Các tin tức tại MEDlatec
Giải đáp tại sao răng nhạy cảm lại dễ bị đau và vấn đề khác
- 27/06/2021 | Cùng tìm hiểu các phương pháp tẩy trắng răng hiện nay
- 25/06/2021 | Bác sĩ nha khoa chỉ cách chăm sóc răng cho bà bầu
- 24/06/2021 | Hiện tượng buồn nôn khi đánh răng và cách khắc phục hiệu quả
1. Thế nào là răng nhạy cảm?
Răng nhạy cảm hay còn gọi là răng ê buốt chỉ chung hiện tượng quá cảm ngà và triệu chứng ê buốt thường gặp ở chân răng. Răng nhạy cảm thường do bệnh lý ở nướu, chân răng hoặc tổn thương khiến răng dễ bị kích thích hơn do các yếu tố nhiệt độ, ngoại lực. Răng nhạy cảm có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, kể cả trẻ nhỏ, người trưởng thành hay người cao tuổi.
Răng nhạy cảm thường xuyên gây đau buốt khó chịu
Răng nhạy cảm là vấn đề nha khoa rất thường gặp, nguyên nhân gây ra rất đa dạng. Tình trạng này thường tiến triển nặng hơn theo thời gian cho đến khi gây tổn thương nghiêm trọng hoặc vĩnh viễn cho răng, không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng, khả năng cắn nhai.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng răng nhạy cảm, thường gặp như:
2.1. Hiện tượng tụt nướu và mòn men răng
Chân răng được bao bọc bảo vệ bởi các mô nướu, tuy nhiên tình trạng cao răng tích tụ, vệ sinh răng miệng không tốt, mắc các bệnh nha chu thì nướu dễ bị tụt xuống. Kết quả là chân răng và lớp ngà nhạy cảm bị lộ ra, khiến dây thần kinh dễ bị kích thích bởi nhiệt độ hay ngoại lực tác động, truyền đến cảm giác đau đớn, ê buốt.
Mòn men răng là nguyên nhân phổ biến gây răng nhạy cảm
2.2. Thường xuyên ăn thực phẩm chứa acid
Các loại thực phẩm chứa hàm lượng acid cao bao gồm: cam, trà, dưa chua, cà chua, cóc, xoài, quýt,… nếu ăn quá nhiều đều có thể gây xói mòn men răng. Vì thế, không nên ăn quá nhiều cùng lúc các thực phẩm chứa hàm lượng acid cao, nên ăn cùng sữa hoặc phô mai, các thực phẩm có tính trung hòa để giảm hoạt động của acid.
2.3. Sử dụng bàn chải lông quá cứng
Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu, đau nướu, tổn thương mô nướu sau khi đánh răng thì khả năng cao lông bàn chải đang quá cứng. Cùng với hoạt động chải răng, lông bàn chải cứng sẽ vô tình gây tổn thương nướu, lâu dần làm lộ lớp ngà trong răng. Vì thế, răng dễ bị ê buốt kể cả khi đánh răng, ăn uống hay vệ sinh răng khác
2.4. Sâu răng
Sâu răng thường gặp ở trẻ nhỏ do tình trạng chăm sóc răng miệng không tốt, sự hình thành các lỗ sâu trên răng làm lộ tủy cũng như các đầu mút dây thần kinh trong tủy răng. Vì thế, dây thần kinh này sẽ bị kích thích, tổn thương gây ra cảm giác ê buốt, đau nhức răng nghiêm trọng.
2.5. Răng bị vỡ, nứt
Nhai thức ăn quá cứng hoặc bị va đập mạnh do tai nạn đều có thể gây ra tình trạng nứt, vỡ, mẻ răng. Nếu răng bị nứt làm lộ ra đầu mút dây thần kinh bên trong thì người bệnh dễ bị đau buốt khi ăn nhai, thậm chí là uống nước hay nói chuyện.
Răng bị nứt làm lộ ngà răng và dây thần kinh gây đau đớn
Cần khắc phục sớm tổn thương răng này, nếu không vi khuẩn dễ tấn công vào phần răng bị nứt gây viêm tủy, hỏng tủy, tình trạng đau buốt răng càng trở nên nghiêm trọng hơn.
2.6. Tình trạng nghiến răng
Không ít người có thói quen nghiến răng thường xuyên, đây là thói quen không tốt vì có thể gây mòn men răng. Khi bị mòn men răng, răng cũng trở nên nhạy cảm hơn.
3. Tại sao răng nhạy cảm lại dễ bị đau?
Cấu tạo cơ bản của răng gồm 3 lớp là men răng, ngà răng và tủy răng, men răng là lớp bảo vệ cứng nhất ở bên ngoài. Ngà răng nằm bên trong lớp men răng, giúp bảo vệ tủy răng cũng như hệ thống dây thần kinh bên trong. Men răng và ngà răng đều có khả năng bảo vệ rất tốt, song do lí do nào đó có thể bị mài mòn hoặc vỡ, khiến dây thần kinh bên trong phải tiếp xúc trực tiếp với dịch nước bọt và thức ăn bên ngoài.
Dây thần kinh trong răng lại rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt răng nhất là khi tiếp xúc với thức ăn quá nóng, quá lạnh hay lực tác động. Răng nhạy cảm là những răng đã bị mất hoặc còn lớp men răng rất mỏng, ngà răng lộ trực tiếp ra bên ngoài khiến dây thần kinh bên trong dễ bị kích thích hơn.
Răng nhạy cảm hay bị đau buốt rất khó chịu
Vì thế, răng nhạy cảm dễ bị đau đớn, ê buốt nhất là khi ăn phải thức ăn, đồ uống quá nóng, quá lạnh, quá cay,… Tình trạng đau ở răng nhạy cảm sẽ ngày càng nặng hơn nếu không được điều trị, bảo vệ ngà răng và hệ thống dây thần kinh trong răng.
Răng nhạy cảm gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng và cuộc sống của người bệnh, vì thế không nên chủ quan khi có dấu hiệu xuất hiện răng nhạy cảm.
4. Hướng dẫn phòng ngừa răng nhạy cảm
Để giảm bớt tình trạng khó chịu cũng như phòng ngừa răng nhạy cảm, cần thực hiện tốt các công việc sau:
4.1. Chăm sóc răng miệng đúng cách, sạch sẽ
Nên đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần, sử dụng loại bàn chải đánh răng mềm, chải răng nhẹ nhàng và đúng cách. Đánh răng có thể không giúp loại bỏ hết mảng bám, thức ăn thừa ở răng nên dùng kết hợp chỉ tơ nha khoa ở những kẽ răng mà bàn chải không chạm tới được.
Ngoài ra, để làm sạch răng miệng, có thể dùng thêm nước súc miệng, song nên chọn loại không cồn, chứa fluoride để giảm nguy cơ tổn thương gây răng nhạy cảm.
4.2. Thói quen ăn uống lành mạnh
Đầu tiên là nên tránh xa những thực phẩm, thức uống chứa lượng acid cao, nhất là cam, chanh, cà chua, nước có gas. Ngoài ra, thực phẩm quá nóng, quá lạnh hay quá cay cũng ảnh hưởng không tốt đến men răng, nên hạn chế cả những thực phẩm này.
Thay vào đó, nên ăn nhiều chất xơ để tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn, nạp vào cơ thể nhiều khoáng chất để củng cố chất lượng men răng.
Nên bổ sung canxi giúp răng chắc khỏe hơn
4.3. Tăng cường canxi
Canxi là thành phần không thể thiếu củng cố sự bền chắc của hệ xương và răng, vì thế nên bổ sung canxi hàng ngày đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nguồn canxi lý tưởng đên từ sữa và chế phẩm từ sữa, nếu uống lâu dài nên ưu tiên sữa không béo hoặc ít béo.
4.4. Uống đủ nước
Cơ thể bạn mỗi ngày cần từ 1,5 - 2 lít nước để đảm bảo các hoạt động trao đổi chất, bài tiết, giữ nhiệt của cơ thể. Nên uống nước, súc miệng sau khi ăn để loại bỏ tốt hơn mảng bám thừa thức ăn cũng như vi khuẩn gây hại.
Tại sao răng nhạy cảm lại dễ bị đau? Đó là do răng đã bị mất hoặc mòn một phần lớp men bảo vệ, điều quan trọng lúc này là hạn chế yếu tố tiếp tục gây mòn men răng và gây kích thích dây thần kinh gây đau đớn. Với răng nhạy cảm, nên sớm đi khám nha khoa và điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.
Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:
- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0969 789 888
- Website: meddental.vn
- Địa chỉ cơ sở:
- Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!