Các tin tức tại MEDlatec
Góc giải đáp: Tai biến và đột quỵ có nguy hiểm không?
- 26/08/2022 | Những dấu hiệu tai biến ở người trẻ và cách xử trí
- 27/12/2021 | Bệnh nhân tai biến có phục hồi được hay không?
- 04/01/2022 | Chia sẻ những di chứng tai biến thường gặp bệnh nhân cần biết
1. Tổng quan về bệnh tai biến và đột quỵ
Đột quỵ não, thường gọi là đột quỵ hay tai biến mạch não, nên thực chất 2 cách gọi này là 1. Đột quỵ gồm 2 thể là nhồi máu não và xuất huyết não. Đây là tình trạng cấp tính có liên quan đến sự tổn thương vùng não và khả năng cao gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tai biến và đột quỵ là hiện tượng não của bạn bị thiếu hụt một lượng lớn máu lên não, có thể là thiếu máu nuôi toàn bộ não hoặc một phần não
Việc thiếu máu dẫn đến não chậm dần các hoạt động, tiếp đến là tê liệt và khiến chủ thể có thể vào hôn mê. Nếu bạn chỉ thiếu máu lên não với một lượng ít (bệnh lý nhẹ) có thể gây ra hiện tượng suy giảm trí nhớ, hôn mê thời gian dài, tê liệt, mất ngôn ngữ, sống thực vật,... và các di chứng tàn tật khác.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tai biến và đột quỵ là hiện tượng mất cấp tính các tính năng não, dần giết chết các tế bào não một cách hoàn toàn với thời gian dài nhất là 24 giờ, sau 24 giờ nạn nhân không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
2. Đột quỵ xảy ra ở những lứa tuổi nào?
Tai biến và đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhiều ở người già và những người có bệnh nền và sức đề kháng yếu. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đột quỵ sẽ tăng dần ở độ tuổi 55. Hiện nay bệnh cũng xuất hiện tương đối nhiều ở độ tuổi 20 đến 50 tuổi.
3. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ não
Dấu hiệu và triệu chứng của nhồi máu não thường xuất hiện đột ngột trong thời gian ngắn và đôi khi chúng ta không kịp để cảm nhận được sự biến đổi trong cơ thể. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh.
-
Liệt nửa người hoặc liệt 1 phần cơ thể; hoặc mất, giảm cảm giác một bên cơ thể.
-
Mất thị lực một hoặc hai mắt; mất hoặc giảm một phần thị trường bình thường; nhìn đôi (song thị).
-
Giảm hoặc không vận động được khớp xương.
-
Liệt mặt.
-
Suy giảm khả năng thăng bằng hoặc phối hợp.
-
Chóng mặt (hiếm khi xuất hiện đơn lẻ).
-
Thất ngôn (hay còn gọi là rối loạn chức năng ngôn ngữ).
-
Rối loạn ý thức đột ngột.
Lên cơn đau nửa đầu rất có thể là dấu hiệu của tai biến và đột quỵ
Tuy nhiên không phải người bệnh nào mắc tai biến và đột quỵ cũng đều có các biểu hiện như trên, chính vì vậy bạn cần hiểu rõ cơ thể mình, cảm nhận được sự mệt mỏi để kịp thời đến bệnh viện và bổ sung những chất dinh dưỡng còn thiếu cho cơ thể hoạt động bình thường.
4. Nguyên nhân dẫn đến tai biến và đột quỵ
4.1. Nguyên nhân khách quan
-
Do tuổi tác: tuổi cao là nguyên nhân lớn dẫn đến căn bệnh tai biến và đột quỵ ở người. Do các bệnh nền trong cơ thể họ khiến sức đề kháng của người bệnh yếu đi.
Ngoài ra, ít vận động cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai biến và đột quỵ ở người già
-
Công việc: Môi trường làm việc tiếp xúc nhiều với chất độc hại, hoặc làm việc căng thẳng, sử dụng những loại thức ăn không tốt cho sức khỏe và tim mạch, uống rượu bia,... cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ.
-
Tiền sử gia đình: người nhà, đặc biệt là cha mẹ ông bà đã từng mắc tai biến hoặc đột quỵ cũng khiến cho nguy cơ mắc bệnh của bạn cao hơn người thường.
4.2. Nguyên nhân chủ quan
Việc cơ thể bạn bị mắc bệnh nền sẽ là tiền đề cho một căn bệnh quái ác mang tên đột quỵ có thể xảy đến với bạn.
-
Bệnh cao huyết áp: những cục máu đông trong não bạn chèn ép và tạo áp lực lớn lên thành động mạch sẽ khiến chúng vỡ ra, đây là bước đầu dẫn đến xuất huyết não và vỡ túi phình động mạch não.
-
Bệnh tim mạch: bệnh hở van tim, bệnh mạch vành,… đều có nguy cơ gây ra tai biến và đột quỵ
-
Bệnh béo phì: béo phì gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể và tim mạch dẫn đến tình trạng đột quỵ và tai biến ở người già.
-
Ngoài ra bệnh thường do các nguyên nhân khác gây nên như: đồ ăn chứa quá nhiều chất bảo quản, chất phụ da độc hại, dầu mỡ, đồng hồ sinh học bị rối loạn, không tập thể thao,...
5. Phòng ngừa tai biến và đột quỵ bằng cách nào?
-
Bạn nên xây dựng khẩu phần ăn hợp lý lành mạnh, ăn ít lượng đường và muối trong thức ăn để tránh các bệnh tiểu đường, huyết áp,...
-
Ăn nhiều thực phẩm xanh như rau, hoa quả. Bạn nên bổ sung các loại ngũ cốc, các loại hạt tốt cho tim mạch và sức khỏe.
-
Tập thể dục thường xuyên và nhịp độ phù hợp với lứa tuổi.
-
Điều chỉnh giờ sinh học hợp lý.
-
Không hút thuốc lá: thuốc lá có hại đối với sức khỏe nói chung và tim mạch nói riêng chính vì vậy tránh xa thuốc lá là đang bảo vệ tính mạng của chính bạn.
Thăm khám sức khỏe định kỳ một năm hai lần để nắm bắt được tình trạng sức khỏe hiện tại của mình
Tai biến và đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh cần hiểu rõ về mức độ nguy hiểm để chủ động bảo vệ sức khỏe mình một cách tốt nhất. Nếu đang cần tham khảo hoặc tìm kiếm địa chỉ, cơ sở y tế uy tín để tầm soát sớm nguy cơ tai biến và đột quỵ, hay điều trị các bệnh lý về thần kinh thì MEDLATEC là một địa chỉ đáng tin cậy.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm.
Đặc biệt, chuyên khoa Thần Kinh của Bệnh viện được trang bị đầy đủ về các trang thiết bị y tế hiện đại, đáp ứng các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu như:
-
Điện não đồ;
-
Lưu huyết não;
-
Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh, điện cơ cắm kim;
-
Siêu âm doppler mạch máu ngoài sọ;
-
Chụp cắt lớp sọ não.
Qua đó hỗ trợ bác sĩ trong công tác chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Để được tư vấn chi tiết về căn bệnh này cũng như đặt lịch khám, theo dõi sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý vị có thể gọi đến hotline: 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!