Các tin tức tại MEDlatec
Khô khớp ngón tay ở người trẻ – Nhận diện sớm triệu chứng để điều trị
- 23/11/2021 | Khô khớp gối: Triệu chứng bệnh lý và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh!
- 17/11/2024 | Khô khớp gối: Nguyên nhân gây nên và biện pháp khắc phục tốt nhất
- 26/03/2025 | Tìm hiểu về tình trạng khô khớp và một số hướng điều trị
- 17/04/2025 | Khô khớp cổ tay: Cách nhận biết sớm và điều trị đúng cách
- 17/04/2025 | Cách chữa khô khớp bằng đậu bắp - giải pháp tăng dịch khớp an toàn
1. Khô khớp ngón tay ở người trẻ do đâu?
Khác với người lớn tuổi khô khớp ngón tay chủ yếu do thoái hoá sụn khớp theo thời gian, ở người trẻ tuổi, khô khớp ngón tay thường do lối sống, thói quen sinh hoạt và môi trường lao động hiện đại, bao gồm:
- Làm việc văn phòng, sử dụng điện thoại thường xuyên: Việc gõ phím hoặc sử dụng điện thoại nhiều giờ liền mỗi ngày khiến các khớp ngón tay hoạt động lặp đi lặp lại trong tư thế sai. Điều này dễ dẫn tới mòn sụn và giảm dịch khớp, dẫn tới khô khớp ngón tay.
- Thói quen lười vận động: Người trẻ làm việc văn phòng ít vận động bàn tay toàn diện, khiến tuần hoàn tại khớp kém, dễ khô dịch khớp.
- Thể thao, vận động quá sức: Một số người trẻ chơi thể thao, tập gym nặng hoặc thực hiện các động tác chống đẩy, plank,… không đúng kỹ thuật dễ dẫn tới các vi chấn thương tại sụn và khớp ngón tay.
- Chế độ ăn nghèo dưỡng chất: Thiếu hụt canxi, vitamin D, omega-3 và các chất chống oxy hóa khiến khớp không được nuôi dưỡng đầy đủ.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ khô khớp ngón tay ở người trẻ như căng thẳng, stress kéo dài, các bệnh lý rối loạn chuyển hoá (như tiểu đường, béo phì)… Hay các bệnh viêm khớp thể nhẹ hoặc tiềm ẩn (viêm khớp vảy nến, viêm khớp tự miễn sớm).
Khô khớp ngón tay thường do lối sống, thói quen sinh hoạt và môi trường lao động hiện đại
2. Triệu chứng khô khớp ngón tay ở người trẻ
Dù không biểu hiện rầm rộ như những bệnh lý cấp tính, khô khớp ngón tay vẫn có thể được nhận biết thông qua những một số biểu hiện như:
- Khớp bàn ngón tay đau âm ỉ hoặc đau nhói nhẹ, có thể đau tăng lên khi vận động.
- Cảm giác khô, cứng khớp, đặc biệt vào buổi sáng sớm hoặc sau thời gian dài không vận động.
- Khớp phát ra tiếng lục khục khi co duỗi hoặc nắm bàn tay.
- Giảm linh hoạt vùng bàn ngón tay, khó cầm nắm đồ vật nhỏ.
- Một số trường hợp có thể xuất hiện sưng nhẹ quanh khớp, nhưng thường không kèm đỏ nóng như viêm nhiễm.
Những triệu chứng khô khớp ngón tay dễ bị bỏ quan hoặc nhầm lẫn với các biểu hiện mỏi khớp tạm thời. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài trên 2 tuần, bạn nên thăm khám chuyên khoa cơ xương khớp để xác định nguyên nhân.
Khô khớp ngón tay khiến các khớp đau âm ỉ hoặc đau nhói nhẹ, có thể đau tăng lên khi vận động
3. Cách điều trị khô khớp ngón tay cho người trẻ
Điều trị khô khớp ngón tay ở người trẻ cần điều chỉnh lối sống, sinh hoạt lành mạnh, kết hợp với vật lý trị liệu và dùng thuốc.
3.1. Điều chỉnh lối sống, sinh hoạt lành mạnh
Tình trạng khô khớp ngón tay không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chức năng vận động bàn tay nếu không được chăm sóc đúng cách. Việc thay đổi lối sống khoa học sẽ giúp cải thiện tình trạng này một cách tự nhiên, an toàn và lâu dài:
- Nên tập luyện nhẹ nhàng hàng ngày bằng các bài tập co duỗi, nắm mở, xoay các khớp bàn ngón tay.
- Giữ ấm bàn tay khi trời lạnh, chườm ấm hoặc tránh tiếp xúc với nước lạnh giúp bảo vệ khớp hiệu quả.
- Tránh làm việc liên tục với tay quá lâu (đánh máy, cầm bút lâu…) mà không nghỉ giải lao. Giảm thời gian sử dụng điện thoại và bàn phím máy tính liên tục.
- Tắm nắng sớm mỗi ngày giúp cơ thể tổng hợp vitamin D tự nhiên – dưỡng chất cần thiết cho xương khớp khỏe mạnh.
Nếu tình trạng khô hoặc đau khớp kéo dài, kèm theo cứng khớp buổi sáng, bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để phát hiện sớm các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gout…
Việc thay đổi lối sống khoa học sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh
3.2. Dinh dưỡng hỗ trợ tái tạo sụn khớp
Bổ sung dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa và giảm viêm hiệu quả. Bạn nên:
- Bổ sung dinh dưỡng tốt cho khớp với các thực phẩm giàu omega-3 (cá hồi, hạt lanh), vitamin D, C, E, và canxi,…
- Uống đủ nước mỗi ngày để dịch khớp được tiết ra đầy đủ, giảm nguy cơ khô khớp ngón tay ở người trẻ.
3.3. Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng khô khớp ngón tay, tăng cường khả năng vận động và ngăn ngừa biến chứng như cứng khớp, hạn chế vận động. Bạn có thể áp dụng:
- Tập các bài vận động khớp ngón tay nhẹ nhàng: xòe – nắm tay, cuộn ngón tay, nhấn bóng mềm... để tăng cường linh hoạt khớp.
- Liệu pháp nhiệt (chườm ấm, đắp parafin, siêu âm trị liệu) giúp tăng cường lưu thông máu tại chỗ, giảm co cứng cơ.
- Xoa bóp vùng lòng bàn tay, mu bàn tay và từng ngón tay giúp làm mềm cơ, tăng tuần hoàn và hỗ trợ giảm co cứng cơ khớp ngón tay.
- Hoặc có thể sử dụng các dụng cụ như kẹp lò xo tay, vòng cao su kháng lực… để tập luyện tăng sức mạnh và sự dẻo dai của ngón tay, đồng thời cải thiện chức năng vận động.
Tập các bài vận động khớp ngón tay nhẹ nhàng giúp tăng cường linh hoạt khớp
3.4. Điều trị nội khoa
Trong trường hợp có tổn thương sụn khớp nhẹ hoặc kèm viêm, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc như: thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs), glucosamine, chondroitin sulfate Diacerein, Piascledine,...
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng tại nhà hoặc tăng, giảm liều vì có thể gây hại gan, thận, dạ dày.
Khô khớp ngón tay không còn là bệnh lý của người lớn tuổi, mà có thể xảy ra ở cả những người trẻ nếu không quan tâm đúng mức đến sức khỏe xương khớp. Việc nhận diện sớm triệu chứng, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, kết hợp với chăm sóc khớp đúng cách sẽ là chìa khóa giúp duy trì bàn tay khỏe mạnh, linh hoạt và tránh các biến chứng viêm – thoái hóa nguy hiểm về lâu dài.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám bệnh lý xương khớp có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được tư vấn và đặt lịch thăm khám với chuyên gia.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!