Các tin tức tại MEDlatec
Khi nào cần Xét nghiệm Rubella? Những ai nên xét nghiệm?
- 14/01/2021 | Xét nghiệm Rubella giúp xác định chính xác người mắc bệnh
- 23/10/2021 | Tầm quan trọng của xét nghiệm Rubella với phụ nữ mang thai
- 22/10/2022 | Trước khi xét nghiệm Rubella, bạn nên biết
- 20/04/2020 | Phụ nữ mang thai có nên xét nghiệm rubella
1. Một số thông tin về bệnh Rubella
Trước khi tìm hiểu về xét nghiệm Rubella và các đối tượng cần thực hiện, các chuyên gia sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản về căn bệnh này:
Xét nghiệm Rubella để tìm kháng thể kháng virus
- Virus Rubella chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
- Người nhiễm Rubella có thể lây truyền bệnh sang người khác qua đường hô hấp, ngay cả khi chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh. Ngoài ra, mẹ bầu bị nhiễm bệnh cũng có thể lây trực tiếp cho thai nhi khi virus xâm nhập qua nhau thai. Virus nhân lên ngày càng nhiều và có thể gây ra những tổn thương cho thai nhi.
- Một số triệu chứng bệnh: Khi bị nhiễm virus, người bệnh thường sẽ trải qua thời gian ủ bệnh khoảng 12 đến 23 ngày. Sau đó, bệnh sẽ gây ra một số triệu chứng như sốt nhẹ, phát ban, nổi hạch,... Những triệu chứng này thường dễ gây nhầm lẫn với bệnh sởi và cảm cúm. Người bệnh có thể bình phục sau 1-2 tuần tính từ khi bệnh khởi phát.
- Mức độ nguy hiểm của bệnh:
+ Đối với những người có sức khỏe tốt: Căn bệnh này được đánh giá là bệnh lành tính.
+ Đối với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ: Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
-
Với mẹ bầu: Các trường hợp phụ nữ bị nhiễm virus Rubella trong 12 tuần thai đầu tiên, thì khả năng lây nhiễm bệnh cho thai nhi là khoảng 70 đến 100%. Bên cạnh đó, nguy cơ bị sảy thai, lưu thai trong tử cung là rất cao. Trẻ sinh ra có nguy cơ bị nhẹ cân, chậm phát triển và đáng lo ngại hơn khi mắc phải các dị tật bẩm sinh như đục nhân mắt, câm điếc, trẻ chậm phát triển, hẹp eo động mạch phổi,...
-
Với trẻ em: Đây là nhóm đối tượng có sức đề kháng yếu. Vì thế, nếu không may mắc phải bệnh Rubella, trẻ có thể gặp phải những biến chứng phức tạp, như sốc, sốt cao, viêm phổi,...
+ Đối với các nhóm đối tượng khác: Rubella có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, với những người khỏe mạnh, bệnh thường không gây ra những tổn thương quá nghiêm trọng.
2. Xét nghiệm Rubella là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
2.1. Xét nghiệm Rubella là gì?
Khi virus xâm nhập và tấn công cơ thể người bệnh, hệ miễn dịch sẽ bảo vệ cơ thể bằng cách sản sinh ra một loại protein đặc hiệu để tiêu diệt loại virus này, được gọi là kháng thể kháng virus. Xét nghiệm Rubella chính là phương pháp tìm kháng thể kháng Rubella có trong máu của người nhiễm bệnh. 2 loại xét nghiệm Rubella thường được chỉ định thực hiện gồm:
Nên thực hiện xét nghiệm khi có biểu hiện nghi ngờ bệnh
- Xét nghiệm Rubella IgM: Đây là kháng thể được tạo ra ngay sau khi virus xâm nhập cơ thể. Sau khoảng 7 đến 10 ngày, lượng kháng thể này sẽ tăng lên và đạt đỉnh trong vài tuần. Sau đó, lượng kháng thể giảm dần.
- Xét nghiệm Rubella IgG: Kháng thể IgG sẽ tồn tại suốt đời trong cơ thể người bệnh. Nhờ có kháng thể này, virus Rubella sẽ không thể tiếp tục tấn công người bệnh trong những lần sau.
2.2. Ý nghĩa của xét nghiệm Rubella
- Kết quả xét nghiệm IgG dương tính(+), IgM âm tính(-):
+ Người bệnh đã có miễn dịch với loại virus này và hiện tại không mắc bệnh.
+ Kết quả IgG (+) cho biết thời gian nhiễm bệnh có thể là vào khoảng 10 tuần trước khi thực hiện xét nghiệm. Đối với thai phụ, cần thực hiện lại xét nghiệm này sau 2 tuần. Nếu kết quả không thay đổi thì có thể là đã nhiễm bệnh từ lâu, còn trong trường hợp lượng kháng thể IgG tăng cao hơn đến 2,3 lần thì rất có thể người bệnh đã bị nhiễm virus trong thời gian gần đây.
- IgM (+), IgG (-): Kết quả này cho biết, người xét nghiệm đã có thể nhiễm bệnh. Tuy nhiên, 2 tuần sau, cần thực hiện xét nghiệm lại. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm IgM dương tính và IgG tăng thì có thể khẳng định người bệnh đã nhiễm Rubella. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm giống với lần đầu tiên thì IgM không đặc hiệu.
- Kết quả xét nghiệm IgM (-), IgG (-): Có thể đang ủ bệnh hoặc không bị bệnh. Tuy nhiên, cần xét nghiệm sau 3 tuần mới có thể đảm bảo có được kết quả chính xác.
- Nếu IgM và IgG (+): Nghĩa là người bệnh có thể đang bị Rubella nguyên phát hoặc IgM không đặc hiệu. Chính vì thế, cần thực hiện xét nghiệm lại trong vòng 2 tuần sau đó.
3. Những ai cần thực hiện xét nghiệm Rubella?
Những đối tượng cần thực hiện xét nghiệm Rubella:
- Phụ nữ có ý định mang thai và mẹ bầu:
Vì thai phụ là đối tượng dễ gặp biến chứng khi nhiễm virus Rubella và có thể lây truyền cho thai nhi. Do đó, để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh, bạn nên thực hiện xét nghiệm này và tiêm phòng bệnh kịp thời. Thông thường, sau khi tiêm phòng 3 tháng, bạn đã có thể mang thai.
Mẹ bầu cần thực hiện xét nghiệm Rubella
Với thai phụ chưa từng tiêm phòng, nên thực hiện xét nghiệm vào tuần 7 đến 12 của thai kỳ. Nếu kết quả âm tính, mẹ bầu cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh trong thai kỳ. Nếu kết quả dương tính, bác sĩ sẽ cần thực hiện những phương pháp xét nghiệm khác, từ đó sẽ đưa ra những tư vấn cụ thể.
- Trẻ sơ sinh có khiếm khuyết: Những trẻ có khiếm khuyết bẩm sinh cũng cần thực hiện xét nghiệm này để tìm nguyên nhân gây bệnh và đưa ra những cách điều trị phù hợp.
- Người có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh Rubella cũng cần thực hiện xét nghiệm để được chẩn đoán bệnh kịp thời và điều trị bệnh hiệu quả.
- Nhân viên y tế cũng là nhóm đối tượng cần xét nghiệm Rubella nếu chưa tiêm phòng bệnh.
Trẻ có khiếm khuyết bẩm sinh cũng cần thực hiện xét nghiệm Rubella
- Ngoài ra, bất cứ ai cũng nên thực hiện xét nghiệm để đánh giá khả năng miễn dịch và tiêm phòng bệnh kịp thời.
Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh Rubella, xét nghiệm Rubella và những đối tượng cần thực hiện xét nghiệm này. Để đặt lịch xét nghiệm sớm tại Hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, quý khách hàng có thể liên hệ theo số tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, đội ngũ tư vấn viên sẽ hỗ trợ và tư vấn chi tiết cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!