Các tin tức tại MEDlatec
Góc giải đáp: Mẹ bị thủy đậu cho con bú ảnh hưởng gì không?
- 19/04/2021 | Chuyên gia giải đáp: Bệnh thủy đậu đã bị rồi có bị lại không?
- 26/04/2021 | Vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi và những lưu ý khi tiêm phòng
- 19/04/2021 | Lưu ý ngay những biến chứng của bệnh thủy đậu sau
- 26/04/2021 | Vắc xin phòng thủy đậu - tất tần tật các vấn đề liên quan
1. Mẹ bị thủy đậu cho con bú có ảnh hưởng gì không?
1.1. Bệnh thủy đậu là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Bệnh thủy đậu do virus Varicella gây ra. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và có khả năng lây lan qua đường hô hấp thông qua các giọt bắn khi người bệnh bị ho, hắt hơi, hay do tiếp xúc với chất dịch từ nốt phỏng của người đang bị nhiễm bệnh, tốc độ lây lan cũng rất nhanh chóng. Trẻ em với sức đề kháng yếu chính là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này.
Nhiều bà mẹ lo lắng khi bị thủy đậu trong thời kỳ đang cho con bú
Triệu chứng nổi bật nhất của bệnh là tình trạng những nốt mụn nước có chứa dịch, những mụn này sẽ dần dần lan rộng trên khắp cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đó là: Gây viêm tai, viêm thanh quản, viêm phổi,… thậm chí nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng viêm màng não dẫn tới nguy cơ tử vong.
Trường hợp phụ nữ mang thai bị bệnh trong giai đoạn 3 tháng đầu hoặc trong thời điểm sắp sinh em bé, có thể lây truyền cho con qua đường nhau thai có thể khiến cho thai nhi mắc phải một số dị tật bẩm sinh và làm tăng nguy cơ sảy thai.
Một yếu tố nguy hiểm khác của bệnh là sau khi được chữa khỏi, vi khuẩn gây bệnh vẫn có thể tồn tại dưới dạng ngủ đông. Trong những điều kiện bất lợi kết hợp với sức đề kháng cơ thể kém, bệnh có thể tái phát.
1.2. Trường hợp mẹ bị thủy đậu cho con bú ảnh hưởng gì không?
Rất nhiều bà mẹ, khi phát hiện mình bị thủy đậu đã không cho con bú để tránh lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên kết quả là con vẫn bị lây nhiễm bệnh. Các bác sĩ giải thích tình trạng này như sau:
Trước hết chúng ta cần hiểu rằng, bệnh thủy đậu là bệnh có nguy cơ lây nhiễm và con đường lây nhiễm phổ biến nhất chính là đường hô hấp. Nếu nói chuyện với người bệnh thường xuyên, hoặc đứng cạnh người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi, dẫn đến việc hít phải dịch tiết của bệnh nhân và vì thế, người đối diện dễ dàng bị lây bệnh. Bên cạnh đó, khi bạn tiếp xúc với mụn nước bị vỡ hoặc một số vết loét của người bệnh thì bạn cũng có thể bị lây thủy đậu.
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc bệnh
Giai đoạn khởi phát bệnh nghĩa là khi người bệnh bị nổi mụn nước khoảng 2 đến 3 ngày và giai đoạn 2 tuần sau đó chính là thời điểm dễ lây bệnh nhất. Ở giai đoạn này, nếu mẹ không cách ly với con thì bé sẽ rất dễ bị lây bệnh từ mẹ. Đó là lý do vì sao mẹ kiêng cho con bú nhưng vẫn tiếp xúc gần và trò chuyện với con lại khiến con bị lây nhiễm thủy đậu.
Theo chuyên gia, để tránh lây nhiễm bệnh cho con, người mẹ mắc bệnh thủy đậu nên cách ly với con hoặc nếu ở gần con thì nên đeo khẩu trang và hạn chế nói chuyện với con, đặc biệt tránh tối đa trường hợp bé cọ sát vào mẹ, làm vỡ mụn nước và tiếp xúc với dịch tiết rồi lây bệnh từ mẹ.
Đối với những bà mẹ đang uống các loại thuốc chống chỉ định với các trường hợp đang cho con bú thì không nên cho con bú. Các chuyên gia cũng khuyên rằng, khi mắc thủy đậu, mẹ nên kiêng cho con bú trực tiếp, mà hãy vắt sữa ra bình cho con bú bình.
2. Khi mắc thủy đậu, mẹ nên cho con bú như thế nào?
2.1. Một số lưu ý giúp mẹ nhanh khỏi bệnh
Khi mắc thủy đậu, mẹ nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn và điều trị bệnh hiệu quả.
Thông thường, với những trường hợp không có tình trạng bội nhiễm, chẳng hạn như sưng đỏ, chảy mủ,… thì bệnh nhân có thể chưa cần dùng tới kháng sinh.
Nên phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn bằng cách bôi các loại thuốc xanh methylen, thuốc đỏ eosin hay thuốc tím,… để phòng ngừa nhiễm khuẩn. Nên bôi lên cả những nốt mụn đã vỡ hoặc chưa vỡ.
Người bệnh cần nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng để mau khỏi bệnh.
Nên vệ sinh cơ thể mỗi ngày bằng nước ấm là tốt nhất, hãy mặc những bộ đồ thoáng mát, chất liệu mỏng, thấm hút tốt.
2.2. Hướng dẫn cách cho con bú khi bị thủy đậu
Khi bị thủy đậu mẹ vẫn có thể cho con bú sữa mẹ nhưng cần hết sức thận trọng để tránh lây nhiễm bệnh sang con. Mẹ cũng cần chú ý, không nên cho con bú trực tiếp mà mẹ có thể vắt sữa ra bình để nhờ người khác cho bé bú.
Nếu mẹ bị thủy đậu thì nên vắt sữa và cho bé bú bình
Nếu bé không chịu bú sữa bình, mẹ có thể cho con bú, nhưng cần đeo khẩu trang và hạn chế nói chuyện với bé để tránh tình trạng dịch tiết bắn ra từ mẹ có thể gây lây nhiễm bệnh sang bé.
Mẹ cũng cần lưu ý, cắt móng chân móng tay cho bé để phòng trường hợp mẹ làm vỡ nốt mụn nước của mẹ, bé tiếp xúc với dịch tiết từ mụn nước làm tăng nguy cơ lây bệnh.
Mẹ cũng cần nhớ rằng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu và rất dễ lây nhiễm một số bệnh từ mẹ. Vì thế lời khuyên cho phụ nữ là trước khi mang thai, bạn nên tiêm phòng thủy đậu và một số bệnh lý khác để đảm bảo có một sức khỏe tốt nhất để nuôi con.
Khi có ý định mang thai, nên tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu
Hiện nay, 2 loại vắc xin phòng ngừa thủy đậu phổ biến và có hiệu quả cao là Varivax của Mỹ và loại Varilrix của Bỉ. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có thể cung cấp 2 loại vắc xin này, đồng thời quy trình bảo quản đảm bảo nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Trước khi tiêm, bạn sẽ được các chuyên gia đầu ngành tư vấn chi tiết, sau khi tiêm, khách hàng cũng được theo dõi sức khỏe, vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về dịch vụ tiêm phòng của chúng tôi.
Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “mẹ bị thủy đậu cho con bú ảnh hưởng gì không”. Nếu bạn còn phân vân về bất cứ vấn đề gì về sức khỏe của mình, về cách chăm sóc con, hoặc muốn đặt lịch tiêm phòng, hãy gọi đến MEDLATEC theo số 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!