Các tin tức tại MEDlatec
Không nhổ răng khôn có sao không? Gây nguy hại không?
Key: không nhổ răng khôn có sao không
Không nhổ răng khôn có sao không? Gây nguy hại không?
Răng khôn hay răng 8 khi xuất hiện thường gây ra nhiều cơn đau nhức, khó chịu, khiến sinh hoạt thường ngày gặp trở ngại. Mặc dù vậy, hầu hết mọi người vẫn mang tâm lý sợ nhổ răng. Vậy nếu không nhổ răng khôn có sao không? Gây nguy hại gì đến sức khỏe không?
1. Răng khôn là gì? Có tác dụng gì?
Để biết không nhổ răng khôn có sao không? Bạn nên biết răng không là chiếc răng nào trên cung hàm của mình. Bạn có thể nghe thấy tên gọi "răng khôn" hoặc "răng 8" hoặc "răng cối lớn thứ 3", đây đều là các cách gọi khác nhau về chiếc răng xuất hiện cuối cùng, ở vị trí trong cùng trên cung hàm của bạn. Thời điểm trước năm 17 tuổi sẽ rất ít người thấy chiếc răng này xuất hiện. Nó chỉ xuất hiện phổ biến từ năm 17 tuổi trở đi.
Một người lớn sẽ có tối đa 4 chiếc răng 8, chia đều mỗi hàm 2 chiếc. Khi xuất hiện chúng thường "mang đến" những cơn đau dai dẳng, gây khó chịu. Về chức năng, những chiếc răng 8 này không hề có đóng góp cho quá trình nhai nghiền thức ăn. Về thẩm mỹ, chúng cũng không giữ vai trò quyết định đến định hình gương mặt.
Răng khôn, răng 8, răng cối lớn thứ 3 là cách gọi khác nhau để nói về chiếc răng hàm xuất hiện cuối cùng trên cung hàm
2. Có nên nhổ răng khôn không?
Vì xuất hiện cuối cùng, khi các răng khác đã mọc hoàn thiện nên khoảng trống để răng khôn mọc bình thường là rất ít. Chính vì điều này nên những chiếc răng 8 khi mọc hay gây ra các vấn đề về răng miệng như các cơn đau nhức kéo dài, sưng lợi, viêm lợi, thậm chị mọc nghiêng, đâm xiên, làm ảnh hưởng đến các răng khác. Dù gây ra nhiều phiền toái khi xuất hiện nhưng rất nhiều người vẫn e ngại việc nhổ răng và thắc mắc "liệu không nhổ răng khôn có sao không?".
2.1. Các trường hợp nên nhổ răng khôn
Bạn chỉ nhận được chỉ định loại bỏ răng khôn nếu gặp một hoặc nhiều hơn các dấu hiệu dưới đây:
- Mọc không thẳng, nghiêng, nằm ngang khiến cho các răng khác bị xô lệch, đau, ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhai nghiền thức ăn;
- Xung quanh răng khôn xuất hiện u nang gây tổn thương xương hàm;
- Sự xuất hiện của răng 8 làm các răng khác bị chèn ép, lệch chuẩn;
- Tình trạng nhiễm trùng liên tục xảy ra ở nướu lợi, gây chảy máu chân răng;
- Tạo kẽ đọng thức ăn với răng 7, tình trạng sâu răng diễn ra.
2.2. Các trường hợp không nên tiến hành nhổ răng khôn
Bạn sẽ giữ lại chiếc răng 8 của mình nếu chúng:
- Không gây hại đến răng 7 và các răng khác;
- Hình thái của răng 8 hoàn toàn bình thường;
- Tư thế răng mọc thẳng và cắn khớp với răng mọc đối không có bất thường;
- Người bệnh có bệnh lý mạn tính: rối loạn đông máu, tim mạch, đái tháo đường, huyết áp không ổn định, bệnh về thần kinh,...;
- Đang trong thời gian mang bầu hoặc nuôi con bằng sữa mẹ.
Việc có nên nhổ bỏ răng khôn hay không không nên là quyết định chỉ riêng bạn. Lời khuyên hữu ích là bạn nên đến thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ Nha khoa để đảm bảo sức khỏe của mình luôn ở trạng thái tốt nhất.
Nhận tư vấn của bác sĩ Nha khoa để đưa ra quyết định nhổ hoặc không nhổ răng khôn
3. Biến chứng và lưu ý sau khi nhổ răng khôn
3.1. Biến chứng do răng khôn gây ra
Răng 8 khi xuất hiện gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, nếu không sớm được xử lý rất có thể sẽ gây ra các biến chứng như:
- Viêm lợi trùm: Thường khi mọc nghiêng lệch răng 8 sẽ gặp vấn đề về lợi. Lợi trùm sẽ tạo thành nơi để thức ăn đọng lại. Lúc này nếu thức ăn không được lấy ra và làm sạch kẽ thì bạn rất dễ bị nhiễm trùng, làm lợi quanh răng viêm, sưng, đau đớn.
- Viêm nha chu: Răng 8 mọc đúng nhưng lại có hình thái bất thường thì khả năng thức ăn ở lại kẽ răng là rất dễ, gây sâu răng và những răng xung quanh cũng bị viêm nha chu;
- Răng chen nhau để mọc: Răng 8 mọc lấn sang vị trí của răng 7, đâm ngang chân răng 7 khiến răng 7 bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí phải nhổ bỏ răng 7;
- Sâu răng: Tình trạng thức ăn đọng lại lâu ngày ở kẽ răng khôn và răng 7 sẽ làm cả 2 răng bị sâu;
- Viêm mô tế bào: Khi mô tế bào bị viêm sẽ có hiện tượng má sưng phồng, sờ nắn thấy đau, việc ăn nhai trở nên rất khó khăn, miệng không thể há bình thường, hàm cứng và chân răng tích mủ.
3.2. Lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Nhằm rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe, giảm đau sau nhổ răng, bạn cần lưu ý các biện pháp chăm sóc răng miệng sau:
- Sau nhổ bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc đúng cách và bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt mọi chỉ định;
- Để hạn chế đau, sưng, viêm và nhanh lành vết thương bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để bạn về nhà uống. Mua đúng thuốc theo đơn kê, uống đúng giờ và liều khuyên dùng là việc bạn nên ghi nhớ và thực hiện;
- Trường hợp đau không giảm, bạn nên hỏi lại bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau;
- Nếu xuất hiện các bất thường như máu chảy không cầm, vị trí răng nhổ sưng nhiều, sốt thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Vì nếu không khả năng đối mặt với biến chứng là rất cao;
- Khám lại vết thương sau nhổ răng theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Nếu bạn đang tìm địa chỉ thăm khám và nhổ răng khôn an toàn thì Hệ thống Nha khoa MEDDENTAL thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC chính là một gợi ý hữu ích. Khi lựa chọn MEDDENTAL, bạn sẽ được thăm khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, MEDDENTAL luôn sử dụng các thiết bị y khoa hiện đại để hỗ trợ hiệu quả nhất cho các bác sĩ trong quá trình khám chữa các bệnh lý về răng miệng.
Nhổ răng khôn an toàn tại Hệ thống Nha khoa MEDDENTAL
Để đăng ký đặt lịch khám sớm, mời quý khách hàng liên hệ tổng đài 1900 400 066 của Hệ thống Nha khoa MEDDENTAL, đội ngũ tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
BS VÂn đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!