Các tin tức tại MEDlatec
Giới thiệu các xét nghiệm đánh giá chức năng thận phổ biến
- 03/07/2020 | Vai trò của các xét nghiệm đánh giá chức năng thận
- 17/04/2020 | Vai trò của xét nghiệm ure trong việc đánh giá chức năng thận
- 29/04/2022 | Khi nào nên đi kiểm tra chức năng thận? Nên đi khám thận ở đâu?
- 15/03/2022 | Chi phí xét nghiệm chức năng thận là bao nhiêu?
1. Vai trò của thận
Thận được biết đến là cơ quan thuộc hệ tiết niệu và tham gia vào quá trình tạo nước tiểu, chức năng lọc, tái hấp thu và bài tiết các chất từ máu. Trong đó, các loại tế bào máu hoặc protein sẽ được giữ lại trong cơ thể, các chất thải sẽ được lọc bởi cầu thận và đào thải ra bên ngoài. Các chất thải này được đào thải dưới dạng nước tiểu, nhờ vậy cơ thể hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa tình hình tồn đọng chất thải và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đó là lý do vì sao bác sĩ luôn khuyến khích mọi người đi xét nghiệm đánh giá chức năng thận thường xuyên.
Thận đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ tiết niệu
Ngoài ra, thận còn tham gia điều hòa cân bằng nước điện giải và cân bằng acid - base. Việc duy trì sự cân bằng này là vô cùng cần thiết, nếu không sức khỏe của bạn sẽ có nguy cơ suy giảm. Về lâu về dài, nếu nồng độ các chất này không ở trạng thái ổn định, rối loạn, tính mạng của bệnh nhân sẽ bị đe dọa ít nhiều.
Các bác sĩ cũng cho biết nhờ hoạt động của thận mà quá trình sản xuất hormone diễn ra thuận lợi, sức khỏe của chúng ta được duy trì ở mức tốt. Nếu chức năng thận suy giảm, hoạt động của cơ thể chắc chắn bị đình trệ, bệnh nhân sẽ đối mặt với những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.
2. Bạn nên đi xét nghiệm đánh giá chức năng thận khi nào?
Thận giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể, vì vậy chúng ta nên quan tâm thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng thận định kỳ 6 tháng/lần. Nhờ vậy, bạn sẽ theo dõi sát sao tình hình sức khỏe, có kế hoạch chăm sóc phù hợp nhất trong từng giai đoạn.
Trong một số trường hợp, khi bạn phát hiện những triệu chứng bất thường có liên quan tới thận, hãy nên đi khám và chủ động xét nghiệm chức năng thận càng sớm càng tốt nhé. Thông thường, bệnh nhân gặp các vấn đề liên quan tới thận thường sẽ phải đối mặt với triệu chứng như: đau buốt khi đi tiểu tiện, đi tiểu nhiều hoặc ít hơn so với bình thường, nước tiểu có lẫn máu, da xanh xao, phù, cơ thể mệt mỏi, sốt,…
Chúng ta nên đi xét nghiệm đánh giá chức năng thận định kỳ
3. Một số xét nghiệm hỗ trợ đánh giá chức năng thận
Như đã phân tích ở trên, thận giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của hệ tiết niệu nói riêng và của cơ thể nói chung. Chính vì vậy, chúng ta nên chủ động đi xét nghiệm đánh giá chức năng thận, phát hiện sớm những vấn đề xảy ra đối với thận và có kế hoạch điều trị kịp thời.
Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu nhằm đánh giá hoạt động của thận và đưa ra lời khuyên phù hợp dành cho từng người.
3.1. Xét nghiệm máu nhằm đánh giá chức năng thận
Các xét nghiệm máu bao gồm:
-
Xét nghiệm ure máu: xét nghiệm này giúp đánh giá chức năng thận cũng như theo dõi các bệnh lý về thận. Mức ure máu bình thường là 2.5 - 7.5 mmol/l.
-
Creatinin máu: Creatinin giúp thể hiện chính xác chức năng lọc của thận. Mức bình thường với nam giới là 0.6 -1.2 mg/dl hoặc 53-106 umol/l (đơn vị SI) và đối với nữ giới là 0.5 - 1.1 mg/dl hoặc 44-97 umol/l (đơn vị SI).
-
Xét nghiệm điện giải đồ: xét nghiệm này sẽ đánh giá tình trạng mất cân bằng điện giải trong cơ thể như : Natri, Kali,...
-
Xét nghiệm acid uric máu: Xét nghiệm này giúp chẩn đoán các bệnh về khớp, bệnh gout và có cả bệnh lý liên quan đến thận. Người bị suy thận sẽ có mức acid uric máu tăng.
-
Một số xét nghiệm máu khác như: TPT tế bào máu, albumin huyết thanh, protein máu,...
Bác sĩ rất quan tâm tới chỉ số creatinin trong máu khi xét nghiệm chức năng thận
Trong đó, chỉ số ure máu ở một người khỏe mạnh thường dao động từ 2,5 - 7,5 mmol/l. Nếu như nồng độ ure trong máu cao hoặc thấp hơn so với ngưỡng kể trên, các bạn cần thận trọng và thực hiện thêm một số xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu. Trong trường hợp này, nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh viêm cầu thận hoặc sỏi thận…
Ngoài ra, nồng độ acid uric trong máu cũng là chỉ số được bác sĩ quan tâm để đánh giá chức năng thận. Trên thực tế, lượng acid uric máu có thể thay đổi theo độ tuổi, giới tính. Chỉ số này ở nam và nữ giới giới lần lượt là 180 - 420 mmol/l và 150 - 360 mmol/l.
3.2. Xét nghiệm nước tiểu nhằm đánh giá chức năng thận
Chắc hẳn các bạn đều biết hoạt động của thận sẽ được phản ánh qua chất lượng nước tiểu. Hiện nay, hai phương pháp xét nghiệm được áp dụng chủ yếu để đánh giá chức năng thận là tổng phân tích nước tiểu và xét nghiệm protein niệu 24h.
Kết quả xét nghiệm nước tiểu phản ánh chức năng thận
-
Tổng phân tích nước tiểu: đánh giá các chỉ số như : protein, HC, bạch cầu, cặn nước tiểu
-
Protein nước tiểu 24 giờ: Ở người mắc bệnh thương tổn cầu thận, viêm cầu thận cấp, suy thận, các bệnh lý toàn thân có ảnh hưởng tới thận (đái tháo đường, lupus ban đỏ, tăng huyết áp),... thường bị tăng protein niệu lên trên 0.3g/l/24h.
4. Nên đi xét nghiệm thận ở đâu?
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được biết tới là đơn vị y tế uy tín với kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn vững vàng. Nếu bạn có nhu cầu đánh giá chức năng thận, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn bạn thực hiện những xét nghiệm phù hợp.
Chất lượng dịch vụ xét nghiệm của MEDLATEC luôn được đánh giá cao, bệnh viện đang sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012. Đồng thời, MEDLATEC cũng là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ dành cho phòng LAB đạt chuẩn.
Dịch vụ xét nghiệm tại MEDLATEC được đánh giá tốt
Mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về chức năng của thận và chủ động đi xét nghiệm để theo dõi và đánh giá chức năng thận thường xuyên. Ngoài việc đến trực tiếp bệnh viện để xét nghiệm, Quý khách có thể chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà tiện lợi và chính xác. Để đặt lịch xét nghiệm, Quý khách hàng vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!