Các tin tức tại MEDlatec
Giải đáp băn khoăn: bị cao huyết áp uống nước dừa được không?
- 16/12/2020 | Cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ an toàn nhất
- 17/12/2020 | Dấu hiệu cao huyết áp dễ nhận biết và biến chứng của bệnh
- 12/12/2020 | Chuyên gia tư vấn: cao huyết áp không nên ăn gì và nên ăn gì?
- 12/12/2020 | Bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì là tốt nhất?
1. Nhận biết bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp (tăng huyết áp) là tình trạng xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch gia tăng quá cao. Điều này làm tăng gánh nặng cho tim và dễ trở thành tác nhân gây ra những biến chứng tim mạch nguy hiểm như: suy tim, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành,...
Người bị cao huyết áp rất dễ gặp hiện tượng đau đầu, choáng váng
Trước khi tìm hiểu cao huyết áp có uống nước dừa được không chúng ta nên biết đến những triệu chứng cảnh báo tăng huyết áp để nhận diện đúng bệnh. Người bị cao huyết áp sẽ có chỉ số huyết áp đo được cao trên 140/90 mmHg. Mặc dù đại đa số người bị cao huyết áp không có triệu chứng rõ ràng nhưng họ thường gặp phải tình trạng:
- Chóng mặt, xây xẩm.
- Choáng váng, đau đầu.
- Đánh trống ngực, hồi hộp.
- Mặt đỏ bừng.
- Ra nhiều mồ hôi.
- Nhìn bị kém.
- Có hiện tượng da niêm mạc bị xuất huyết như: tiểu có máu, chảy máu ở chân răng, chảy máu mũi,...
2. Người bị cao huyết áp uống nước dừa được không và cần chú ý gì?
2.1. Liệu cao huyết áp có được uống nước dừa không?
Bản thân quả dừa có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng do tâm lý lo ngại vì bệnh lý nên nhiều vẫn người băn khoăn không biết liệu bị cao huyết áp có uống nước dừa được không. Thực tế là trong thành phần của nước dừa chứa tương đối nhiều ion kali (cao gấp 2 lần so với hàm lượng có trong quả chuối) mà hàm lượng kali máu của người bị cao huyết áp lại thấp. Vì thế, uống nước dừa là sẽ giúp cơ thể được bổ sung một lượng lớn kali, nhờ đó còn khiến cho khả năng việc đào thải muối qua hệ tiết niệu được tăng lên. Không những thế, khi muối được đào thải cũng sẽ kéo theo nước nên khiến thể tích tuần hoàn giảm và kết quả là huyết áp cũng từ từ giảm xuống.
Người bệnh không cần lo lắng cao huyết áp uống nước dừa được không vì loại quả này có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho bệnh
Một điều đáng nói nữa là nhóm thuốc lợi tiểu thiazid dùng để điều trị cao huyết áp có thể làm mất kali trầm trọng. Nó chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ hạ kali máu. Vì thế, khi kê đơn thuốc lợi tiểu cho bệnh nhân cao huyết áp, nhiều bác sĩ còn tư vấn bệnh nhân nên uống nước dừa để vừa bù đắp cho lượng kali bị mất đi vừa hỗ trợ lợi tiểu. Với lợi ích thiết thực này thì không còn gì phải lo lắng người bị cao huyết áp uống nước dừa được không nữa.
2.2. Một vài điều cần lưu ý khi bị cao huyết áp uống nước dừa
Như vậy, có thể thấy rằng, ở một phương diện nhất định, uống nước dừa cũng mang lại nhiều lợi ích cho người bị cao huyết áp. Tuy nhiên, nếu vì thế mà lạm dụng loại thức uống này thì hiệu quả mà nó mang lại sẽ không còn tốt như vậy nữa.
Khi đã giải đáp được băn khoăn cao huyết áp uống nước dừa được không, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau để dùng nước dừa không gây phản tác dụng:
- Mỗi ngày không nên uống quá 3 quả dừa vì nó có tính hàn cao nên uống quá nhiều dễ khiến cơ thể bị mệt mỏi, yếu cơ.
- Trước khi tập thể thao không nên uống nước dừa bởi nó khiến cho sức dẻo dai của bạn bị giảm sút.
- Bị cao huyết áp không nên thêm đường hay đá vào nước dừa mà tốt nhất hãy uống nước dừa nguyên chất.
- Không nên uống nước dừa vào buổi tối vì nó có tính hàn, rất dễ làm lạnh bụng.
- Nếu đang mang thai 3 tháng đầu thì không nên uống nước dừa vì nó dễ khiến các triệu chứng nghén ở bà bầu trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không nên vội uống nước dừa ngay khi mới đi ngoài trời nắng về vì nó dễ làm lạnh và đầy bụng. Tốt nhất nếu muốn uống bạn hãy thêm vào trong nước dừa một chút muối để cân bằng nồng độ kali và natri. Riêng với người bị cao huyết áp thì khi uống nước dừa không nên thêm muối.
3. Nước dừa và lợi ích với sức khỏe
Biết được cao huyết áp uống nước dừa được không tức là bạn đã biết được lợi ích mà loại thức uống này mang lại cho tình trạng sức khỏe của mình. Không chỉ tốt cho huyết áp cao, nước dừa còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như:
Nước dừa là loại thức uống rất tốt cho sức khỏe
- Bổ sung điện giải và nước: khoáng chất, kali có trong nước dừa khi bổ sung vào cơ thể không chỉ cung cấp nước mà còn giúp điều hòa điện giải. Bởi vậy, với các trường hợp bị tiêu chảy, uống nước dừa sẽ giúp giảm nguy cơ bị mất nước. Không những thế, nếu uống nước dừa hàng ngày còn giúp cho cơ thể của người bị mất nước sớm được phục hồi hơn, tình trạng nhiệt miệng cũng được giảm bớt.
- Phòng ngừa vấn đề ở đường tiết niệu: những người bị tiểu rắt hay các vấn đề khác ở đường tiết niệu nếu thường xuyên uống nước dừa sẽ lợi tiểu hơn và các triệu chứng của bệnh cũng được giảm bớt.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: thành phần axit lauric có trong nước dừa khi vào hệ tiêu hóa sẽ được biến đổi thành chất giúp kháng lại ký sinh trùng, vi khuẩn có hại,... nhờ đó mà các vấn đề ở đường ruột được khắc phục tốt hơn.
- Cải thiện tim mạch: nước dừa có khả năng làm tăng nồng độ cholesterol HDL rất tốt cho cơ thể đồng thời duy trì tốt cho sức khỏe của hệ tim mạch.
- Làm đẹp da: cytokinin ở trong nước dừa có thể điều chỉnh sự phát triển của tế bào da; axit lauric của nước dừa giúp hạn chế lão hóa, cân bằng pH, giữ mô liên kết trên da trở nên khỏe mạnh và giữ ẩm cho da.
- Giảm cân an toàn: các thành phần dinh dưỡng có trong nước dừa cung cấp nhiều oxy cho cơ thể, kích thích giúp quá trình trao đổi chất trở nên tốt hơn nên kiểm soát cơn thèm ăn ở người đang giảm cân và điều hòa đường huyết.
- Bổ sung năng lượng: khoáng chất và vitamin có ở nước dừa có đủ khả năng thay thế các loại thức uống thể thao, vừa bù khoáng vừa bù nước lại cung cấp nguồn năng lượng tức thời nên rất tốt cho cơ thể.
Hy vọng những chia sẻ này đã giúp bạn hiểu và không còn phải hoang mang về vấn đề bị cao huyết áp uống nước dừa được không nữa. Khi đã biết dùng nước dừa sao cho hiệu quả với bệnh huyết áp cao, chắc chắn bạn sẽ tự tin sử dụng loại thức uống thiên nhiên mát lành này.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!