Các tin tức tại MEDlatec
Khi bị côn trùng chui vào tai cần xử trí thế nào?
- 26/04/2021 | Góc giải đáp: Khi nào cần khám bác sĩ nếu trẻ bị côn trùng đốt?
- 03/11/2022 | Xử lý khi bị côn trùng đốt hiệu quả tại nhà nhanh chóng
- 28/09/2021 | Thắc mắc thường gặp: Cảm giác có côn trùng bò trên tóc là sao?
1. Làm sao để biết được côn trùng chui vào tai?
Những nơi ẩm thấp, nhiều đồ đạc là nơi trú ngụ ưa thích của các loại côn trùng như kiến, ruồi, muỗi,... Côn trùng có thể chui vào tai của bạn khi bạn nằm ngủ dưới sàn nhà hay ngủ ngoài trời trong những buổi cắm trại. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ hơn là người lớn.
Để xử lý bị côn trùng chui vào tai trước hết bạn cần phát hiện tình trạng này. Phát hiện càng sớm sẽ hạn chế được các tổn thương do côn trùng gây ra.
Đối với côn trùng đang còn sống, bạn có thể nhận biết qua các chuyển động hoặc tiếng vo ve của chúng. Ngoài ra, côn trùng cũng có thể gây ra những hành động như cắn vào tai, khiến bạn đau, ngứa rát và kích ứng, khó chịu.
Mức độ đau sẽ phụ thuộc vào cơ thể của mỗi người và kích thước của côn trùng. Có người chỉ bị những cơn đau nhẹ nhưng cũng không ít người bị dày vò bởi những cơn đau dữ dội do côn trùng tấn công. Thậm chí, còn có trường hợp chảy máu do bị tổn thương màng nhĩ.
Có thể phát hiện côn trùng chui vào tai qua những chuyển động hoặc tiếng vo ve
Người lớn có thể nhận biết được sự tồn tại của côn trùng thông qua những chuyển động hay những tiếng vo ve dễ dàng. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ thì lại khác, các bé thường không thể phát hiện được điều này và nói cho bố mẹ được biết. Vì vậy, để nhận biết trẻ bị côn trùng chui vào tai, phụ huynh cần cẩn thận quan sát những hành động, cử chỉ của trẻ như gãi, dụi hay kéo một bên tai.
2. Cách xử lý khi bị côn trùng chui vào tai
Khi bị côn trùng chui vào tai, bạn có thể xử lý ngay tại nhà đối với trường hợp nhẹ hoặc côn trùng có kích thước nhỏ. Hãy nằm nghiêng đầu về phía tai có côn trùng, dùng oxy già hoặc nước muối sinh lý ấm nhỏ ngập tai để khiến côn trùng tự chui ra ngoài hoặc chết vì ngạt, rối khéo léo gắp ra ngoài hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện để bác sĩ gắp côn trùng ra.
Nếu trường hợp côn trùng có kích thước lớn, các cơn đau dữ dội, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Bác sĩ sẽ lấy côn trùng ra cũng như xử lý những tổn thương do côn trùng gây ra.
Sau khi đã lấy được côn trùng ra ngoài thì nên chú ý vệ sinh tai sạch sẽ, nhỏ thuốc đều đặn để phòng ngừa viêm nhiễm.
Tuy nhiên, khi xử lý côn trùng chui vào tai không được sử dụng các dụng cụ để ngoáy móc. Điều này vô hình đẩy côn trùng vào sâu hơn, khiến việc loại bỏ chúng càng thêm khó khăn.
Một điều mà bạn cần đặc biệt lưu ý là không thực hiện các phương pháp dân gian để xử lý khi bị côn trùng chui vào tai. Những phương pháp như hơ lá, xông hơi,...không chỉ không có tác dụng mà còn khiến côn trùng hoảng sợ, chạy càng sâu hơn. Nếu nghiêm trọng, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, giảm thính lực,... Đồng thời, khi gặp tình trạng này cũng không nên kích động, lo lắng vì điều này có thể khiến côn trùng chui vào sâu hơn.
Dùng dụng cụ ngoáy móc có thể khiến côn trùng chui vào tai sâu hơn
3. Bị côn trùng chui vào tai có sao không?
Khi bị côn trùng chui vào tai có thể gây ra tác hại hại không mong muốn. Nhẹ thì chỉ cảm thấy đau, chảy máu, nặng thì thủng màng nhĩ, suy giảm thính lực. Vì thế bạn tuyệt đối không được xem nhẹ vấn đề này, khi phát hiện côn trùng trong tai cần tiến hành xử lý càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ can thiệp xử lý nếu:
-
Không thể khiến cho công trùng tự chui ra khỏi hay rửa trôi nó bằng nước.
-
Chỉ lấy ra được các bộ phận nhỏ ra ngoài phần còn lại không thể lấy ra được.
-
Côn trùng chui vào tai gây ra các triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng như: đau đớn, chảy dịch và máu, sốt cao, tai có mùi,..
Việc xử lý côn trùng chui vào tai cần được xử lý sớm tránh gây ảnh hưởng đến vùng tai
4. Cách phòng tránh côn trùng chui vào tai
Côn trùng chui vào tai có thể mang đến nhiều ảnh hưởng không mong muốn. Vì thế, ngoài xử lý đúng cách thì phòng tránh tình trạng này cũng là điều cần thiết.
-
Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ: bạn nên vệ sinh không gian sống của mình thường xuyên, chú ý sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, gọn gàng tránh côn trùng ẩn nấp.
-
Không ngủ trên nền đất: bạn nên ngủ trên giường vì nó vừa rộng rãi lại thoải mái, nền đất ẩm thấp không thế tránh khỏi các loại côn trùng, có có thể đi qua và "vô tình" chui vào tai của bạn. Đồng thời, cần thường xuyên giặt giũ chăn gối để tránh thu hút côn trùng ghé thăm.
-
Đối với các bé, cần chú ý vệ sinh cơ thể, thay quần áo sạch sẽ đặc biệt là sau khi bú sữa để hạn chế dụ côn trùng tới. Ngoài ra, cần cho bé chơi ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát.
Cần chú ý sắp xếp các đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp
Thực ra, những cách trên đây không thể phòng tránh hoàn toàn nhưng cùng góp phần hạn chế tình trạng côn trùng chui vào tai. Vì thế, bạn nên chú ý thực hiện nhé.
Côn trùng chui vào tai không chỉ khiến chúng ta khó chịu mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến vùng tai như chảy máu, sưng viêm, thậm chí là tổn thương màng nhĩ. Chính vì thế, khi phát hiện tình trạng này, bạn nên thực hiện những cách loại bỏ côn trùng mà chúng tôi nêu trên càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu không hiệu quả, bạn cần đến bệnh viện để được các bác sĩ can thiệp xử lý.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã bỏ túi cho mình những cách xử lý khi bị côn trùng chui vào tai hiệu quả. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ qua đường dây nóng của bệnh viện theo số: 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!