Các tin tức tại MEDlatec
Giải đáp chi tiết chỉ số EOS trong xét nghiệm máu là gì?
- 19/09/2024 | SGPT trong xét nghiệm máu là gì và vì sao kết quả xét nghiệm bất thường?
- 23/09/2024 | MCHC trong xét nghiệm máu là gì và các vấn đề sức khỏe liên quan
- 24/09/2024 | Bạn có biết: MCV trong xét nghiệm máu là gì?
1. Chỉ số EOS trong xét nghiệm máu là gì?
EOS (Eosinophil) là viết tắt của bạch cầu ái toan. Xét nghiệm công thức máu có khoảng 18 - 22 chỉ số, vậy chỉ số EOS trong xét nghiệm máu là gì? Đây chính là chỉ số phản ánh số lượng bạch cầu ái toan có trong 1 đơn vị máu. Đơn vị đo của chỉ số này thường được ký hiệu là G/L hoặc K/μL.
Bạch cầu ái toàn đóng vai trò quan trọng trong:
- Phản ứng với ký sinh trùng: EOS có khả năng tiêu diệt các loại ký sinh trùng bằng cách phóng thích các enzyme tấn công, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của chúng.
- Đáp ứng với phản ứng dị ứng: EOS tham gia vào các phản ứng dị ứng bằng cách phóng thích histamin và các chất trung gian gây viêm. Chúng giúp cơ thể phản ứng lại trước sự tấn công của yếu tố dị nguyên.
- Điều hòa phản ứng miễn dịch: EOS điều hòa các phản ứng miễn dịch bằng cách tiết ra các cytokine, giúp thúc đẩy hoặc hạn chế phản ứng miễn dịch.
Ngoài ra, bạch cầu ái toan cũng có mặt trong nhiều phản ứng sinh học khác của cơ thể như: sự phát triển tuyến vú sau sinh, viêm mũi dị ứng,... Vì thế, nếu xét nghiệm máu cho kết quả EOS bất thường thì đây là tín hiệu cho thấy vấn đề về sức khỏe cần được chẩn đoán chính xác để khắc phục kịp thời.
Lượng bạch cầu ái toan trong máu được phản ánh bởi chỉ số EOS
2. Kết quả xét nghiệm chỉ số EOS trong máu có ý nghĩa như thế nào?
2.1. Chỉ số EOS bình thường
Chỉ số EOS trong máu cho thấy số lượng bạch cầu ái toan bình thường khi ở trong khoảng 100 - 500 tế bào/μL (0.1 - 0.5 K/μL hoặc 0.1 - 0.5 G/L hoặc 1 - 4%). Con số này có thể chênh lệch tùy vào nơi tiến hành xét nghiệm, chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố máy móc, bệnh phẩm, kỹ thuật thực hiện,...
EOS bình thường chỉ có giá trị gợi ý không có bất thường về bạch cầu ái toan, không có ý nghĩa trong chẩn đoán xác định bất cứ bệnh lý cụ thể nào. Đây chỉ là một phần trong các thông tin giúp bác sĩ có căn cứ tham khảo, đánh giá sức khỏe của người bệnh.
2.2. Chỉ số EOS trong máu tăng
Tăng chỉ số EOS trong máu tức là lượng tế bào bạch cầu ái toan trên 500 tế bào/μL (> 0.5 K/μL hoặc > 0.5 G/L hoặc > 5%). Trong trường hợp này, tăng EOS trong xét nghiệm máu là gì, đó chính là dấu hiệu cơ thể đang phải chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh.
Tăng EOS trong xét nghiệm máu được chia thành 3 mức độ:
- Tăng nhẹ: EOS 500 - 1000 tế bào/μL (0.5 - 1 K/μL hoặc 0.5 - 1 G/L)
- Tăng vừa: EOS 1000 - 5000 tế bào/μL (1 - 5 K/μL hoặc 1 - 5 G/L).
- Tăng nghiêm trọng: EOS > 5000 tế bào/μL (> 5 K/μL hoặc > 5 G/L).
Chỉ số EOS trong xét nghiệm máu tăng thường xuất phát từ: tình trạng dị ứng, nhiễm ký sinh trùng, phản ứng với thuốc, bệnh bạch cầu ái toan mạn, hội chứng tăng bạch cầu ái toan, bệnh lý ruột mạn tính, một số bệnh tự miễn, rối loạn di truyền, truyền máu,…
Bất thường về chỉ số EOS là dấu hiệu phản ánh nhiễm trùng
2.3. Chỉ số EOS trong máu thấp
Chỉ số EOS trong máu giảm tức là lượng tế bào bạch cầu ái toan < 100 tế bào/μL (< 0.1 K/μL hoặc 0.1 G/L hoặc <1%). Khi cơ thể không sản xuất đủ số lượng bạch cầu ái toan thì đây cũng là tín hiệu cảnh báo nhiễm trùng.
Nguyên nhân làm giảm chỉ số EOS trong xét nghiệm máu là gì? Điều này có thể xuất phát từ việc tế bào bạch cầu ái toan sản sinh chậm hoặc bị chết đi vượt ngưỡng cho phép. Tình trạng giảm bạch cầu ái toan thường xuất phát từ: nhiễm trùng cấp, lạm dụng rượu bia, hội chứng Cushing, tác dụng phụ của thuốc,...
3. Nên làm xét nghiệm chỉ số EOS trong máu khi nào?
Xét nghiệm EOS thường được chỉ định trong các trường hợp:
- Nghi ngờ dị ứng hoặc mắc bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch.
- Có triệu chứng của nhiễm ký sinh trùng như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đau bụng,...
- Có dấu hiệu viêm da, nổi mề đay,...
- Theo dõi bệnh lý.
Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để biết chính xác chỉ số EOS trong xét nghiệm máu là gì
Trước khi thực hiện xét nghiệm EOS, người bệnh không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt và cũng không cần nhịn ăn. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là các loại thuốc chống viêm hoặc thuốc điều trị dị ứng, hãy thông báo cho bác sĩ, vì những loại thuốc này có thể làm thay đổi tính chính xác của kết quả xét nghiệm.
EOS đóng vai trò chống lại tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. Xét nghiệm EOS giúp đánh giá một phần tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến dị ứng, nhiễm ký sinh trùng và các vấn đề về miễn dịch.
Hiểu rõ EOS trong xét nghiệm máu là gì và ý nghĩa của chỉ số này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về sức khỏe để chủ động phòng ngừa, điều trị kịp thời các vấn đề liên quan.
Hệ thống Y tế MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, đội ngũ kỹ thuật viên phòng xét nghiệm được đào tạo bài bản, Trung tâm Xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế là địa chỉ uy tín để khách hàng yên tâm thực hiện xét nghiệm máu. Tại đây, khách hàng sẽ được bác sĩ giải thích chỉ số EOS trong xét nghiệm máu là gì và tư vấn cách thức chăm sóc sức khỏe dựa trên kết quả xét nghiệm nhận được.
Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm cùng Hệ thống Y tế MEDLATEC hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn cách thức đặt lịch nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!