Các tin tức tại MEDlatec
Gãy xương chậu và phương pháp điều trị
- 18/03/2020 | Chụp X - quang xương chậu có thể thực hiện cho phụ nữ mang thai không?
- 20/01/2022 | 5 nguyên nhân gây đau vùng xương chậu ở nam giới
- 08/10/2021 | Bị đau xương chậu bên hông thường có nguyên nhân do đâu?
1. Triệu chứng gãy xương chậu
Xương chậu có kích thước lớn và đảm nhiệm vai trò quan trọng đó chính là nâng đỡ phần trên của cơ thể. Do đó khi xương chậu gãy, khả năng vận động của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Xương chậu có cấu tạo rất phức tạp
- Tình trạng gãy xương chậu có thể phân loại như sau:
+ Gãy xương ổn định: Là những trường hợp xảy ra gãy ở khung xương nhưng các đầu xương gãy không bị di lệch.
+ Gãy xương không ổn định: Là những trường hợp mà vùng xương chậu xảy ra từ 2 đường gãy trở lên, đồng thời, các đầu xương gãy có thể bị di lệch. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là các tác động ngoại lực rất lớn.
- Bên cạnh đó, cũng giống như tình trạng gãy xương ở nhiều vị trí khác, có thể phân loại gãy xương chậu thành 2 loại là gãy xương kín và gãy xương hở. Trong đó:
+ Gãy xương kín là tình trạng xương chậu đã bị gãy nhưng không xảy ra tổn thương ngoài da.
+ Gãy xương hở là xương bị gãy và kèm theo những tổn thương ngoài da. Những trường hợp này thường nghiêm trọng hơn vì có nguy cơ nhiễm trùng do các vết thương ngoài da.
- Tùy theo từng vị trí gãy mà có thể xảy ra những triệu chứng tương ứng. Cụ thể là:
+ Gãy khung chậu: Người bệnh bị đau dữ dội, giảm khả năng vận động. Kèm theo đó, những cơ quan lân cận cũng có nguy cơ bị tổn thương, chẳng hạn như vỡ bàng quang, đứt niệu quản, tổn thương âm đạo, tử cung,… Hình ảnh trên phim X-quang có thể cho thấy rõ tình trạng gãy cung trước, cung sau, hoặc trật khớp mu và khớp cùng – chậu.
+ Gãy thành chậu hay rìa chậu: Những trường hợp này, người bệnh sẽ không thể gập đùi vào bụng. Cơn đau rất dữ dội. Những hình ảnh trên phim X-quang cho thấy rõ gãy gai chậu trước trên và trước dưới, hoặc tình trạng gãy dọc theo cánh chậu, gãy ngang xương cụt,…
+ Gãy ổ cối: Người bệnh bị đau nhiều ở khớp háng, không thể đứng và không cử động được khớp hàng. Khi chụp X-quang có thể nhận biết rõ vị trí gãy, có thể gãy rìa trên, rìa dưới ổ cối hoặc gãy đáy ổ cối,…
2. Gãy xương chậu nguy hiểm như thế nào?
Gãy xương chậu là vấn đề rất phức tạp. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể kể đến như:
- Gây ra những tổn thương nặng nề cho hệ thống xương khớp, đồng thời có thể ảnh hưởng lớn đến các cơ quan bên trong xương chậu.
- Khi khung xương chậu bị tổn thương, người bệnh có nguy cơ cao về tình trạng trật khớp mu hay gãy xương cùng.
Gãy xương chậu có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác
- Gây ra những tổn thương cho các cơ quan hệ tiết niệu, đặc biệt là niệu đạo và bàng quang. Nguyên nhân là do những cơ quan này ở gần vùng xương chậu. Đây là một trong những biến chứng rất nguy hiểm.
- Ảnh hưởng đến các cơ quan sinh dục: Các cơ quan sinh dục nằm bên trong vùng xương chậu. Chính vì thế, gãy xương chậu có thể gây ảnh hưởng lớn, thậm chí gây ra những tổn thương nghiêm trọng đối với những cơ quan này, đặc biệt là âm đạo, tử cung và buồng trứng.
- Gây tổn thương trực tràng: Một số trường hợp gãy xương chậu dẫn đến nhiễm trùng tại trực tràng, có thể dẫn tới tử vong nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời.
3. Phương pháp điều trị gãy xương chậu
Điều trị gãy xương chậu là một quá trình rất phức tạp. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào cũng cần phẫu thuật. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
Cho người bệnh dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết
- Điều trị bảo tồn: Là những trường hợp không cần phẫu thuật. Thông thường, điều trị bảo tồn sẽ phù hợp với một số trường hợp gãy xương ổn định, hoặc xương bị gãy không bị di lệch quá nhiều. Phương pháp điều trị cụ thể như sau:
+ Người bệnh sẽ được sử dụng những dụng cụ hỗ trợ đi lại để tránh tối đa trọng lượng cơ thể dồn lên chân, chẳng hạn như dùng nạng hoặc xe tập đi. Cần sử dụng những dụng cụ này cho đến khi xương lành hoàn toàn.
+ Dùng thuốc: Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn là thuốc giảm đau hay các loại thuốc chống đông máu với mục đích giảm nguy cơ hình thành huyết khối trong tĩnh mạch và vùng khung chậu.
- Điều trị phẫu thuật: Thường được áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhân gãy xương có di lệch. Thậm chí, người bệnh còn cần trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để điều chỉnh lại những xương bị gãy. Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là:
+ Các bác sĩ sẽ thực hiện những vết mổ nhỏ và sau đó dùng một số thiết bị hỗ trợ bên ngoài như thanh nẹp kim loại hay ốc, vít xuyên qua da và cơ để cố định lại vùng xương bị gãy.
Phẫu thuật là phương pháp giúp điều chỉnh lại phần xương bị gãy
+ Phẫu thuật mở và cố định bên trong: Các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật nhằm mục đích đưa những xương bị gãy, di lệch về đúng vị trí, sau đó sẽ dùng những dụng cụ hỗ trợ như ốc vít hay tấm kim loại để cố định lại.
Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật gãy xương chậu cũng giống như các phương pháp phẫu thuật khác, luôn tồn tại những nguy cơ rủi ro nhất định. Các bác sĩ sẽ phân tích về vấn đề này với người bệnh và người nhà của bệnh nhân trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật.
Như vậy, gãy xương chậu là vấn đề phức tạp, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Quá trình điều trị cũng rất khó khăn, phức tạp và người bệnh sẽ cần rất nhiều thời gian để hồi phục trở lại. Do đó khi phát hiện xương chậu bị gãy, nên nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng.
Để được tìm hiểu thêm, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!