Các tin tức tại MEDlatec

Giải đáp thắc mắc: Người làm xét nghiệm máu có nên ăn sáng không?

Ngày 01/12/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Khi cần kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán xác định vấn đề bệnh lý,... xét nghiệm máu thường được bác sĩ chỉ định. Trước khi làm xét nghiệm này, không ít bệnh nhân vẫn đặt ra câu hỏi: xét nghiệm máu có nên ăn sáng không? Qua những thông tin sau đây, bạn có thể tìm ra giải đáp cho vấn đề mà mình đang thắc mắc.

1. Xét nghiệm máu có ý nghĩa gì?

Xét nghiệm máu là phương pháp sử dụng mẫu máu để gửi tới phòng xét nghiệm nhằm phân tích các thành phần: bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu hoặc các chỉ số về đường huyết, cholesterol, enzyme, chất điện giải,... Từ kết quả này bác sĩ sẽ có cơ sở đánh giá chức năng của các hệ cơ quan, phát hiện tình trạng bệnh hoặc theo dõi hiệu quả từ quá trình điều trị bệnh.

Các chỉ số trong xét nghiệm máu là cần thiết để có phương án chăm sóc tốt cho sức khỏe

2. Trước khi làm xét nghiệm máu có nên ăn sáng không?

Trước khi lấy mẫu để làm xét nghiệm máu có nên ăn sáng không tùy thuộc vào từng xét nghiệm mà người bệnh cần thực hiện:

2.1. Xét nghiệm máu kèm yêu cầu nhịn ăn sáng

Để đảm bảo tính chính xác khi nhận kết quả, đối với một số xét nghiệm sau, người bệnh sẽ cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu máu 8 - 12 giờ:- Xét nghiệm đường huyết (glucose) cũng như xn Hba1C: Đây là xét nghiệm nhằm đánh giá lượng đường trong máu nên nếu ăn trước khi lấy mẫu có thể làm tăng chỉ số nồng độ đường trong máu, dẫn đến kết quả sai lệch.

- Xét nghiệm mỡ máu (cholesterol, triglyceride): Mỡ trong máu bị ảnh hưởng bởi thức ăn, nên với vấn đề xét nghiệm máu có ăn sáng không người bệnh cần nhịn ăn để có kết quả chính xác.

- Xét nghiệm chức năng gan, thận: Việc nhịn ăn giúp hạn chế ảnh hưởng từ các chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu.

Ngoài ra có các xét nghiệm khác như: Axit Uric máu, xét nghiệm vi chất (vitamin B12),...

2.2. Xét nghiệm máu không kèm yêu cầu nhịn ăn sáng

Một số trường hợp người bệnh không cần phải băn khoăn xét nghiệm máu có được ăn sáng khôngkết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng bởi thức ăn như:

- Xét nghiệm công thức máu: Chỉ thực hiện để đánh giá số lượng tế bào máu nên kết quả không ảnh hưởng bởi thực phẩm trong bữa ăn.

- Xét nghiệm hormone (trừ insulin): Các chỉ số hormone thường không bị ảnh hưởng bởi thành phần trong thức ăn.

- Xét nghiệm kiểm tra bệnh truyền nhiễm.

- Xét nghiệm chức năng thận

- Xét nghiệm nhóm máu, đông máu, sắt, canxi, điện giải đồ,...

Để biết chính xác trường hợp của mình xét nghiệm máu có nên ăn sáng không người bệnh hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Những xét nghiệm yêu cầu nhịn ăn bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể để người bệnh thực hiện.

Với những trường hợp cần, bác sĩ sẽ hướng dẫn để người bệnh biết xét nghiệm máu có nên ăn sáng không

3. Vì sao một số xét nghiệm máu cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu?

Nhịn ăn trước khi lấy mẫu xét nghiệm máu là yêu cầu cần thực hiện đối với một số loại xét nghiệm do:

3.1. Thức ăn làm thay đổi chỉ số trong máu

Chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thụ vào máu và làm biến đổi tạm thời thành phần hóa học trong máu:

- Đường huyết (glucose): Sau khi ăn, đường từ thức ăn được hấp thụ vào máu nên dễ xảy ra tình trạng tăng glucose. Điều này có thể làm sai chỉ số đường huyết, ảnh hưởng đến việc chẩn đoán bệnh tiểu đường cũng như ảnh hưởng đến quá trình theo dõi điều trị bệnh.

- Cholesterol và triglyceride: Thức ăn giàu chất béo sẽ khiến nồng độ lipid máu tăng lên, có thể làm sai kết quả xét nghiệm mỡ máu.

3.2. Ảnh hưởng của hormone tiêu hóa sau khi ăn

Sau bữa ăn, cơ thể sẽ tiết ra một loạt hormone tiêu hóa để xử lý thức ăn, trong đó có:

- Insulin: Hormone này điều hòa đường huyết. Nếu không biết xét nghiệm máu ăn sáng được không và lấy mẫu ngay sau bữa ăn thì kết quả nhận về có thể tăng bất thường chỉ số insulin, rất khó chẩn đoán rối loạn liên quan đến hormone này.

- Cholecystokinin: Đây là hormone do ruột non sản xuất, có vai trò kích thích tiêu hóa. Nếu không nhịn ăn để làm xét nghiệm có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm enzyme gan hoặc mật.

3.3. Tránh phản ứng sinh lý tự nhiên sau ăn

Quá trình tiêu hóa thức ăn không chỉ làm thay đổi chỉ số máu mà còn gây ra những phản ứng sinh lý trong cơ thể:

- Tăng lưu thông máu tới hệ tiêu hóa: Sau khi ăn, cơ thể ưu tiên lưu thông máu để hỗ trợ tiêu hóa nên một số chỉ số liên quan đến lưu lượng máu hoặc chức năng cơ quan khác sẽ bị ảnh hưởng.

- Thay đổi độ đặc - loãng của máu: Thức ăn giàu đường hoặc chất béo có thể khiến máu đặc hơn, ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm chỉ số về máu.

Một số thành phần từ thực phẩm khi có trong máu dễ làm sai kết quả xét nghiệm 

3.4. Đảm bảo kết quả chính xác cho chẩn đoán và điều trị

Nhịn ăn trước xét nghiệm do đã biết xét nghiệm máu có ăn sáng được không  thì người bệnh sẽ loại bỏ được các yếu tố bên ngoài tác động đến chỉ số sinh hóa trong máu. Nhờ đó bác sĩ sẽ nhận được kết quả phản ánh đúng thực trạng sức khỏe của bệnh nhân và đưa ra chẩn đoán chính xác, đánh giá được khả năng tiến triển sau một quá trình điều trị.

Trường hợp thực hiện xét nghiệm máu có yêu cầu nhịn ăn nhưng người bệnh không tuân thủ, có thể gây nên:- Sai lệch kết quả, khiến bác sĩ chẩn đoán nhầm.

- Phải thực hiện lại xét nghiệm, tốn thời gian và chi phí của chính bệnh nhân.

4. Việc nhịn ăn trong quá trình xét nghiệm máu có nguy hại đến sức khỏe không và nên lưu ý gì?

Người bệnh không nên lo lắng quá về vấn đề xét nghiệm máu có nên ăn sáng không vì với khoảng thời gian nhịn ăn 8 - 12 giờ, sức khỏe sẽ không bị ảnh hưởng. Trường hợp bị chóng mặt hay mệt mỏi quá, người bệnh nên báo với nhân viên y tế để có hướng dẫn phù hợp.

Trước khi lấy mẫu xét nghiệm máu, để đảm bảo không có yếu tố bên ngoài tác động làm sai lệch kết quả, người bệnh hãy:

- Hỏi rõ bác sĩ xem xét nghiệm bạn thực hiện có cần nhịn ăn không (nếu chưa được hướng dẫn). Nếu cần, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết thời gian cần nhịn ăn và các vấn đề liên quan đến xét nghiệm.

- Nên lấy mẫu xét nghiệm máu vào buổi sáng vì đã nhịn ăn qua đêm mà không có hoạt động nào gây suy giảm thể chất, cơ thể sẽ bớt cảm thấy mỏi mệt hơn so với nhịn ăn ban ngày.

Khái quát lại vấn đề xét nghiệm máu có nên ăn sáng không còn tùy vào xét nghiệm mà người bệnh cần làm là gì. Nếu đã được chỉ định nhịn ăn sáng để lấy mẫu xét nghiệm, người bệnh hãy thực hiện theo hướng dẫn từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đảm bảo chẩn đoán đúng về tình trạng sức khỏe.

Quý khách hàng có nhu cầu xét nghiệm máu có thể liên hệ trực tiếp Hotline 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được tư vấn cụ thể và hỗ trợ xác nhận đặt lịch phù hợp.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.