể thao thường xuyên cũng là biện pháp được khuyến cáo để tăng chuyển hóa chất béo, tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi tổn thương hiệu quả hơn.
Điều may mắn là bệnh lý này thường không gây tổn thương gan vĩnh viễn, có thể tự hồi phục và điều trị nếu phát hiện bệnh sớm. Vì thế, các chuyên gia MEDLATEC khuyên mọi người nên khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu, CK gan mật định kỳ, nhất là những người có nguy cơ cao. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế rượu bia và tập thể dục đều đặn.
Hiên MEDLATEC có các gói khám sức khỏe rất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng, nhu cầu, trong đó có gói khám các bệnh lý về gan mật. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC để được hỗ trợ qua hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!