Các tin tức tại MEDlatec

Gợi ý thực phẩm có chỉ số GI thấp tốt cho bệnh nhân đái tháo đường

Ngày 29/10/2022
Chỉ số GI là vấn đề mà các bệnh nhân đái tháo đường cần phải xem trọng. Trong chế độ ăn uống hằng ngày, người bệnh chỉ nên bổ sung các loại thực phẩm với chỉ số GI thấp để kiểm soát lượng đường huyết của mình. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn biết được đâu là những loại thực phẩm mà mình nên lựa chọn. 

1. Khái niệm chỉ số GI

GI có tên tiếng Anh đầy đủ là glycemic index, tức chỉ số đường huyết. Đây là một chỉ số có thể phản ánh được tốc độ gia tăng của đường huyết sau khi nạp vào cơ thể những loại đồ ăn giàu carb (tinh bột, đường). Chỉ số GI có thể được đánh giá thông qua 3 cấp độ bao gồm thấp, trung bình và cao.

Khái niệm về chỉ số GI

Các loại đồ ăn với chỉ số GI cao có chứa carb với tốc độ hấp thụ nhanh. Sau khi bệnh nhân ăn những món ăn này thì lượng glucose có ở trong máu sẽ tăng lên nhanh chóng nhưng cũng sẽ giảm trở lại ngay sau đó. Trong khi đó, những loại thực phẩm với chỉ số GI thấp sau khi được đưa vào cơ thể sẽ khiến lượng đường huyết tăng lên và giảm xuống một cách từ từ. Nhờ đó, bạn có thể giữ được một nguồn năng lượng vô cùng ổn định và có lợi hơn đối với sức khỏe.

Những trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường cần phải tìm những loại đồ ăn với chỉ số GI thấp. Như vậy, người bệnh có thể kiểm soát được lượng đường huyết ở trong cơ thể mình. Ngoài ra, những loại thực phẩm này còn có khả năng hỗ trợ và giúp cải thiện tốt hơn quá trình chuyển hóa các lipid, rất phù hợp với bệnh đái tháo đường typ 2.

Theo ghi nhận của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, những người bị đái tháo đường cần duy trì chỉ số GI tốt nhất là:

  • Trước khi ăn: Khoảng 90 - 130mg/dl (tức khoảng 5 - 7,2 mmol/l).

  • Sau khi ăn từ 1 giờ đến 2 giờ: Tốt nhất là < 180mg/dl (10 mmol/l).

  • Trước khi đi ngủ: Dao động từ 110 - 150mg/dl (tức 5 - 8,3 mmol/l).

2. Cách chọn thực phẩm phù hợp với bệnh nhân đái tháo đường

Những người bị đái tháo đường trong ăn uống cần phải đặc biệt lưu ý ưu tiên những loại thực phẩm có chỉ số GI thấp. Như vậy, người bệnh có thể kiểm soát được tình trạng đường huyết ở trong máu một cách hiệu quả nhất. Mức chỉ số đường huyết trung bình ổn định từ 56 đến 69.

Lựa chọn thực phẩm với chỉ số GI phù hợp

Những dạng thực phẩm có chỉ số < 55 sẽ giúp lượng đường huyết tăng, giảm từ từ và đều đặn. Nhờ đó, cơ thể của người bệnh có thể duy trì được một nguồn năng lượng ổn định và giúp sức khỏe ở trạng thái tốt nhất. Người bệnh nên ưu tiên những món ăn có sự cân đối về chất xơ và bột đường để chỉ số đường huyết luôn được ổn định sau khi kết thúc bữa ăn. Ngược lại, nếu bệnh nhân chọn thực phẩm có chỉ số GI cao thì sẽ khiến lượng đường huyết tăng đột ngột và điều này không tốt cho sức khỏe.

Những loại thực phẩm với chỉ số GI < 55 mà người bệnh có thể ăn không cần lo lắng như các loại rau củ quả nhiều chất xơ và không quá ngọt. Đây đều là những thực phẩm có thể được hấp thu vào trong máu một cách từ từ và không gây nên những hiệu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân.

Những món ăn có chỉ số GI > 70 sẽ khiến đường huyết tăng lên một cách nhanh chóng. Một số món ăn mà bạn cần hạn chế điển hình như đồ ngọt, nước ngọt có gas, các loại hoa quả sấy khô,... Còn những thực phẩm có chỉ số GI dao động từ 56 đến 69 được đánh giá ở mức trung bình và bạn chỉ nên sử dụng ở mức độ vừa phải, ví dụ như các loại hoa quả có vị ngọt.

3. Gợi ý thực phẩm chỉ số GI thấp tốt cho sức khỏe

  • Bưởi (GI = 25): Cung cấp vitamin C, nâng cao sức đề kháng. Ở trong buổi có chứa enzym giúp hấp thu đường và giảm được lượng mỡ tích trữ ở bên trong cơ thể.

  • Sữa tươi (GI = 40): Một cốc sữa tươi có thể giúp bạn khống chế được hoạt tính của những enzym hợp thành cholesterol và hạn chế chúng được sinh ra.

Những loại thực phẩm có chỉ số GI thấp tốt với người bệnh

  • Sữa đậu nành (GI = 43): Chứa các acid amin có thể duy trì và củng cố được hệ miễn nhiễm. Bên cạnh đó, sữa đậu nành cũng có thể làm giảm cholesterol cùng chỉ số đường huyết của bệnh nhân.

  • Nước mơ (GI = 57): Hội tụ những thành phần có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa oxy đồng thời làm chậm lại quá trình lão hóa và hỗ trợ tốt cho sự phục hồi của những tế bào.

  • Cà chua (GI = 30): Cân bằng lượng đường huyết, đồng thời có hiệu quả giảm cân rất tốt.

  • Nước ép táo (GI = 15): Pectin - một dạng chất xơ hòa tan sẽ giúp cơ thể giữ được lượng nước cần thiết đồng thời giúp cho đường ruột được làm sạch hiệu quả. Quá trình tiêu hóa cũng được hỗ trợ diễn ra tốt hơn. Ngoài ra, chúng còn giúp cân bằng được hệ vi sinh ở bên trong đường ruột và giảm cholesterol của cơ thể.

  • Cam (GI = 43): Giàu vitamin C, canxi, P, K, acid citric carotene, chất xơ,... rất tốt cho quá trình chuyển hóa và hạn chế được sự tích lũy của các độc tố. Nhờ vậy, bạn sẽ có một chế độ giảm cân hiệu quả hơn.

  • Đào (GI = 50): Chứa nhiều chất xơ có thể cải thiện được hệ tiêu hóa giúp cho dạ dày hoạt động ổn định hơn. Bên cạnh đó, chúng còn giúp ức chế quá trình hấp thu các chất béo có hại, duy trì sự ổn định của cân nặng.

Ưu tiên những thực phẩm duy trì sự ổn định đường huyết

  • Cháo yến mạch (GI = 50): Cung cấp các protein và những chất xơ tự nhiên tốt hỗ trợ hệ tiêu hóa trong quá trình hoạt động đạt được hiệu quả.

  • Kiwi (GI = 50): Có 4g chất xơ và rất nhiều vitamin C cùng với các khoáng chất cơ lợi khác rất tốt đối với việc kiểm soát lượng đường huyết cho người bệnh.

  • Chuối (GI = 55): Giúp đốt cháy các chất béo à ngăn chặn được quá trình hấp thụ carbohydrate, hỗ trợ tốt quá trình trao đổi chất với một tốc độ nhanh hơn.

4. Những lưu ý quan trọng khi chọn thực phẩm

Thực đơn được áp dụng riêng cho bệnh nhân đái tháo đường cần phải đa dạng và phù hợp. Số lượng các loại thực phẩm cần phải đầy đủ và thích hợp cho nhu cầu của từng trường hợp để cân nặng được duy trì ở mức hợp lý.

Các bữa ăn nên có đầy đủ các chất như bột đường, đạm, chất béo và chất xơ để đường huyết được hấp thu vào bên trong máu một cách từ từ. Người bệnh nên bổ sung thêm chất xơ trong rau xanh để duy trì sự ổn định của đường huyết. Những loại có giàu omega-3 sẽ rất có lợi đối với sức khỏe tim mạch của người bị tiểu đường. Từ đó, những biến chứng tiểu đường có liên quan đến sức khỏe tim mạch sẽ được phòng ngừa một cách hiệu quả.

MUFA, PUFA hay DHA đều là những chất béo tốt vừa tốt cho hệ tim mạch lại còn có khả năng phòng chống những bệnh liên quan đến huyết áp hoặc bệnh mỡ trong máu. Người bệnh nên dùng sữa ít béo, có đường palatinose cùng với các chất xơ có thể hòa tan để tránh làm tăng cao đường huyết sau khi ăn.

Những lưu ý khi chọn thực phẩm người bệnh cần biết

Thêm vào đó, người bệnh cũng cần lưu ý không nên dùng các loại thực phẩm công nghiệp như thịt đóng hộp hoặc đồ ăn được chế biến sẵn. Các loại trái cây đóng hộp cũng không phải là thức ăn mà bệnh nhân bị tiểu đường có thể sử dụng, Các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ sẽ khiến cho chỉ số đường huyết của bệnh nhân bị rối loạn và nằm ngoài vùng an toàn.

Bệnh nhân đái tháo đường chỉ nên bổ sung các loại thực phẩm với chỉ số GI thấp để tốt cho sức khỏe và hỗ trợ cải thiện bệnh. Nhưng để có phác đồ điều trị bệnh tiểu đường đúng và phù hợp, Quý khách nên đến chuyên khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để các bác sĩ thăm khám.

Để đảm bảo thể trạng sức khỏe tốt nhất, Quý khách nên theo dõi thêm chỉ số đường huyết định kỳ tại bệnh viện hoặc ngay tại nhà thông qua dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC. Quý khách có thể gọi đến số 1900 56 56 56 để đặt lịch xét nghiệm và được tư vấn thêm.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.