Các tin tức tại MEDlatec
Giải phẫu xương sườn và khám phá chức năng của loại xương này
- 30/11/2023 | Trị xương khớp đau nhức tại nhà bằng cách nào?
- 30/11/2023 | Dây đau xương dùng để chữa bệnh gì?
- 30/09/2023 | Khám xương khớp gồm những gì, nên khám ở đâu?
1. Giải phẫu xương sườn
1.1. Cơ thể có bao nhiêu chiếc xương sườn?
Xương sườn là tổ hợp các xương đi từ cột sống, nằm song song với nhau và tạo thành một mái vòm cung che chở cho các cơ quan trong lồng ngực. Khối lượng của những xương này thường nhỏ, có thể phục hồi sau va chạm, chấn thương.
Mỗi người sẽ có 12 đôi xương sườn, tương đương với 24 cái xương lẻ. Đôi khi cũng có người sở hữu nhiều xương sườn hơn con số này và đây được coi là nhóm xương thừa. Nhưng cũng có những bệnh nhân lại có ít hơn 24 chiếc xương sườn, trường hợp này thuộc dạng thiếu hụt xương sườn bẩm sinh.
Sau đây là các loại xương sườn trong cơ thể người:
● Xương sườn thật: là 7 đôi xương sườn đầu tiên tính từ trên xuống dưới. Chúng bắt đầu đi từ cột sống đằng sau và cùng bám vào sụn liên sườn ở phía trước ngay chính giữa ngực.
● Xương sườn giả: là các xương nằm ngoài 7 đôi xương trên (từ xương số 8 - 10). Chúng cũng đi từ cột sống phía sau, nhưng các xương này sẽ bám vào các xương sườn ở phía trên thông qua các sụn sườn thay vì bám thẳng vào sụn xương ức.
● Xương sườn cụt: bao gồm 2 cặp xương số 11 và 12, nó chỉ bám vào cột sống phía sau mà không dài vòng ra đằng trước.
Mô phỏng xương sườn trong cơ thể người
1.2. Cấu trúc của xương sườn
Cấu tạo xương sườn điển hình:
Dạng xương này gồm 3 phần chính như sau:
● Phần đầu: được gọi là khớp cung đốt sống, là cầu nối giữa các đốt sống và xương sườn với nhau.
● Phần cổ: có chức năng gắn kết giữa phần trục và phần đầu. Vì cấu tạo thu hẹp hơn nên được gọi là phần cổ. Các khớp cung nối ở phần này còn có cách gọi khác là khớp dịch chuyển ngang.
● Phần trục: là phần xương có đặc điểm phẳng và cong. Có 1 rãnh nhỏ trong mỗi xương và chúng có nhiệm vụ là bảo vệ các dây thần kinh, động mạch máu chạy dọc theo các xương này.
Cấu tạo xương sườn không điển hình:
Nhóm xương sườn không điển hình bao gồm có cặp xương sườn số 1, 2 và cặp 10, 12. Sở dĩ gọi là nhóm xương sườn không điển hình bởi vì cấu tạo của những xương này khác so với các cặp xương còn lại. Cụ thể:
● Cặp xương số 1 khá ngắn và kích thước to hơn. Có 2 rãnh nhỏ trên bề mặt xương, nơi đi qua của các dây thần kinh, động mạch máu và tĩnh mạch dưới đòn.
● Cặp xương sườn số 2 thì có phần hẹp và dài hơn so với cặp thứ nhất. Phần đầu xương sẽ hơi nghiêng. Trên xương có một điểm gồ ghề và nó có chức năng là nơi cho cơ răng trước bám vào.
● Cặp xương số 10 có điểm bám là mạng lưới sụn của cặp xương số 8 và số 9 xếp bên trên nó.
Nhóm xương sương này cũng được coi là những xương sườn giả do phần đầu của xương không trực tiếp gắn với xương ức.
2. Xương sườn có chức năng gì?
Sau đây là một số vai trò chính của xương sườn:
● Giúp che chắn và bảo vệ các cơ quan quan trọng ở trong lồng ngực, ví dụ như phổi, tim, khí quản, thực quản, cơ hoành, cơ và mạch máu, một phần gan và lá lách, các dây thần kinh,...
● Giữ một khoảng cách an toàn, vừa đủ để đảm bảo hoạt động co giãn của lá phổi được diễn ra dễ dàng. Điều này sẽ giúp tạo ra sự chênh lệch về áp suất không khí giữa bên trong và bên ngoài. Không khí sẽ theo nhịp hít để đi vào phổi, đồng thời phổi cũng thuận lợi đẩy khí thải ra ngoài theo đúng nhịp tuần hoàn của hệ hô hấp.
Xương sườn có chức năng bảo vệ các cơ quan trong lồng ngực
3. Xương sườn và những nguy cơ tổn thương có thể gặp phải
Các tác động vật lý từ bên ngoài và những yếu tố bệnh lý có thể là nguyên nhân khiến xương sườn bị tổn thương. Cụ thể như sau:
3.1. Do tác động vật lý
● Gãy xương sườn: là tình trạng cấu trúc của xương sườn bất ngờ bị phá vỡ. Lúc này khu vực bị chấn thương sẽ có những vết bầm tím nổi lên, xương ở đây bị biến dạng, sưng đau (cảm giác đau tăng nặng khi người bệnh vận động hoặc chạm, tì đè,... vào chỗ đau). Ngoài ra, đối với những bệnh nhân bị gãy xương hở, chúng có thể đâm xuyên qua da và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
● Chấn thương: thường là do tai nạn, té ngã, bị thương khi chơi thể thao,... Tác động của những va chạm này có khả năng làm gãy, nứt xương sườn hay căng cơ, từ đó gây ra triệu chứng đau đớn ở lồng ngực.
● Trật khớp: hiện tượng này thường xảy ra khi bệnh nhân bị chấn thương hoặc tai nạn. Triệu chứng điển hình là người bệnh bị khó thở, đau nhói và khó cử động vùng thân trên, cơn đau càng gia tăng nếu hít thở sâu, cúi người, vươn vai, hắt hơi hoặc trở mình khi đang nằm.
Các tác động vật lý từ bên ngoài và bệnh lý có thể là nguyên nhân khiến xương sườn bị tổn thương
3.2. Do có bệnh lý xương khớp
Ngoài các tác động vật lý, xương sườn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những vấn đề bệnh lý sau:
● Loãng xương: là khi mật độ xương giảm, cấu trúc xương trở nên giòn xốp, dễ vỡ và phần lớn là xảy ra ở người cao tuổi. Bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu như đau gần xương ức, co thắt cơ vùng thắt lưng, khó thở,...
● Viêm tủy xương: là khi xương bị nhiễm khuẩn ở các mô mềm và tủy xương, nguyên nhân xuất phát từ liên cầu trùng hoặc tụ cầu vàng. Ban đâu fchungs sẽ xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu, khi xương sườn bị gãy, vi khuẩn sẽ len lỏi vào trong xương và gây bệnh. Các triệu chứng đặc trưng bao gồm: rét run, sốt cao, vùng viêm bị sưng nóng đỏ. Nếu bệnh nhân nổi ban và sưng phồng phần da ở vùng xương bị viêm tủy thì tức là mủ viêm đã đi ra ngoài màng xương và vỏ xương để lan ra những tổ chức xung quanh.
● Viêm sụn chêm: là hiện tượng viêm chỗ sụn kết nối xương ức và xương sườn với nhau. Căn bệnh này khiến bệnh nhân phải trải qua cảm giác đau nhói rất giống với đau tim, cảm giác nặng ngực và đau tăng khi hít thở sâu hay ho mạnh.
● Ung thư xương: là khi ung thư bắt nguồn từ 3 loại tế bào (tế bào tạo xương, tế bào sụn, tế bào liên kết mô xương). Vị trí ung thư thường khởi phát ở xương chày, xương đùi và đi tới xương sườn. Bệnh nhân sẽ thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, sụt cân, xương trở nên yếu ớt, đau nhức không đỡ cho dù đã dùng thuốc giảm đau, nổi hạch ngoại vi, xương dễ gãy cho dù không gặp phải tổn thương gì,...
Việc điều trị các vấn đề ở xương sườn cần có sự tham gia tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa, khi phát hiện cơ thể đang có các biểu hiện báo hiệu tổn thương ở xương sườn hoặc ở bất kỳ vị trí xương nào, người bệnh tốt nhất nên đi kiểm tra và thăm khám tại Chuyên khoa Cơ xương khớp.
Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm cho mình một số kiến thức bổ ích về giải phẫu xương sườn, nếu cần được hướng dẫn đặt lịch khám cùng bác sĩ Chuyên khoa Cơ xương khớp, bạn có thể liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900565656.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!