Các tin tức tại MEDlatec

Làm thế nào để kinh nguyệt đều trở lại và những vấn đề cần lưu ý

Ngày 29/08/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Kinh nguyệt là một yếu tố có thể giúp đánh giá sức khỏe sinh sản ở chị em phụ nữ. Do đó, kinh nguyệt không đều là một dấu hiệu cần lưu ý. Vậy tình trạng này xuất hiện do nguyên nhân nào, mức độ ảnh hưởng ra sao và làm thế nào để kinh nguyệt đều trở lại?

1. Biểu hiện của tình trạng rối loạn kinh nguyệt 

Chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 28 đến 30 ngày, có thể ngắn hoặc dài hơn từ 3 đến 5 ngày tùy trường hợp. Thời gian hành kinh sẽ là 3 đến 5 ngày. 

Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn là vấn đề sức khỏe cần lưu tâm

Những người bị kinh nguyệt không đều có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu sau:

  • Chu kỳ nguyệt san sẽ ngắn hơn 21 ngày hoặc kéo dài hơn 35 ngày.
  • Thời gian hành kinh sẽ ít hơn 3 ngày hoặc kéo dài quá 7 ngày.
  • Máu kinh có bất thường về lượng (quá nhiều hay quá ít), màu sắc (màu đen, lẫn cục máu đông),...
  • Có biểu hiện ra máu ở giữa 2 kỳ hành kinh.
  • Bị vô kinh thứ phát (6 tháng không có kinh nguyệt) hoặc vô kinh nguyên phát (chưa từng có kinh nguyệt).
  • Bị đau bụng dữ dội, đau lưng, cơ thể mệt mỏi,... khi kinh nguyệt diễn ra.

2. Bị rối loạn kinh nguyệt do những nguyên nhân nào?

  • Bị rối loạn nội tiết tố: Estrogen và Progesterone được sản sinh ở trong buồng trứng với công dụng chính là điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, bất cứ sự thay đổi nào về quá trình sản xuất hoặc chuyển hóa giữa Estrogen và Progesterone đều sẽ gây nên tình trạng kinh nguyệt. 
  • Do căng thẳng và các vấn đề về tâm lý làm mất cân bằng nội tiết tố và khiến kinh nguyệt bị rối loạn. Theo đó, những người có mức độ căng thẳng cao thường bị kinh nguyệt. 
  • Do ảnh hưởng từ một số loại thuốc điều trị. 
  • Dùng chất kích thích. 
  • Các bệnh lý và những vấn đề sức khỏe khác cũng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn như tiểu đường, tuyến giáp, gan - thận,...
  • Do thiếu hụt dưỡng chất hoặc dư thừa nhiều calo trong chế độ ăn.
  • Do ít vận động hoặc vận động quá mức cho phép cũng khiến bạn gặp phải những vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, vô kinh hoặc kỳ kinh kéo dài. 

Rối loạn kinh nguyệt do nhiều nguyên nhân khác nhau

3. Sự ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt

  • Khó xác định được ngày rụng trứng: Điều này khiến bạn khó lên kế hoạch để chuẩn bị cho việc mang thai. 
  • Thời gian hành kinh kéo dài, máu kinh ra nhiều có thể khiến bạn gặp phải tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, hay chóng mặt,... Một số trường hợp bị thiếu máu nghiêm trọng có thể khiến tính mạng gặp nguy hiểm. 
  • Nguy cơ cao bị mắc các bệnh phụ khoa vì vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm,... dễ dàng tấn công và phát triển. Nguy hiểm hơn, bệnh lý có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản.
  • Cơ thể bị rối loạn nội tiết khiến làn da trở nên xấu xí, dễ nổi mụn, bị nám,... Điều này sẽ làm cho chị em thiếu tự tin và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của cuộc sống. 

Người có chu kỳ hành kinh không đều dễ mắc các bệnh phụ khoa

Vì vậy, chị em phụ nữ nên theo dõi kinh nguyệt, thời gian hành kinh, lượng máu kinh,... để có thể phát hiện được những vấn đề bất thường, từ đó kịp thời đi thăm khám sớm và được điều trị, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

4. Giải đáp thắc mắc làm thế nào để kinh nguyệt đều trở lại hiệu quả, an toàn?

Có thể thấy rằng, tình trạng rối loạn kinh nguyệt nếu không điều trị sẽ để lại rất nhiều hệ lụy, nhất là về sức khỏe sinh sản. Sau đây là vài biện pháp chăm sóc giúp cải thiện mà bạn có thể tham khảo như:

Lời giải cho câu hỏi làm thế nào để kinh nguyệt đều trở lại là hãy xây dựng thói quen sống lành mạnh

4.1. Xây dựng chế độ ăn khoa học và thói quen sống lành mạnh

  • Bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. 
  • Không nên ăn nhiều các món ăn cay nóng, đồ ăn quá chua hoặc quá ngọt,... 
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung thêm nhiều loại rau quả tươi.
  • Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc.
  • Nên tránh các loại đồ uống có cồn, cafein, chất kích thích hoặc trà đặc,...
  • Không hút thuốc lá, dù ở hình thức chủ động hay bị động.

4.2. Tập thể dụng thường xuyên

Để tăng cường sức khỏe, việc dành ra tối thiểu 30 phút/ngày luyện tập thể dục là thói quen nên có. Một số bài tập nhẹ nhàng, vừa sức mà bạn có thể lựa chọn là đi bộ, đạp xe, yoga,... Lưu ý: vào những ngày hành kinh thì chỉ nên vận động nhẹ. 

4.3. Vệ sinh cơ thể cẩn thận

Chị em cần phải giữ vùng kín thật sạch sẽ và đảm bảo khô thoáng, nhất là những ngày hành kinh để đảm bảo vi khuẩn không thể tấn công vào cơ thể, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn những sản phẩm vệ sinh phụ nữ chuyên dụng an toàn, lành tính, không gây khô và làm mất cân bằng môi trường âm đạo.

4.4. Thăm khám phụ khoa đều đặn

Việc lắng nghe và quan sát tình trạng sức khỏe cơ thể định kỳ là điều thiết yếu, giúp bạn phát hiện những điều bất thường để đi thăm khám. Sự can thiệp y tế kịp thời sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Thăm khám phụ khoa định kỳ giúp bạn phát hiện các vấn đề và có phương án xử lý kịp thời

Trên đây là tổng hợp những thông tin về vấn đề rối loạn kinh nguyệt và các giải pháp làm thế nào để kinh nguyệt đều trở lại. Việc theo dõi chu kỳ hành kinh và thăm khám phụ khoa định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Sản phụ khoa MEDLATEC là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Mọi thông tin khác cần được tư vấn hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ với Hệ thống Y tế MEDLATEC để được hỗ trợ qua tổng đài 1900 56 56 56. 

Từ khoá: kinh nguyệt

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.