Các tin tức tại MEDlatec
Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi đúng cách
- 18/12/2024 | Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời: Hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ
- 30/12/2024 | Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Cảnh báo những vấn đề tiêu hóa cần lưu ý
- 31/12/2024 | Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả không và lời khuyên cho các bà mẹ
1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ho, sổ mũi
Muốn chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi đúng cách, trước tiên cha mẹ cần nhận biết đúng các dấu hiệu của tình trạng này, gồm:
- Trẻ thường xuyên hắt hơi và sổ mũi, dịch mũi trong suốt hoặc đặc hơn nếu bị viêm mũi.
- Ho khan hoặc ho có đờm do mũi bị ngạt hoặc dịch mũi chảy xuống họng gây kích ứng.
- Có tiếng khụt khịt khi thở.
- Quấy khóc, khó chịu nhiều hơn bình thường.
Ho, sổ mũi khiến trẻ khó chịu, từ chối bú sữa
2. Nguyên nhân gây ho sổ mũi ở trẻ sơ sinh
Ho, sổ mũi ở trẻ sơ sinh thường do:
- Thời tiết lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột, cơ thể trẻ chưa thể thích nghi kịp.
- Sự tấn công của virus hoặc vi khuẩn gây viêm đường hô hấp.
- Dị ứng với các yếu tố như bụi, phấn hoa, thực phẩm,... gây kích thích các triệu chứng hô hấp, gây ho và sổ mũi kéo dài.
- Môi trường khô và bụi bẩn kích thích niêm mạc mũi.
3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi đúng cách
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi đúng cách giúp giảm nhẹ triệu chứng và đẩy nhanh quá trình hồi phục cho trẻ. Muốn vậy, cha mẹ cần thực hiện một số phương pháp như sau:
3.1. Duy trì không khí ẩm và thoáng, sạch
Môi trường khô hanh, nhất là vào mùa đông dễ khiến trẻ bị ngạt mũi nghiêm trọng hơn. Để giúp bé dễ thở, cha mẹ hãy:
- Sử dụng máy tạo độ ẩm duy trì độ ẩm trong không khí, làm mềm dịch nhầy trong mũi, giúp bé dễ dàng thở hơn.
- Đặt bát nước trong phòng (nếu không có máy tạo độ ẩm) để tạo độ ẩm tự nhiên, giúp không khí trong lành hơn.
Không khí quá ẩm ướt cũng có thể gây nấm mốc nên cha mẹ chỉ cần duy trì mức độ ẩm vừa phải (40 - 60%).
Ngoài ra, trẻ cần được ở trong môi trường thoáng đãng, không có khói thuốc lá hay chất kích thích để nhanh chóng hồi phục. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi, cha mẹ cần tránh để trẻ ngủ trong phòng kín gió hoặc gần máy điều hòa. Nếu có thể, hãy mở cửa phòng để không khí lưu thông, giúp bé dễ thở hơn.
3.2. Hút mũi cho trẻ
Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, dịch mũi có thể chảy ra và khiến trẻ khó thở. Hút mũi đúng cách sẽ giúp trẻ dễ thở và bú sữa hiệu quả:
- Cha mẹ hãy dùng nước muối sinh lý để nhỏ vài giọt làm loãng dịch mũi sau đó dùng dụng cụ hút mũi dành cho trẻ sơ sinh, đưa đầu hút vào mũi của trẻ và hút để loại bỏ dịch nhầy.
Mỗi ngày nên hút mũi 2 - 3 lần cho trẻ, không làm nhiều quá để tránh gây tổn thương niêm mạc mũi.
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi mẹ cần hút mũi đúng cách để giúp đường thở của con được thông thoáng
3.3. Vỗ lưng cho trẻ
Vỗ lưng giúp đẩy dịch ra ngoài và giảm tình trạng ho ở trẻ. Cha mẹ hãy dùng lòng bàn tay khum lại rồi vỗ nhẹ vào lưng trẻ, bắt đầu từ phần dưới lưng lên trên. Vỗ trong 1 - 2 phút và không quá mạnh để trẻ không bị đau.
Nếu trẻ đã ngồi được, cha mẹ có thể vỗ lưng cho con trong tư thế ngồi. Nếu trẻ còn nhỏ, hãy cho trẻ nằm sấp trên cánh tay của cha mẹ và thực hiện vỗ lưng.
3.4. Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi rất cần chú ý đến khâu vệ sinh cá nhân. Khi trẻ bị sổ mũi, dịch mũi có thể làm ướt vùng da dưới mũi hoặc quanh miệng, gây kích ứng da khiến trẻ khó chịu.
Trước khi chăm sóc trẻ cha mẹ hãy dùng dung dịch sát khuẩn vệ sinh sạch tay của mình. Cha mẹ hãy dùng khăn mềm, ấm và lau sạch dịch mũi hoặc chất nhầy quanh mũi và miệng trẻ. Các dụng cụ hút mũi, khăn lau mặt và các vật dụng liên quan tới trẻ cũng cần được làm sạch và khử trùng thường xuyên. Những việc làm này giúp cho tránh được sự tấn công của vi khuẩn để giảm thiểu nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe khác.
3.6. Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ
Dinh dưỡng giúp bé nhanh hồi phục khi bị ho và sổ mũi. Nếu trẻ vẫn bú mẹ, mẹ cần đảm bảo cho bé bú đủ sữa để tăng cường sức đề kháng. Đảm bảo đủ lượng sữa theo nhu cầu trẻ (bao gồm cả sữa mẹ hoặc sữa công thức).
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ bị ho, sổ mũi tăng đề kháng, tăng tốc độ hồi phục
4. Lưu ý trong quá trình chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi, cha mẹ không được tự ý cho con dùng kháng sinh, chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Trẻ cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám khi có các biểu hiện:
- Không thể bú hoặc khó ăn uống.
- Trẻ khó thở hoặc thở khò khè.
- Ho kéo dài hơn 3 - 4 ngày không thuyên giảm.
- Sốt cao trên 38 độ C.
- Thở dốc, đau ngực.
Hy vọng thông qua bài viết trên cha mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi để giúp con nhanh chóng hồi phục và không gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Trường hợp trẻ có các biểu hiện cần thăm khám, cha mẹ có thể liên hệ đặt lịch khám cho con cùng bác sĩ chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!