Các tin tức tại MEDlatec
Hướng dẫn tư thế ngủ cho bà bầu theo chuẩn y khoa
- 13/09/2022 | Cẩm nang thai kỳ: bà bầu ăn cá ngừ được không?
- 18/08/2022 | Bác sĩ giải đáp: Bà bầu mất ngủ nên ăn gì?
- 17/08/2022 | Bà bầu ăn kem được không? Cần lưu ý những gì?
1. Tầm quan trọng của giấc ngủ khi mang thai
Sau những giờ lao động và làm việc căng thẳng, ngủ chính là hoạt động giúp cơ thể có thời gian tái tạo năng lượng và nghỉ ngơi. Ở phụ nữ mang thai, thời gian ngủ là thời điểm để các mạch máu được hồi phục sau cả ngày dài chúng phải chịu áp lực gia tăng vì lưu lượng máu trong cơ thể mẹ đều được huy động để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.
Ngủ chính là hoạt động giúp cơ thể có thời gian tái tạo năng lượng và nghỉ ngơi
Ngoài ra giấc ngủ còn giúp phục hồi và tăng cường hệ thống miễn dịch, kiểm soát cách cơ thể phản ứng với insulin, hạn chế nguy cơ gia tăng lượng đường trong máu - nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ.
2. Tư thế ngủ khiến mẹ bầu khó chịu không nên được áp dụng
Không chỉ lưu ý về tư thế ngủ cho bà bầu có những đêm ngon giấc, các mẹ cũng cần tránh những tư thế ngủ gây khó chịu cho mẹ và thai nhi trong bụng. Có nhiều người vẫn duy trì thói quen nằm sấp hoặc nằm ngửa khi ngủ ngay cả khi đang mang thai. Thực ra trong 3 tháng đầu thai kỳ khi bụng còn nhỏ hoặc nhiều mẹ chưa phát hiện ra mình có thai thì vẫn có thể nằm được ở tư thế này. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo mẹ nên chuyển sang nằm nghiêng ngay từ tháng thứ 4 của thai kỳ tốt nhất là nằm nghiêng trái, giảm được sự chèn ép lên các mạch máu và cơ quan trong ổ bụng, giúp tăng lượng máu từ chi dưới về tim, đảm bảo thể tích tuần hoàn trong máu mẹ đồng thời tăng tuần hoàn tới bánh nhau thai để cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho thai được đảm bảo.
Bước sang tuần thai thứ 24, các mẹ nên dừng ngay việc nằm ngửa khi ngủ vì những lý do như sau:
-
Tử cung sẽ đè lên tĩnh mạch chủ dưới dẫn tới cản trở dòng máu lưu thông, đây là nguyên nhân khiến các mẹ bị hạ huyết áp với các triệu chứng như chóng mặt, khó chịu, mệt mỏi, đồng thời điều này cũng làm giảm lượng máu được vận chuyển tới nhau thai, ảnh hưởng trực tiếp tới nhịp tim của thai nhi;
-
Khi mẹ nằm ngửa trong thời gian dài, trọng lượng của thai nhi trong tử cung sẽ chèn ép lên cơ lưng, ruột, cột sống và các mạch máu lớn gây nên tình trạng đau lưng, suy tuần hoàn, táo bón, bệnh trĩ khiến mẹ gặp không ít khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ có vậy, những tình trạng trên còn khiến tuần hoàn thai nhi bị suy yếu gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng tới sức khỏe của em bé;
-
Nằm ngửa khi ngủ còn có một tác động tiêu cực tới các mẹ bầu đó là nguy cơ mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ, do đó các mẹ hãy tập thói quen nằm nghiêng trong giai đoạn bầu bí để không gặp phải những rắc rối liên quan đến sức khỏe nhé!
Mẹ bầu nên sắm một chiếc gối kê để nằm ngủ được thoải mái hơn
3. Các cách giúp mẹ bầu có một giấc ngủ ngon trong suốt thai kỳ
3.1. Tư thế ngủ cho bà bầu
Trong giai đoạn mang thai, tử cung sẽ gia tăng về kích thước để đủ chỗ cho thai nhi lớn dần. Các chuyên gia khuyến cáo rằng tốt nhất mẹ bầu nên nằm nghiêng trong khi ngủ vì điều này sẽ giúp các mẹ thở dễ dàng hơn và giảm áp lực đè nặng lên tử cung, giảm hiện tượng chèn ép mạch máu và gia tăng khả năng tuần hoàn máu lưu thông trong cơ thể mẹ.
Nằm nghiêng bên trái được cho là tư thế ngủ cho bà bầu được khuyến khích nhất. Nguyên nhân là vì:
-
Khi mẹ nằm nghiêng sang trái, máu và chất dinh dưỡng sẽ dễ đi tới nhau thai hơn.
-
Thứ hai là khi nằm ở tư thế này sẽ giúp tránh tình trạng tử cung đè vào gan.
-
Khi nằm ngủ nghiêng sang trái sẽ giảm bớt áp lực lên lưng và chân dưới, vì thế mẹ bầu sẽ có cảm giác thoải mái và thư giãn hơn.
-
Tư thế này còn giúp ngăn chặn hoặc làm giảm hiện tượng phù chân cho mẹ bầu, nhất là giai đoạn phù chân sinh lý ở những tháng cuối;
-
Nằm nghiêng sang trái cũng có tác dụng tránh trường hợp tử cung đè lên tĩnh mạch chủ dưới - đây là tĩnh mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu về tim.
Nằm ngửa khi mang thai khiến mẹ bầu dễ bị khó thở và mệt mỏi
Ngoài tư thế nằm nghiêng về bên trái, mẹ bầu nên kê cao đầu và gác chân cao khi ngủ. Từ tháng thứ 4 trở đi, ở một số thai phụ mắc các bệnh lý về tĩnh mạch hoặc hay bị chuột rút ban đêm thì hãy chú ý gác chân lên cao. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng trào ngược dạ dày và ngáy khi ngủ thì các mẹ nên kê cao gối. Vì lúc này tử cung đã lấn át diện tích của dạ dày lẫn đường hô hấp trên khiến thức ăn rất dễ bị trào ngược lên thực quản và tạo ra âm thanh ngáy gây nhiều khó chịu cho các mẹ.
Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại gối dành riêng cho các bà bầu. Thực tế rất khó để các mẹ duy trì mãi một tư thế khi ngủ nên các mẹ hãy sắm ngay cho mình một chiếc gối bầu mềm kê ở trước bụng làm giảm trọng lượng của bụng đè xuống bên dưới, giữ cho cột sống luôn thẳng và giảm sức ép của chân này khi gác lên chân kia, giúp mẹ có được một giấc ngủ ngon hơn.
3.2. Bà bầu nên làm gì để đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ?
Để chuẩn bị chu tất cho cuộc vượt cạn lắm gian nan sắp tới, các mẹ bầu ngoài việc chú ý đến tư thế khi ngủ thì cũng nên quan tâm đến những vấn đề sau:
-
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Không nên ăn những món cay nóng, đồ chua vì không tốt cho thai nhi, dễ sinh nhiệt gây táo bón;
-
Hạn chế ăn quá khuya trước giờ đi ngủ vì sẽ dẫn tới khó ngủ và trào ngược dạ dày;
-
Nên có một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa để giảm bớt mệt mỏi, tiếp thêm năng lượng cho ngày làm việc;
-
Không thức quá khuya sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Đồng thời thức khuya là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý, ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh vào não bộ;
-
Để ngủ sâu giấc và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, mẹ bầu có thể kết hợp tập luyện yoga mỗi ngày. Nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với giai đoạn mang thai.
Trên đây là một số lời khuyên dành cho các mẹ bầu với mong muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu còn nhiều băn khoăn cần được giải đáp và đặt lịch khám thai cùng bác sĩ Chuyên khoa Sản - phụ khoa Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!