Các tin tức tại MEDlatec

Hội chứng đuôi ngựa và nguy cơ liệt chân vĩnh viễn

Ngày 09/11/2022
Hội chứng đuôi ngựa rất dễ nhầm lẫn với những cơn đau lưng thông thường. Điều này dẫn đến sự chậm trễ trong điều trị khiến cho bệnh nhân có thể phải đối mặt với tình trạng liệt chân vĩnh viễn. Do đó, cần trang bị kiến thức để nhận biết và điều trị bệnh sớm. 

1. Hội chứng đuôi ngựa là bệnh như thế nào?

Tập hợp những dây thần kinh nằm ở phần cuối của tủy sống, cột sống thắt lưng được gọi là bó rễ thần kinh đuôi ngựa. Nhiệm vụ của những dây thần kinh này là gửi tín hiệu từ bàn chân và chân tới các cơ quan vùng chậu và ngược lại.

Bó rễ thần kinh đuôi ngựa nằm ở cuối tủy sống

Hội chứng chùm đuôi ngựa xảy ra khi có sự chèn ép lên các dây thần kinh đuôi ngựa và dẫn tới tình trạng gián đoạn chứng năng vận động và cảm giác đến chân, bàng quang. Nếu không được xử trí nhanh chóng, người bệnh có thể bị tổn thương lâu dài, tiểu tiện mất kiểm soát và thậm chí là tê liệt chân vĩnh viễn.

- Một số hội chứng đuôi ngựa phổ biến là:

+ Hội chứng đuôi ngựa trên.

+ Hội chứng đuôi ngựa dưới.

+ Hội chứng đuôi ngựa giữa.

2. Những nguyên nhân dẫn đến hội chứng đuôi ngựa

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới căn bệnh này là do tình trạng thoát vị địa đệm ở vùng thắt lưng. Bên cạnh đó, bệnh còn do một số nguyên nhân khác gây ra. Cụ thể như sau:

- Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng: Tình trạng thoát vị đĩa đệm thường gặp ở những người đang trong độ tuổi lao động, nhất là độ tuổi từ 35 đến 55. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn nữ giới.

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chủ yếu gây hội chứng đuôi ngựa

- Hẹp ống sống: Kích thước trung bình của ống sống thắt lưng là từ 13-15mm. Những trường hợp có kích thước nhỏ hơn 13mm được đánh giá là tình trạng hẹp ống sống. Hẹp ống sống là nguyên nhân cũng khá thường gặp dẫn đến hội chứng đuôi ngựa. Tình trạng hẹp ống sống có thể là do bẩm sinh hoặc do thoái hóa, xẹp hoặc gãy đốt sống,..

- U dây thần kinh vùng đuôi ngựa: Nguyên nhân này cũng rất thường gặp. Với những trường hợp có khối u ở vùng dây thần kinh đuôi ngựa thì việc loại bỏ khối u là phương pháp điều trị có thể mang lại những hiệu quả rất tích cực.

- U ống nội tủy vùng đuôi ngựa: Những khối u này xuất hiện ở vùng tận cùng của tủy sống nên việc phẫu thuật điều trị sẽ rất phức tạp.

- Do cột sống bị nhiễm trùng.

- Do dị dạng động tĩnh mạch cột sống.

- Một số trường hợp gặp phải những vấn đề trong gây tê tủy sống, một số biến chứng khi thực hiện các ca mổ cột sống thắt lưng cũng có thể dẫn đến hội chứng đuôi ngựa.

3. Một số biểu hiện nhận biết hội chứng đuôi ngựa

Tùy thuộc vào mức độ chèn ép vào rễ thần kinh mà người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Một số trường hợp bệnh dễ nhầm lẫn với tình trạng chèn ép tủy, các bệnh thần kinh ngoại biên, tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Người bệnh bị đau dữ dội vùng thắt lưng

Dưới đây là một số triệu chứng bệnh thường gặp:

- Những cơn đau dữ dội ở vùng thắt lưng.

- Yếu ở một hoặc cả hai bên chân.

- Rối loạn chức năng bàng quang dẫn đến tiểu không tự chủ, bí tiểu.

- Rối loạn chức năng tình dục.

- Người bệnh bị mất phản xạ ở chân.

Bên cạnh đó, những bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật cột sống hoặc đang bị thoát vị đĩa đệm cũng cần chú ý đến những cơn đau lưng bất thường để kịp thời xử trí, phòng tránh những nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị hội chứng đuôi ngựa

4.1. Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Ngoài những thông tin về triệu chứng từ người bệnh, các bác sĩ có thể đưa ra một số bài kiểm tra để đánh giá về sức mạnh, khả năng phản xạ, sự cân bằng, cảm giác, khả năng phối hợp và chuyển động của bệnh nhân.

Tiếp đó, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện một số biện pháp dưới đây:

- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là phương pháp có thể giúp bác sĩ thấy được những hình ảnh rõ nét của tủy sống, bó rễ thần kinh đuôi ngựa và các vùng lân cận..

- Myelogram: Người bệnh sẽ được tiêm chất cản quang vào vùng dịch não tủy sau đó tiến hành chụp X-quang ống sống. Bằng phương pháp này, các bác sĩ có thể thấy rõ tình trạng tủy sống hay các dây thần kinh trong ống sống có bị đẩy lệch do nhân đệm thoát vị, khối u hay tình trạng gai xương hay không,…

- Xét nghiệm máu: Trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể được chỉ định xét nghiệm máu để có thêm một số dữ liệu phục vụ cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.

4.2. Các biện pháp điều trị hội chứng đuôi ngựa

Với những trường hợp mắc hội chứng đuôi ngựa, người bệnh cần nhanh chóng điều trị để giảm áp lực lên dây thần kinh và ngăn chặn biến chứng xấu nhất đó là tình trạng tổn thương lâu dài, liệt chân vĩnh viễn, mất kiểm soát tiểu tiện hay rối loạn chức năng tình dục,…

Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

- Phẫu thuật là phương pháp mang lại hiệu quả tốt nhất. Nên điều trị càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 48 giờ tính từ thời điểm phát hiện bệnh.

- Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được điều trị bằng một số loại thuốc tùy theo từng nguyên nhân cụ thể chẳng hạn như thuốc giảm phù nề, thuốc kháng sinh,…

Trong trường hợp xảy ra những tổn thương vĩnh viễn, người bệnh nên học cách thích ứng với những thay đổi của cơ thể, tập vật lý trị liệu,…. Người thân và mọi người xung quanh nên hỗ trợ người bệnh cả về tinh thần và vật chất. Người bệnh cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ từ các nhân viên xã hội, các bác sĩ chuyên khoa,…

Trên đây là những thông tin cơ bản về hội chứng đuôi ngựa. Đây thực sự là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh, thậm chí liệt vĩnh viễn.

Chuyên khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành, dày dặn kinh nghiệm khám chữa bệnh. Đặc biệt, MEDLATEC còn đầu tư hệ thống trang thiết bị y khoa, máy xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh hiện đại giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác. Để được tìm hiểu thêm về bệnh hoặc có nhu cầu thăm khám, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên của MEDLATEC luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ quý khách.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.