Các tin tức tại MEDlatec

Hướng dẫn phác đồ điều trị phù phổi cấp Bộ Y tế

Ngày 01/04/2024

Từ khóa chính: phác đồ điều trị phù phổi cấp Bộ Y tế

Bài viết lặp 24%, CTV sửa bài

Hướng dẫn phác đồ điều trị phù phổi cấp Bộ Y tế

Phù phổi cấp là bệnh cấp tính nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng tính mạng khi không được can thiệp y tế kịp. Hiện nay đã có phác đồ điều trị phù phổi cấp Bộ Y tế, bệnh nhân có thể tham khảo để hiểu hơn về quá trình chữa trị bệnh lý này.

1. Tìm hiểu chung về phù phổi

Phù phổi hay còn được biết tới là tình trạng dịch tích tụ quá nhiều tại phế nang phổi. Hậu quả là chức năng phổi suy giảm, đặc biệt là khả năng trao đổi khí. Căn bệnh cấp tính này phát triển qua 3 giai đoạn, đó là giai đoạn mao mạch, giai đoạn kẽ, giai đoạn phế nang. Vì đây là bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nên chúng ta tuyệt đối không được chủ quan trước các dấu hiệu nghi mắc phù phổi cấp.

Phù phổi cấp là bệnh cấp tính rất nghiêm trọng.

Phác đồ điều trị phù phổi cấp Bộ Y tế sẽ được phân theo các dạng phù phổi. Bác sĩ cho biết hai dạng bệnh phổ biến hiện nay là: phù phổi cấp huyết động và phù phổi cấp tổn thương.

Cụ thể, tình trạng phù phổi cấp huyết động thường xảy ra do suy tim trái, lúc này áp lực trong lòng mạch máu tăng, tạo điều kiện khiến dịch thoát khỏi mạch máu, đồng thời tích tụ ở phế nang. Tình trạng phù phổi cấp huyết động thường diễn biến nhanh, đột ngột và là một trong những cấp cứu y khoa cần được xử lý nhanh chóng, nếu không người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao.

Tình trạng phù phổi cấp tổn thương chủ yếu xảy ra đối với người bị nhiễm trùng phổi. Do phế nang tổn thương, dịch từ máu, mô xung quanh tới phế nang và gây hiện tượng phù phổi. Phù phổi cấp tổn thương gồm 2 loại, đó là nhiễm trùng và không nhiễm trùng. Trong đó, tình trạng nhiễm trùng xảy ra đối với bệnh nhân có tiền sử viêm phổi, lao phổi. Ngược lại, tình trạng không nhiễm trùng có thể xảy ra do chấn thương, do cơ thể bạn dị ứng…

2. Xác định nguyên nhân dẫn đến phù phổi

Như đã phân tích ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây phù phổi, trong đó thường gặp nhất là do suy tim trái, do tim không bơm đủ máu tới phổi, dịch có xu hướng tích tụ tại phế nang và gây phù phổi.

Suy tim trái có thể dẫn tới phù phổi cấp.

Phù phổi cũng có thể do suy thận gây nên. Khi chức năng thận suy giảm, dịch không được đào thải mà tiếp tục tích tụ ở phế nang. Bác sĩ cũng cho biết tình trạng tắc nghẽn mạch phổi và nhiễm trùng phổi tiềm ẩn nguy cơ gây phù phổi cấp rất cao, bệnh nhân nên cảnh giác.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây phù phổi là: do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, do tăng huyết áp phổi hoặc chấn thương, dị ứng…

3. Triệu chứng thường gặp

Đa phần bệnh nhân sẽ gặp phải triệu chứng khó thở và thở dốc, trung bình nhịp thở của người bệnh phù phổi cấp khoảng 30 lần/phút. Khi bác sĩ đặt ống nghe sẽ thấy bệnh nhân thở khò khè, ở hai đáy phổi có tiếng râm ran. Đây là dấu hiệu không thể bỏ qua ở người bị phù phổi cấp.

Ngoài ra, người mắc bệnh phù phổi cấp thường đổ rất nhiều mồ hôi, dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn. Nhịp tim của người bệnh có thể lên tới 100 - 140 lần/phút, cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, ho dai dẳng kèm triệu chứng da tím tái, chỉ số huyết áp tăng cao bất thường.

Bệnh nhân thường cảm thấy khó thở, thở dốc.

4. Phác đồ điều trị phù phổi cấp Bộ Y tế như thế nào?

Hiện nay, Bộ Y tế đã đưa ra phác đồ điều trị dành cho bệnh nhân phù phổi cấp, gồm 2 giai đoạn, đó là cấp cứu và giai đoạn điều trị nguyên nhân.

Để cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, hạn chế nguy cơ tử vong, ban đầu các bác sĩ sẽ tập trung vào giai đoạn cấp cứu. Trước hết, bệnh nhân cần được đặt nằm đúng tư thế, đó là nửa ngồi, nửa nằm, chân buông thõng. Mục đích là để giảm áp lực lên tim, phổi, nhờ vậy bệnh nhân sẽ cảm thấy hô hấp dễ dàng hơn. Đồng thời, bác sĩ sẽ tiến hành cho bệnh nhân thở oxy nhằm tăng lượng oxy trong máu.

Ở giai đoạn cấp cứu theo phác đồ điều trị phù phổi cấp Bộ Y tế, bệnh nhân sẽ được sử dụng một số loại thuốc, đó là: thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc chống đông máu và thuốc chống loạn nhịp. Mỗi loại thuốc sẽ có một tác dụng riêng, ví dụ như:

Phác đồ điều trị phù phổi cấp Bộ Y tế sẽ chia theo 2 giai đoạn

- Thuốc lợi tiểu: hỗ trợ đào thải chất lỏng dư thừa, giảm thiểu áp lực ở lòng mạch máu phổi.

- Thuốc giãn tĩnh mạch: khiến tĩnh mạch giãn, giúp giảm tải áp lực máu tại phổi.

- Thuốc chống đông máu: ngăn rủi ro xuất hiện cục máu đông.

- Thuốc chống loạn nhịp: giúp ổn định nhịp tim.

Sau khi kiểm soát được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chuyển sang giai đoạn điều trị nguyên nhân để hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Tùy vào nguyên nhân gây phù phổi cấp, bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ thích hợp nhất.

Song song với đó, người bệnh tiếp tục sử dụng một số loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, ví dụ như: thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông máu, thuốc giãn tĩnh mạch, thuốc kháng sinh, chống viêm hoặc giảm đau,…

Tốt nhất, khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh nên đi thăm khám tại đơn vị y tế uy tín như chuyên khoa Hô hấp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra chuyên sâu, sau đó được hướng dẫn phác đồ điều trị phù phổi cấp Bộ Y tế sao cho phù hợp. MEDLATEC là đơn vị có 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng với rất nhiều ưu điểm như:

- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, đầu ngành như PGS.TS.BS Hoàng Thị Phượng, nguyên Trưởng khoa Lao và Bệnh phổi thuộc Viện Phổi Trung ương, Phó chủ nhiệm Bộ môn Nội Khoa Y tại Đại học Y dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

- Trung tâm Xét nghiệm chuẩn ISO 15189:2012 và được Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP.

- Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh hiện đại, hỗ trợ tốt nhất quá trình thăm khám, điều trị và theo dõi bệnh như X-quang, siêu âm, nội soi, MRI, CT Scan,... được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Đức, Thụy Sĩ.

Từ khoá: phác đồ điều trị phù phổi cấp bộ y tế

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.