Các tin tức tại MEDlatec
Làm thế nào để có một lá phổi khỏe mạnh - 4 cách đơn giản nhất
- 29/09/2021 | Quan trọng! Cách phòng tránh ung thư phổi không thể bỏ qua
- 13/10/2021 | Một số phương pháp xét nghiệm lao phổi phổ biến hiện nay
- 08/10/2021 | Chia sẻ chế độ dinh dưỡng người bị lao phổi giúp phục hồi sức khỏe
1. Làm thế nào để có một lá phổi khỏe mạnh - Tránh xa khói thuốc lá
Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc bị động thường xuyên với khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm giảm sức khỏe của lá phổi, tăng nguy cơ ung thư phổi. Những người hút thuốc lá thường xuyên có nguy cơ cao gấp nhiều lần mắc các bệnh liên quan đến phổi như: xơ phổi, hen suyễn, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,...
Lá phổi khỏe mạnh là tiền đề cho một sức khỏe tốt
Trong khói thuốc chứa rất nhiều chất hóa học khác nhau, trong đó có lượng lớn là các chất gây độc cho phổi và hệ hô hấp như: carbon monoxide, nicotine,... Ở cả những người không hút thuốc nhưng tiếp xúc bị động với khói thuốc thường xuyên, phổi cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.
Vì thế để có một lá phổi khỏe mạnh thì điều đầu tiên cần nhớ là không hút thuốc lá, tránh xa nơi có khói thuốc lá. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy ngừng càng sớm càng tốt.
Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu hủy hoại mô phổi
2. Tập thể dục cho lá phổi
Vận động cơ thể, tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cơ thể săn chắc khỏe mạnh mà còn rèn luyện cho lá phổi của bạn hoạt động tốt hơn. Trong khi tập thể dục, cơ thể sẽ trao đổi khí mạnh mẽ hơn, tim đập nhanh hơn để đưa máu giàu oxy đi các cơ quan. Phổi cũng hoạt động hiệu quả hơn để cung cấp oxy, giảm thải carbon dioxide.
Ngoài những bài tập toàn thân, nên có những bài tập thở dành riêng cho phổi hàng ngày. Chú ý tập hít bằng bụng, hạn chế hít thở bằng ngực, thở ra hết sức để đẩy luồng khí cặn trong phổi.
2.1. Tập hít thở sâu
Có thể tập hít thở sâu vào bất cứ thời điểm nào trong ngày để không khí tràn vào toàn bộ phổi. Việc này giúp phổi tiếp nhận oxy, thải bỏ CO2 và phân phối oxy đi khắp cơ quan tốt hơn. Hơn nữa, bài tập này có thể giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi rất tốt.
2.2. Chạy bộ
Chạy bộ là một trong những môn thể thao rèn luyện sức khỏe tốt nhất, giúp giảm cân, cải thiện chức năng phổi, thư giãn cơ bắp và cơ thể hoạt động linh hoạt hơn trong cả ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, người thường xuyên chạy bộ giảm được tỉ lệ tử vong sớm đáng kể, một trong những nguyên nhân là do tác động của môn thể thao này giúp phổi bơm oxy tốt hơn.
Chạy bộ kết hợp với tập thở giúp phổi khỏe mạnh hơn
Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên chạy bộ đều đặn, kết hợp với nhịp thở phù hợp.
2.3. Tập ngồi đúng tư thế
Các nghiên cứu đã chỉ ra, tư thế ngồi méo mó, không thẳng, lưng cong,... sẽ đè ép khiến phổi không mở rộng đúng mức và hoạt động hít thở vì vậy cũng bị ảnh hưởng. Do đó bên cạnh luyện tập sức khỏe và chức năng cho phổi, đầu tiên cần điều chỉnh tư thế ngồi học tập hoặc làm việc.
Tuy nhiên ở những người mắc bệnh liên quan đến phổi như: hen suyễn, xơ nang, bệnh phổi mãn tính,... muốn tập luyện cho phổi khỏe mạnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
3. Hạn chế tiếp xúc với chất ô nhiễm
Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến phổi tăng trong nhiều năm gần đây là do chất lượng không khí chung giảm sút, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều nhà máy hay hoạt động giao thông đông đúc. Lượng bụi và hóa chất độc hại có trong không khí được phổi hít thở liên tục trong thời gian dài sẽ làm hỏng các mô phổi, đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Khi cơ thể còn trẻ hoặc tiếp xúc chưa lâu với không khí ô nhiễm, bạn có thể chưa nhận thấy những ảnh hưởng nghiêm trọng này. Đến khi cơ thể già đi hoặc mô phổi đã suy yếu và nhiễm bệnh thì lúc này việc điều trị hay hồi phục đều trở nên khó khăn.
Môi trường khói bụi và hóa chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh về phổi
Do đó, nên hạn chế tối đa tiếp xúc, làm việc lâu trong môi trường không khí ô nhiễm, nhiều hóa chất độc hại. Nếu do tính chất công việc, cần có biện pháp bảo vệ, giảm thiểu độc hại đến cơ thể. Những đối tượng nguy cơ cao này cũng cần chú ý hơn đến việc chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc lá phổi nói riêng. Nếu có triệu chứng nghi ngờ bệnh lý ở phổi, nên đi khám sớm để có phương pháp can thiệp điều trị hiệu quả.
4. Chế độ ăn lành mạnh, giàu chất chống oxy hóa
Thực phẩm cơ thể ăn và hấp thu hàng ngày không chỉ cung cấp năng lượng, duy trì hoạt động sống mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Với lá phổi cũng vậy, các tế bào của cơ quan này cần được nuôi dưỡng thường xuyên với nguồn máu giàu dưỡng chất và oxy.
Do đó, hãy thực hiện một chế độ ăn lành mạnh hàng ngày bằng cách:
-
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng với các nhóm chất: tinh bột, chất béo, protein, đường, Vitamin và khoáng chất,... với hàm lượng và tỉ lệ phù hợp với cân nặng và hoạt động của cơ thể.
-
Tăng cường bổ sung các loại Vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng tự nhiên, ngăn ngừa bệnh tật nói chung và suy giảm sức khỏe lá phổi nói riêng.
-
Bổ sung các thực phẩm chống viêm, nhất là khi bạn đang bị viêm đường thở gây ra triệu chứng nặng nề ở ngực, khó thở,... Nhóm các thực phẩm chống viêm tự nhiên bao gồm: quả anh đào, việt quất, quả ô liu, nghệ, đậu lăng,...
Dinh dưỡng tốt giúp nuôi dưỡng phổi khỏe mạnh
-
Uống trà xanh và các thực phẩm giàu chất oxy, ngăn ngừa giảm viêm trong phổi, làm chậm quá trình lão hóa.
Ngoài thực phẩm thì nước uống cũng rất quan trọng, bạn cần uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để giữ phổi hoạt động tốt hơn. Nhất là những người bị viêm đường thở, tắc nghẽn đường thở do bệnh viêm đường hô hấp, việc uống nước lại càng quan trọng để làm sạch đường thở, giảm khó thở và khó chịu.
Ngày nay, con người ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe cũng như việc làm thế nào để có một lá phổi khỏe mạnh. Thay đổi những thói quen sống lành mạnh ngay từ hôm nay sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ bệnh lý về phổi.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!