Các tin tức tại MEDlatec
Giảm đau trĩ bằng cách nào?
key: đau trĩ
Tít: Giảm đau trĩ bằng những cách nào?
Khi bị bệnh trĩ, người bệnh thường có tâm lý e ngại, không đi khám và thường âm thầm chịu đựng. Tuy nhiên, chính tâm lý này sẽ làm suy giảm chất lượng sống của người bệnh do những triệu chứng đau, ngứa, khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Thậm chí, để lâu ngày, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Vậy, phải làm sao để giảm đau trĩ hiệu quả?
1. Triệu chứng bệnh trĩ
Tùy từng giai đoạn mà người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Khi búi trĩ nằm trong trực tràng, bệnh nhân thường không gặp phải triệu chứng bất thường. Đôi khi, có thể gây chảy máu. Khi bệnh ngày càng tiến triển, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn thì những biểu hiện bệnh sẽ rõ ràng hơn. Trong đó, đau do trĩ là triệu chứng thường gặp nhất.
Những cơn đau do trĩ gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh
Khi búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, bệnh nhân có thể gặp phải một số biểu hiện như sau:
- Ngứa quanh hậu môn.
- Những cơn đau do trĩ ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, cơn đau có thể trở nên dữ dội khi đi đại tiện.
- Nóng rát vùng hậu môn.
- Búi trĩ có biểu hiện sưng phồng.
- Phát hiện có máu trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu khi người bệnh đi đại tiện. Khi đi vệ sinh, nếu xảy ra tình trạng máu chảy thành giọt hoặc bắn ra những tia máu thì người bệnh không nên chủ quan mà cần đi khám càng sớm càng tốt.
2. Những phương pháp giảm đau trĩ
Những cơn đau do trĩ có thể kéo dài hoặc chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Người bệnh cần theo dõi tình trạng của mình để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung chất xơ, uống đủ nước và thường xuyên tập thể dục là có thể cải thiện bệnh. Tuy nhiên, nếu búi trĩ phát triển to hoặc sa ra ngoài hậu môn thì người bệnh cần điều trị sớm và thời gian điều trị cũng sẽ lâu hơn.
Dưới đây là một số phương pháp giúp giảm đau trĩ có thể thực hiện ngay tại nhà đối với những trường hợp bệnh nhẹ:
- Ngồi trên đệm mềm: Nếu bạn bị trĩ nhưng đặc thù công việc của bạn là phải thường xuyên ngồi trên mặt ghế gỗ, đá hay những bề mặt cứng thì bạn có thể chuẩn bị những tấm đệm mềm và đặt lên những bề mặt cứng này để hạn chế tình trạng đau do trĩ. Tuy nhiên, cần lưu ý thường xuyên giặt sạch và phơi đệm dưới ánh nắng mặt trời để phòng tránh nguy cơ vi khuẩn tích tụ và gây bội nhiễm.
- Nên lựa chọn những trang phục, đặc biệt là quần lót có chất liệu mềm mại, thông thoáng, nên ưu tiên chất liệu cotton,... Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên hạn chế mặc quần jeans hay chất liệu vải cứng, hay có nhiều nếp gấp để tránh tình trạng búi trĩ bị cọ xát gây đau đớn và chảy máu.
Đi vệ sinh đúng tư thế để giảm đau trĩ
- Đi vệ sinh đúng tư thế cũng là một cách giảm đau hiệu quả: Người bệnh không nên ngồi xổm khi đi đại tiện mà nên ngồi bồn cầu và đồng thời giữ thẳng lưng, không nên có thói quen chống tay vào đầu gối mà nên đặt tay lên đùi để nâng đỡ phần thân trên.
Trường hợp bạn gặp nhiều khó khăn trong quá trình đại tiện thì cần phải dạng hai chân sang hai bên, đồng thời hơi nghiêng người về phía trước. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên đặt một chiếc ghế hay tấm gỗ nhỏ dưới chân để đi đại tiện dễ dàng hơn.
- Chườm đá lạnh: Tác dụng của phương pháp này là giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu búi trĩ có hiện tượng chảy máu thì không nên áp dụng phương pháp này. Cách thực hiện như sau: Trước hết, bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn bông đã được tiệt trùng, sau đó đặt vài viên đá vào khăn và chườm lên búi trĩ khoảng 15 phút. Sau khi chườm đá thì cần nghỉ ngơi khoảng 10 phút, tiếp đó thực hiện các bước tương tự thêm một lần nữa.
3. Những phương pháp giúp phòng ngừa bệnh trĩ
Bệnh trĩ có thể tái phát trở lại. Do đó, dù chưa bị bệnh trĩ hay đã từng được điều trị bệnh thì việc phòng ngừa vẫn rất cần thiết. Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống là những cách rất đơn giản nhưng có thể phòng ngừa bệnh trĩ vô cùng hiệu quả. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết cho bạn:
Bổ sung nhiều rau củ để giảm triệu chứng bị trĩ
- Cần đảm bảo bổ sung chất xơ mỗi ngày để có thể duy trì chức năng tiêu hóa khỏe mạnh và phòng chống nguy cơ táo bón. Bạn nên bổ sung một số thực phẩm giàu chất xơ như quả bơ, mâm xôi, dâu tây, táo, chuối, việt quất, khoai lang, bông cải xanh, yến mạch, hạt chia, các loại đậu, hạt hạnh nhân,....
- Nên bổ sung từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Đây là cách đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả rất tích cực, giúp quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn và đồng thời hạn chế nguy cơ táo bón.
- Thường xuyên tập thể dục cũng có thể mang lại những tác dụng rất tích cực lên hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và giúp bạn hình thành thói quen đi đại tiện đều đặn.
Nếu có biến chứng nghiêm trọng cần điều trị cắt trĩ
- Nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì thì nên áp dụng các phương pháp giảm cân khoa học để giảm áp lực lên tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng, từ đó phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.
- Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu.
- Không nên ngồi quá lâu khi đi đại tiện.
Phần lớn những bệnh nhân mắc trĩ ở mức độ nhẹ đều có thể tự khỏi nếu kịp thời điều chỉnh những thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu có những triệu chứng bất thường, gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, người bệnh không nên chủ quan mà cần đi thăm khám và điều trị kịp thời để phòng tránh nguy cơ biến chứng.
Nếu có nhu cầu khám và điều trị bệnh trĩ, quý khách hàng có thể lên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.
BS Vân đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!