Các tin tức tại MEDlatec
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng và một số lưu ý kèm theo
- 01/08/2014 | Sơ cứu bỏng lửa, nước sôi
- 06/07/2020 | Sơ cứu bỏng - Kỹ năng cơ bản ai cũng nên biết
- 24/04/2020 | Những nguyên tắc cơ bản tuyệt đối cần thực hiện đúng khi sơ cứu bỏng
- 11/12/2020 | Trẻ bị bỏng nước sôi: các mức độ và cách xử lý đúng
- 21/03/2021 | Các cấp độ của bỏng và hướng dẫn cách xử trí khi bị bỏng
- 27/02/2022 | Mách bạn 3 cách trị bỏng không để lại sẹo ngay tại nhà
1. Những tác nhân gây bỏng thường gặp
Trong cuộc sống, có rất nhiều yếu tố có thể gây bỏng. Chúng ta có thể chia các yếu tố này thành 4 nhóm chính:
- Bỏng do nhiệt, ví dụ bỏng nước sôi, dầu mỡ đang sôi, hơi nóng, lửa,...
- Bỏng điện, ví dụ sét đánh, điện giật,...
- Bỏng do hóa chất, ví dụ da bị bỏng do tiếp xúc với các acid mạnh, bazo mạnh, các loại muối kim loại nặng hoặc những hóa chất tương tự,...
- Bỏng do các tia vật lý (hiếm gặp), ví dụ tia hồng ngoại, tia X, các tia laser,...
2. Phân loại các cấp độ bỏng
Các biện pháp sơ cứu khi bị bỏng được thực hiện dựa trên nguyên nhân gây bỏng và mức độ nghiêm trọng của vết thương. Khi bị bỏng, làn da là bộ phận phải chịu nhiều tổn thương nhất. Ở trường hợp bỏng nặng, các tổn thương có thể ăn sâu qua da, tác tác động đến cơ, mạch máu, dây thần kinh,.... thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
Mức độ nghiêm trọng của vết bỏng có thể chia ra thành các cấp độ khác nhau dựa vào các đặc điểm của những tổn thương:
2.1. Bỏng nông
- Độ 1: Vết bỏng ở trên bề mặt với vùng da bị ửng đỏ nhẹ. Sau khoảng 3 đến 4 ngày, vết bỏng sẽ nhanh chóng lành lại và không có ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe.
- Độ 2: Vùng da bỏng sẽ bị tổn thương sâu hơn đến lớp biểu bì. Vết thương lúc này sẽ xuất hiện túi phỏng nước và cần được chăm sóc cẩn thận. Cấp độ bỏng này có thể tự khỏi trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày, khu vực da bị bỏng sau khi phục hồi sẽ có màu nhạt hơn so với xung quanh.
- Độ 3: Da bị tác động sâu hơn nhưng chưa ảnh hưởng đến gốc lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi. Ở cấp độ bỏng này, vết bỏng có vòm dày, màu đỏ và bên trong có dịch màu trắng đục. Thời gian phục hồi cũng lâu hơn so với 2 cấp độ ở trên, khoảng 15 ngày.
- Độ 4: Vết bỏng ăn sâu vào bên trong, tổn thương đến trung bì và bám dính vào vùng cận hoại tử.
2.2. Bỏng sâu
- Độ 1: Da bị tổn thương nghiêm trọng. Các thành phần biểu mô bị phá hủy, tình trạng hoại tử có thể ướt hoặc khô. Ở mức độ này, vết bỏng phải được can thiệp y tế chứ không thể tự khỏi.
- Độ 2: Ở mức độ này, các khu vực sâu hơn dưới da như gân, cơ, xương hay thậm chí là nội tạng đã bị ảnh hưởng, gây ra hậu quả nặng nề và nguy hiểm đến tính mạng nạn nhân.
3. Nguyên tắc chung khi sơ cứu bỏng
Tùy vào từng tác nhân gây bỏng và mức độ mà chúng ta sẽ có cách xử lý vết bỏng khác nhau nhưng có một nguyên tắc chung, có thể áp dụng cho mọi trường hợp. Đó là đưa nạn nhân tránh xa khỏi yếu tố gây bỏng ngay lập tức cũng như loại bỏ nhanh nhất những tác nhân gây bỏng trên da. Tiếp theo, đối với bỏng nông, bạn nên để vùng da bị tổn thương ở dưới vòi nước mát trong thời gian khoảng 20 đến 30 phút để làm dịu vết bỏng và hạn chế nguy cơ tổn thương sâu. Sau đó, bạn sử dụng khăn mềm sạch hoặc bông gạc thấm bớt nước trên da người bệnh, giúp giảm đau đớn.
Trường hợp vết bỏng nặng, bạn nên đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
4. Cách sơ cứu khi bị bỏng cho từng trường hợp
Các vết bỏng nếu được sơ cứu đúng cách sẽ giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng, hỗ trợ tốt hơn cho việc xử lý sau đó. Vì vậy, mỗi cá nhân chúng ta nên trang bị cho mình những kiến thức cùng các kỹ năng cơ bản về cách sơ cứu khi bị bỏng.
Để áp dụng đúng cách sơ cứu khi bị bỏng, việc xác định nguyên nhân gây bỏng là điều vô cùng cần thiết.
- Những trường hợp bị bỏng do điện thì cần ngắt nguồn điện tiếp xúc với với nạn nhân bằng cách tắt cầu dao hoặc sử dụng các vật không truyền điện, kéo nạn nhân ra ngoài. Người bị điện giật thường sẽ có dấu hiệu bị ngừng thở. Vì vậy, lúc này bạn cần tiến hành hô hấp nhân tạo để kịp thời cứu sống bệnh nhân và sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Trong khi đó, những trường hợp bị bỏng vì hóa chất gây nên cần được cởi bỏ hết áo quần ở vùng da bị tổn thương và rửa lại với nước sạch. Sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Những trường hợp bị bỏng lửa thì việc đầu tiên là tách nạn nhân ra khỏi vật cháy. Có thể cởi bỏ quần áo đang bị cháy âm ỉ ra khỏi người nạn nhân nhưng nếu quần áo bị dính vào da thì bạn không nên cố gỡ vì có thể làm tổn thương trên da nặng hơn. Ngâm vùng da bị bỏng vào nước khoảng 20 - 30 phút và sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
5. Một vài lưu ý quan trọng khi sơ cứu bỏng
Khi sơ cứu vết bỏng cho nạn nhân, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề quan trọng sau đây để tránh làm vết bỏng nghiêm trọng hơn, cụ thể:
- Không dùng nước đá lạnh hoặc nước có nhiệt độ quá thấp để rửa vết thương. Bởi lẽ, nước có nhiệt độ thấp có thể khiến thân nhiệt giảm, khiến mạch máu bị co lại và làm cho vết bỏng thêm nghiêm trọng.
- Không sử dụng các chất bôi trị bỏng truyền miệng, không có căn cứ khoa học như nước mắm hay củ chuối,... khiến cho vết bỏng nặng hơn, có thể gây nhiễm trùng.
- Bôi kem đánh răng lên vết bỏng là một quan niệm sai lầm. Ở trong kem đánh răng có chứa base. Khi thoa kem đánh răng lên vùng bỏng sẽ khiến cho nạn nhân cảm thấy đau rát hơn và tổn thương trên da sẽ nặng hơn.
- Tuyệt đối không được làm vỡ các nốt phỏng để tránh làm vết thương bị nhiễm trùng.
Trên đây là những thông tin hướng dẫn cơ bản cách sơ cứu khi bị bỏng mà bạn có thể áp dụng. Nhìn chung, các biện pháp sơ cứu bỏng sẽ giúp nạn nhân tránh khỏi nguy hiểm và giảm đau tạm thời. Vì vậy, ngay sau khi hoàn tất sơ cứu, bạn cần đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và xử lý vết bỏng kịp thời. Nếu cần tư vấn và hướng dẫn thêm, các bạn có thể liên hệ với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!