Các tin tức tại MEDlatec
Gợi ý các loại nước ép làm tăng tiểu cầu
- 30/01/2023 | Uống nước ép sai cách có tác hại gì với sức khỏe?
- 31/01/2023 | 6 loại nước ép giảm cân bạn nên thử
- 20/04/2023 | Nước ép dứa có tác dụng gì? Sử dụng khi nào là tốt nhất?
- 11/09/2024 | Uống nước ép cà chua có tác dụng gì - Bạn biết chưa?
1. Giảm tiểu cầu là gì? Có đáng lo ngại không?
Tiểu cầu đảm nhiệm vai trò quan trọng trong quá trình làm đông máu, hạn chế nguy cơ chảy máu. Để biết được số lượng tiểu cầu là bao nhiêu, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm máu.
Số lượng tiểu cầu ở người khỏe mạnh dao động từ 150 - 450 G/L máu. Nếu chỉ số này thấp hơn mức tiêu chuẩn thì được gọi là tình trạng giảm tiểu cầu. Nếu tiểu cầu chỉ giảm nhẹ, người bệnh gần như không có triệu chứng gì đặc biệt. Tuy nhiên, trong những trường hợp tiểu cầu giảm nghiêm trọng, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều triệu chứng bất thường như xuất hiện các đốm xuất huyết trên da, chảy máu chân răng, đau đầu, rong kinh, chảy máu không dứt từ vết thương, có máu trong phân, có máu trong nước tiểu,...
Nhiều nguyên nhân có thể gây suy giảm tiểu cầu, trong đó, những nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như bệnh sốt xuất huyết, bệnh bạch cầu, ung thư hạch, bệnh xơ gan, người bệnh ung thư đang điều trị bằng phương pháp hóa trị,... Trong một số trường hợp khác, giảm tiểu cầu có thể là do tác dụng phụ của thuốc hoặc do bệnh nhân lạm dụng bia rượu,...
Tình trạng giảm tiểu cầu không được khắc phục sớm có thể gây ra những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng như sau:
- Phụ nữ có số lượng tiểu cầu thấp thì chu kỳ kinh sẽ kéo dài ngày hơn và đồng nghĩa với việc mất nhiều máu hơn bình thường.
- Người có số lượng tiểu cầu thấp có nguy cơ bị thiếu máu, cơ thể luôn mệt mỏi.
Giảm tiểu cầu khiến bệnh nhân mệt mỏi
- Người bệnh dễ bị chảy máu không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu xảy ra tình trạng chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu não thì sẽ vô cùng nguy hiểm.
- Khi có vết thương hở, số lượng tiểu cầu thấp khiến cơ thể bệnh nhân không đủ tiểu cầu để làm đông máu và có nguy cơ chảy máu lâu, mất nhiều máu.
2. Các loại nước ép làm tăng tiểu cầu
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng là một cách tăng tiểu cầu hiệu quả. Dưới đây là một số loại nước ép làm tăng tiểu cầu:
- Nước ép lựu: Đây là một loại nước ép có chứa nhiều vitamin C, không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn làm tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Trong khi đó, sắt là nguyên liệu chính để sản xuất các tế bào máu. Do đó, uống loại nước ép này sẽ giúp cơ thể sản xuất thêm các tế bào tiểu cầu mới.
Nước ép lựu giúp bổ sung vitamin C cho cơ thể
Ngoài ra, lựu còn có chứa vitamin B9 giúp kích thích quá trình sản xuất tế bào máu mới. Các chất chống oxy hóa trong quả lựu tăng cường sức khỏe tủy xương. Trong loại quả này còn có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên giúp tế bào máu tránh khỏi sự tổn thương.
- Nước ép củ dền và cà rốt: Đây là những loại củ có chứa nhiều kali, magie và các loại vitamin như vitamin A, B6, C thúc đẩy cho việc sản xuất các tế bào tiểu cầu mới.
Nước ép cà rốt và củ dền cũng có tác dụng kích thích sản xuất tiểu cầu
- Nước dừa: Nước dừa rất thơm ngon, dễ uống. Hàm lượng axit lauric trong loại nước này giúp kháng khuẩn, kháng virus hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh thì việc sản xuất các tế bào máu mới của cơ thể cũng sẽ ổn định hơn.
- Uống sữa tươi: Trong sữa tươi có chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe của chúng ta và kích thích quá trình sản xuất tiểu cầu. Protein có trong sữa rất cần thiết cho quá trình tạo ra tế bào máu mới đồng thời sửa chữa những tế bào máu cũ.
Sữa tươi còn có chứa nhiều Folate có lợi cho sự phát triển của các tế bào tiểu cầu mới. Đặc biệt, lượng canxi và vitamin D dồi dào trong sữa là những yếu tố vô cùng cần thiết để tủy xương khỏe mạnh hơn. Trong khi đó, đây lại chính là nhà máy sản xuất các tế bào tiểu cầu. Không những vậy, sữa tươi cũng có chứa nhiều sắt rất cần thiết cho việc sản xuất các tế bào máu mới. Ngoài ra vitamin K có trong sữa tươi cũng là chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với quá trình đông máu.
- Nước lá đu đủ: Uống nước lá đu đủ là bài thuốc dân gian giúp làm tăng tiểu cầu. Cách thực hiện như sau:
+ Đầu tiên, bạn cần chọn những chiếc lá đu đủ tươi, sau đó rửa sạch sẽ và để ráo nước.
+ Cho lá đu đủ vào xay cùng nước lọc và lọc lấy nước cốt.
+ Mỗi ngày, uống 2 muỗng canh nước cốt lá đu đủ để tăng số lượng tiểu cầu.
Phương pháp này đơn giản nhưng cũng cần nhiều thời gian để thực hiện. Ngày nay, trên thị trường đã có chiết xuất từ lá đu đủ dạng viên giúp người bệnh sử dụng thuận tiện và tiết kiệm thời gian.
- Một số loại thuốc giúp tăng tiểu cầu
Ngoài những loại nước ép giúp tăng tiểu cầu, các bác sĩ còn có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc tăng tiểu cầu trong một số trường hợp cần thiết.
- Vitamin tổng hợp
Một số loại thực phẩm chức năng có chứa các khoáng chất và vitamin cần thiết cho việc tạo máu, chẳng hạn như sắt, folate, vitamin C và vitamin B12. Do đó, đây cũng là một sản phẩm phù hợp với người bị giảm tiểu cầu. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng sản phẩm từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng tốt nhất và cần lưu ý sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất.
Bạn nên đi khám nếu có biểu hiện nghi ngờ bị giảm tiểu cầu
Trên đây là một số thông tin về các loại nước ép làm tăng tiểu cầu. Tuy nhiên, các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị bệnh nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nếu thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện nghi ngờ giảm tiểu cầu, bạn nên đi khám để được điều trị sớm. Tình trạng giảm tiểu cầu có thể là lời cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm. Nếu để lâu có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu đặt lịch kiểm tra sức khỏe, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên của Hệ thống Y tế MEDLATEC sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!