Các tin tức tại MEDlatec
Góc giải đáp: Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
- 16/08/2021 | Một số lưu ý khi dùng thuốc trị viêm khớp gối
- 17/08/2021 | Lý giải nguyên nhân gây ra hiện tượng khớp gối kêu lạo xạo
- 20/08/2021 | Bác sĩ chỉ cách phân biệt thoái hóa khớp gối và loãng xương
1. Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là bệnh khá thường gặp ở người cao tuổi, người vận động xương khớp vùng gối nhiều như: thường xuyên phải đứng, đứng lâu, bê vác vật nặng, chạy nhiều,… Bệnh thoái hóa khớp gối xảy ra do sự mất cân bằng cơ học và sinh học ở sụn khớp, dẫn đến tổn thương sụn và xương dưới sụn. Kết quả là gây tổn thương các lớp sụn, cong trục xương làm biến dạng khớp gối, gây đau đớn và giảm vận động.
Thoái hóa khớp gối gây đau đớn cho người bệnh
Hai nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp gối là chấn thương và biến chứng của các bệnh lý về xương khớp. Chấn thương khớp gối có thể gặp do tai nạn giao thông, chơi thể thao, tai nạn lao động, thường gây nhiều tổn thương khác như: bong gân, tổn thương dây chằng, gãy xương, trật khớp, tổn thương sụn chêm,…
Ngoài ra, thoái hóa khớp gối còn do các bệnh lý cơ xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, bàn chân bẹt,… Đau đớn và giảm vận động là những vấn đề điển hình gặp phải ở người thoái hóa khớp gối, càng vận động nhiều hoặc vận động sai cách thì cơn đau càng tăng. Vì thế, người bệnh cần đi thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp dùng thuốc với vận động để cải thiện tình trạng bệnh.
Thoái hóa khớp gối có thể gặp ở nhiều lứa tuổi do những nguyên nhân khác nhau
2. Chuyên gia giải đáp: Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Đi bộ là một trong những môn thể dục nhẹ nhàng nhưng rất tốt cho sức khỏe, trong đó có tác dụng tăng sự linh hoạt, dẻo dai cho cơ xương khớp.
Nếu như hệ thống mô mềm của cơ thể nhận dinh dưỡng từ máu nuôi liên tục cung cấp đến thì sụn khớp lại được nuôi dưỡng bởi dịch khớp tiết ra. Đi bộ là một hình thức vận động nhẹ nhàng, giúp dịch khớp tiết ra nuôi dưỡng sụn tốt hơn, bôi trơn và hoạt động khớp gối hiệu quả hơn, ngăn ngừa khô cứng, đau khớp.
Vậy người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Nhiều nghiên cứu ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối và các bệnh về xương khớp khác như viêm khớp gối, cứng khớp khi đi bộ đúng cách đều có hiệu quả cải thiện bệnh, giảm đau hiệu quả. Ngoài tác dụng trên, đi bộ còn có tác dụng duy trì khối lượng cơ, đốt cháy calo để giảm cân hiệu quả, từ đó giảm sức nặng đè nén lên khớp gối. Từ đó, bệnh thoái hóa khớp gối và cơn đau khớp gối cũng được cải thiện.
Tuy nhiên, khi đi bộ nói riêng và hoạt động đứng, di chuyển nói chung, cơ thể dồn sức nặng về phía chân, trong đó khu vực khớp gối cũng chịu sức nặng khá lớn. Vì thế với bệnh nhân thoái hóa khớp gối, đi bộ cũng là bài tập tốt song cần biết tập đúng cách, nếu không sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Đi bộ là một trong những bài tập nhẹ nhàng phù hợp cho người thoái hóa khớp gối
Bên cạnh đi bộ đúng cách, người bị thoái hóa khớp gối nên kết hợp với các bài tập thể dục phù hợp khác để cải thiện bệnh, tăng dịch khớp bôi trơn và giảm đau đớn, cứng khớp. Sử dụng thuốc giảm đau cũng là một trong những biện pháp được sử dụng, song không được khuyến cáo sử dụng lâu dài vì không đem lại hiệu quả điều trị tận gốc. Lạm dụng thuốc giảm đau còn dễ khiến bệnh thoái hóa khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn, do đó, dinh dưỡng và luyện tập vẫn là giải pháp điều trị nên thực hiện kiên trì.
3. Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người bị thoái hóa khớp gối
Vậy làm sao để hoạt động đi bộ đem lại hiệu quả tốt cải thiện bệnh thoái hóa khớp gối? Dưới đây là một số lưu ý MEDLATEC đã tổng hợp, hãy tham khảo và thực hiện đúng.
3.1. Lựa chọn giày đi bộ phù hợp
Để bảo vệ chân nói chung và khớp gối nói riêng, việc đầu tiên là phải lựa chọn giày đi bộ chuyên dụng với kích cỡ phù hợp với chân, sao cho khi đi thoải mái, không quá rộng hay bó chặt vào chân. Ngoài ra, cần chọn loại giày có đế mềm dẻo, bề mặt tiếp xúc có nhiều rãnh nhỏ để tăng độ bám dính.
Tốt nhất người bị thoái hóa khớp gối nên hạn chế tối đa việc đi giày cao gót. Những người bị chứng bàn chân bẹt, nên đi loại giày có đế chỉnh hình để bàn chân được giữ đúng vị trí, tránh cho vòm chân sụp xuống gây tác dụng xấu cho khớp.
Đi bộ sai cách hoặc không khởi động có thể gây đau khớp gối
3.2. Khởi động trước khi đi bộ
Dù đi bộ là bài tập tương đối nhẹ nhàng, song vẫn nên khởi động kỹ cơ thể và các khớp trước khi tập, nhất là những người bị thoái hóa khớp gối thường bị đau và cứng khớp. Các bài tập vận động nên chọn là các động tác gập, duỗi, căng cơ tập trong vòng từ 5 - 10 phút, tập trung vào xương khớp chân và gối.
3.3. Đi bộ với cường độ thích hợp
Với bệnh nhân thoái hóa khớp gối, thời gian đi bộ hàng ngày được khuyến cáo là không quá 30 phút, tương ứng với khoảng 6.000 bước chân. Khi đi bộ, không nên sải bước quá dài hoặc đi bộ với tốc độ quá nhanh, điều này làm tăng áp lực cho khớp gối và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
3.4. Chọn đi bộ ở nơi bằng phẳng, thoáng mát
Đi bộ ở nơi bằng phẳng là tốt nhất với người bị thoái hóa khớp gối để kiểm soát vận động của khớp gối tốt nhất. Nên tránh hoàn toàn các khu vực có địa hình trơn trượt, dốc cao, có nhiều sỏi đá có thể gây ngã hoặc trượt chân.
3.5. Không ngưng đi bộ đột ngột
Tốt nhất nên giảm tốc độ đi bộ rồi dừng lại, sau đó mới ngồi nghỉ. Trong lúc nghỉ có thể dùng tay xoa bóp thêm để giảm căng cơ, giảm đau nhức xương khớp sau khi tập.
Xoa bóp là cách giúp giảm đau do thoái hóa khớp gối
Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh, thể trạng của bệnh nhân,... Ngoài ra, cần chú ý tập đúng cách mới đem lại hiệu quả cao. Nếu cần tư vấn thêm, tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!