Tin tức
Khô khớp gối: Nguyên nhân gây nên và biện pháp khắc phục tốt nhất
- 01/01/2024 | Gợi ý các bài tập thể dục cho người đau khớp gối
- 01/02/2024 | Đau khớp gối ở người trẻ tuổi: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
- 31/12/2023 | Điểm danh những phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gốI
1. Như thế nào là khô khớp gối?
Khô khớp gối xảy ra khi dịch nhầy không được sản xuất đủ để bôi trơn khớp. Dịch nhầy có vai trò bôi trơn, giúp giảm ma sát giữa các bề mặt khớp, cung cấp dinh dưỡng cho các mô trong khớp. Dịch nhầy bị thiếu nên khớp gối cứng, dễ bị đau và khó cử động.
Khi bị khô khớp gối gây nên các tình trạng:
- Khớp khô, cứng, khó cử động, thường xảy ra sau khi ngồi lâu hoặc vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Đau nhức khi di chuyển hoặc đứng một chỗ.
- Khi cử động cảm giác khớp có âm thanh lạo xạo.
- Quanh khu vực khớp gối có hiện tượng sưng và viêm.
Người bệnh khó di chuyển do bị khô khớp gối
2. Tại sao khớp gối bị khô?
2.1. Sự lão hóa tự nhiên
Dịch khớp là chất bôi trơn để bề mặt khớp dễ dàng di chuyển. Tuổi càng cao thì cơ thể càng sản xuất ít dịch khớp, khả năng bôi trơn cho khớp gối cũng vì thế mà giảm sút. Thiếu hụt dịch khớp khiến các bề mặt khớp có thể cọ xát vào nhau, gây đau và khó chịu.
2.2. Chấn thương
Chấn thương ở khớp gối như gãy xương, rách dây chằng hoặc tổn thương sụn có thể làm giảm sản xuất dịch khớp. Khi khớp gối bị chấn thương, các tế bào trong khớp có thể bị tổn thương, gây ra phản ứng viêm và làm giảm khả năng sản xuất dịch khớp. Tình trạng này có thể xảy ra ngay sau chấn thương hoặc phát triển dần theo thời gian nếu không được điều trị kịp thời.
2.3. Thừa cân, béo phì
Thừa cân và béo phì khiến khớp gối phải chịu áp lực mạnh hơn, làm việc nhiều hơn để duy trì các hoạt động hàng ngày. Sự gia tăng áp lực này có thể làm hư hại sụn khớp và giảm khả năng sản xuất dịch bôi trơn.
2.4. Thiếu hoạt động thể chất
Thiếu vận động khiến cho cơ quanh khớp gối trở nên yếu, không hỗ trợ tốt cho khớp, giảm lưu thông máu đến khớp. Kết quả là dịch khớp ngày càng ít và khớp gối bị khô.
2.5. Tình trạng bệnh mắc phải
Nhiều bệnh lý có thể gây ra khô khớp gối, trong đó phổ biến nhất là viêm khớp và thoái hóa khớp. Viêm khớp gây cứng, sưng và đau khớp. Thoái hóa khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối, là quá trình lão hóa tự nhiên khiến sụn khớp bị mòn dần, dẫn đến sự cọ xát giữa các bề mặt khớp.
Các bệnh tự miễn cũng góp phần giảm sản xuất dịch khớp và dẫn đến khô khớp.
Viêm khớp gối là bệnh lý có thể làm khô khớp gối
2.6. Chế độ dinh dưỡng kém
Chế độ dinh dưỡng thiếu chất cần thiết cho sản sinh dịch khớp như omega-3, vitamin D, canxi và glucosamine,... Omega-3 giúp chống viêm, ổn định sức khỏe xương khớp. Vitamin D tăng hấp thu canxi để đảm bảo sức mạnh của xương khớp. Nếu chế độ ăn uống không đầy đủ dưỡng chất, có thể dẫn đến tình trạng khô khớp gối.
2.7. Di truyền
Di truyền cũng có thể là một yếu tố góp phần vào nguy cơ khô khớp gối. Nếu trong gia đình có người từng bị bệnh về khớp, bạn có nguy cơ khô khớp gối cao hơn người bình thường.
3. Cách xử trí với tình trạng khô khớp gối
3.1. Vận động nhẹ nhàng
Các bài tập vận động nhẹ như đi bộ, bơi, đạp xe,... có thể giúp khớp gối linh hoạt và khỏe khoắn hơn. Hãy bắt đầu từ những bài tập đơn giản và tăng dần cường độ để khớp có thời gian làm quen.
Ngoài ra,n bài tập kéo giãn cũng rất tốt độ giảm cứng và tăng độ linh hoạt cho khớp. Nên tập bài tập này tối thiểu 10 - 15 phút/ngày để đạt được mục tiêu cải thiện khô khớp gối. Các hoạt động như chạy, nhảy cao, nâng tạ nặng nên hạn chế vì chúng có thể tạo áp lực lên khớp gối.
3.2. Thay đổi chế độ ăn uống để đầy đủ dưỡng chất và ổn định cân nặng
Chế độ dinh dưỡng được điều chỉnh theo hướng tăng cường chất giúp sản sinh chất nhầy và khoáng chất sẽ tốt cho sự hồi phục chức năng khớp gối:
- Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, hạt chia, hạt lanh có chứa omega-3, giúp giảm viêm và cải thiện chức năng khớp.
- Vitamin D, canxi và glucosamine rất quan trọng cho sức khỏe của khớp. Có thể bổ sung dưỡng chất này qua nguồn thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng.
- Uống đủ nước để tăng khả năng bôi trơn khớp.
Ngoài ra, người bị thừa cân hoặc béo phì cần giảm cân khoa học để giảm áp lực lớn cho khớp gối. Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu cơ thể sẽ giúp tránh thừa cân tạo áp lực lên khớp gối.
3.3. Can thiệp y tế
Trường hợp bị đau khớp trong thời gian dài, khớp sưng tấy hoặc không thể di chuyển, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và thực hiện điều trị theo chỉ dẫn từ bác sĩ:
- Sử dụng thuốc
Khô khớp gối gây đau kéo dài bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm không steroid. Trường hợp cần thiết bác sĩ có thể tiêm corticosteroid giảm viêm và đau trong khớp gối.
- Vật lý trị liệu
+ Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm đau, tăng khả năng lưu thông máu quanh khớp gối.
+ Massage toàn bộ vùng khớp gối để giảm đau nhức, cải thiện tuần hoàn máu.
- Phẫu thuật
Khô khớp gối nghiêm trọng có thể được bác sĩ đề xuất phẫu thuật thay khớp hoặc sửa chữa thương tổn.
xương khớp định kỳ để phòng ngừa hiệu quả khô khớp gối
Khô khớp gối nhận diện sớm và khắc phục đúng cách sẽ ngăn chặn được ảnh hưởng không tốt đến vận động. Thăm khám bác sĩ định kỳ giúp bạn đạt được mục tiêu này để có biện pháp bảo vệ tối ưu cho sức khỏe khớp gối.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám bệnh lý Cơ xương khớp cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để được hướng dẫn đặt lịch nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!