Các tin tức tại MEDlatec

Hỏi và đáp: Bệnh lý răng miệng có tăng nguy cơ viêm loét đại tràng?

Ngày 08/11/2021
Là một bộ phận chính có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, đại tràng cũng rất dễ bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tổn thương thường gặp nhất đó là viêm loét đại tràng. Một số người đang mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng kèm theo cả dấu hiệu bất thường ở đại tràng. Vậy bệnh lý răng miệng có tăng nguy cơ viêm loét đại tràng không hay là do yếu tố nào khác gây viêm loét đại tràng?   

1. Tìm hiểu về bệnh viêm loét đại tràng

Ruột non có nhiệm vụ hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, sau đó những chất cặn bã không thể tiêu hóa sẽ được ruột già - hay đại tràng tiếp nhận. Tại đại tràng sẽ xảy ra quá trình tái hấp thu nước rồi các chất này sẽ được tống đạt ra ngoài cơ thể.

Với chức năng chứa đựng các chất dư thừa, đại tràng có một hệ thống vi sinh vật phong phú giúp tiêu huỷ các chất thải, nơi đây có nhiều vi khuẩn chí sẽ giúp lên men các chất cặn bã, tạo ra một số vitamin quan trọng như Vitamin B1,… và sẽ được hấp thu vào cơ thể qua niêm mạc đại tràng. Tuy nhiên vì môi trường ở đây chứa nhiều vi khuẩn, trong đó có cả những vi khuẩn gây bệnh nên đại tràng cũng phải gánh chịu những tổn thương nếu như có sự mất cân bằng hệ thống vi sinh vật này.

Bệnh viêm loét đại tràng xảy ra khi phần niêm mạc của bộ phận này xuất hiện các vết loét gây nên những biểu hiện như: khó chịu, đau nhói, xuất huyết, vết loét hình thành và lan rộng dẫn đến viêm nhiễm,...

Khi bị viêm loét đại tràng, bệnh nhân cần đi khám và xử trí sớm để tránh nguy cơ biến chứng nặng sau này như thủng đại tràng, ung thư đại tràng,... gây khó khăn cho công tác điều trị.

2. Các nguyên nhân dẫn tới viêm loét đại tràng

Để biết được rằng bệnh lý răng miệng có tăng nguy cơ viêm loét đại tràng hay không, hãy cùng chúng tôi phân tích xem viêm loét đại tràng là do những nguyên nhân nào gây nên:

Nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng cấp tính:

  • Do bệnh nhân bị dị ứng, ngộ độc thức ăn;

  • Do vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường không đảm bảo, bệnh nhân ăn phải những thức ăn, đồ uống chứa vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh:

  • Nấm, nhất là nấm Candida;

  • Vi khuẩn: vi khuẩn E. coli, trực khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn lao, vi khuẩn thương hàn (Salmonella);

  • Ký sinh trùng: phổ biến nhất là trung amip, bên cạnh đó là giun tóc, giun đũa, giun kim;

  • Siêu vi Rotavirus, phát hiện khá nhiều ở đối tượng trẻ em.

  • Bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn cũng có khả năng bị bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng chảy máu;

  • Bệnh còn do thói quen sinh hoạt hàng ngày gây nên như: căng thẳng kéo dài, khó tiêu, táo bón mãi không khỏi, dùng thuốc kháng sinh lâu ngày dẫn đến loạn khuẩn ruột hoặc thường xuyên sử dụng bia rượu, chất kích thích,...

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng

Nguyên nhân khiến bệnh nhân bị viêm đại tràng mạn tính:

Gồm 2 loại như sau:

  • Viêm đại tràng mạn tính có nguyên nhân: thường xảy ra sau khi người bệnh bị viêm đại tràng cấp tính nhưng không được điều trị dứt điểm;

  • Viêm đại tràng mạn tính không rõ nguyên nhân, không đặc hiệu.

Như vậy xét trên các nguyên nhân nêu trên thì khả năng bệnh lý răng miệng có tăng nguy cơ viêm loét đại tràng là không có mối liên hệ rõ ràng. Do đó để tìm ra nguyên nhân chính xác gây viêm loét đại tràng và các bệnh lý về răng miệng mình đang mắc phải, tốt nhất bệnh nhân cần đi thăm khám tại bệnh viện và phối hợp cùng bác sĩ chuyên khoa nhằm được điều trị sớm, dứt điểm 2 căn bệnh này.

3. Dấu hiệu nhận biết khi bị viêm loét đại tràng

Triệu chứng của viêm loét đại tràng thường dựa trên nguyên nhân gây ra bệnh. Các biểu hiện chung bao gồm: bụng đau, có khi đau quặn từng cơn, hay cảm thấy buồn đi cầu tiêu, phân lỏng, mùi tanh,...

3.1. Triệu chứng viêm loét đại tràng cấp tính

  • Viêm loét đại tràng là do bị nhiễm trùng amip:

  • Bụng đau liên tục, có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, quặn thắt vùng bụng dưới;

  • Đi đại tiện ra ít phân. Trong phân kèm máu và chất nhầy.

Bệnh nhân có thể đau bụng dữ dội vùng bụng dưới

  • Do trực khuẩn gây viêm đại tràng:

  • Bệnh nhân bị sốt và thường xuyên đau bụng đi ngoài;

  • Nếu tình trạng trên kéo dài sẽ khiến người bệnh bị mất nước, thậm chí là trụy tim mạch.

3.2. Biểu hiện của viêm đại tràng mạn tính

  • Bụng đau từng cơn và mỗi khi đau bụng đều có cảm giác buồn đi đại tiện. Hiện tượng này thường xảy ra sau khi ngủ dậy hoặc sau khi ăn xong và sẽ hết khó chịu khi bệnh nhân đi đại tiện;

  • Khó tiêu, táo bón, phân khô và cứng, số lượng phân mỗi lần đại tiện rất ít. Người cao tuổi và phụ nữ gặp tình trạng này nhiều hơn;

  • Một triệu chứng khác có thể gặp ở người viêm loét đại tràng mạn tính là đại tiện thể lỏng, xảy ra trong thời gian dài.

4. Làm thế nào để khắc phục tình trạng viêm loét đại tràng?

Vì tính chất dễ tái phát cũng như nguy cơ biến chứng nguy hiểm cao nên khi phát hiện bản thân xuất hiện các triệu chứng của viêm loét đại tràng, bệnh nhân cần đi khám ngay.

4.1. Phương pháp nội khoa trong điều trị viêm đại tràng

Nhằm đẩy lùi tình trạng đại tràng bị viêm loét, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống ký sinh trùng hoặc điều trị tiêu chảy cho bệnh nhân sử dụng. Bên cạnh đó, người bệnh cần được đảm bảo luôn bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải.

Viêm loét đại tràng có thể được điều trị bằng thuốc

4.2. Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp điều trị nội khoa bằng thuốc không đem lại hiệu quả, bệnh có xu hướng nặng hơn hoặc xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng thì có thể áp dụng biện pháp ngoại khoa - phẫu thuật loại bỏ phần viêm của đại tràng. Tuy nhiên phẫu thuật có nhược điểm là ảnh hưởng tới chức năng của ruột và tâm lý người bệnh.

4.3. Kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý

Ngoài việc điều trị bằng các phương pháp y khoa thì người bệnh cũng cần tự ý thức thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng một cách khoa học và lành mạnh hơn để ngăn ngừa bệnh viêm loét đại tràng. Cụ thể:

  • Không nên ăn thực phẩm sống chưa chế biến kỹ;

  • Nếu bị tiêu chảy thì tạm thời không ăn nhiều trái cây khô hoặc thực phẩm chứa nhiều chất xơ;

  • Nếu bị táo bón, bạn cần giảm hàm lượng chất béo và tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn;

  • Ngủ đủ giấc (khoảng 8 tiếng/ngày), không thức quá khuya;

  • Không sử dụng đồ uống chứa cồn, chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,...;

  • Nâng cao sức khỏe bằng cách thường xuyên rèn luyện cơ thể, tập thể dục thể thao điều độ;

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để ngăn ngừa viêm loét đại tràng

Như vậy hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh mối liên hệ bệnh lý răng miệng có tăng nguy cơ viêm loét đại tràng hay không. Do đó chúng tôi khuyến cáo những ai đang gặp 2 tình trạng bệnh này cùng một lúc, hãy tới ngay bệnh viện để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị sớm.

Để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa một cách thuận tiện, quý bạn đọc hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:

- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0969 789 888

- Website: meddental.vn

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.