Các tin tức tại MEDlatec
Làm thế nào khi trẻ em bị cúm? Những lưu ý quan trọng
- 13/07/2024 | Làm thế nào khi trẻ em bị cúm để bé nhanh khỏi và cách phòng ngừa cúm
- 01/11/2023 | Giải đáp: Trẻ em cần tiêm vắc-xin cúm không?
- 01/04/2024 | Cúm A ở trẻ nhỏ: Cách điều trị và phòng ngừa bệnh
- 01/04/2024 | Bị cúm: Nên uống nước gì và kiêng nước gì?
- 01/02/2024 | Phòng bệnh cúm ở trẻ bằng cách nào?
1. Dấu hiệu cho thấy trẻ em bị cúm
Cúm là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp do virus cúm gây ra, chủ yếu là các chủng virus thuộc họ influenza, được chia thành 3 type A,B,C. Các nguyên nhân khiến trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh cúm như:
- Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị nhiễm trùng và khó chống lại các tác nhân gây bệnh như virus cúm.
- Trẻ mắc bệnh hen suyễn có khả năng gặp các vấn đề nghiêm trọng khi mắc cúm, vì cả hai bệnh đều ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp.
- Trẻ có các bệnh lý như bệnh lý tim mạch, bệnh lý về máu, nội tiết, thận, gan, béo phì hoặc bệnh lý rối loạn chuyển hóa có thể có nguy cơ cao hơn khi mắc cúm và gặp các biến chứng nặng nề.
- Trẻ sử dụng các loại thuốc như corticoid, aspirin hoặc hóa trị liệu kéo dài có thể có hệ miễn dịch suy giảm, tăng nguy cơ mắc cúm và phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
- Trẻ nhiễm HIV có hệ miễn dịch suy giảm dễ mắc cúm và các biến chứng liên quan.
Trẻ mắc bệnh cúm sẽ có những triệu chứng, dấu hiệu tương tự người lớn như:
- Sốt: Trẻ có thể có sốt cao, thường trên 38 độ C hoặc cao hơn. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của cúm và có thể kéo dài trong vài ngày.
- Ho: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của cúm. Trẻ có thể trải qua các loại ho khác nhau như: ho khan, ho có đờm, ho nặng,..
- Sổ mũi: Có thể xuất hiện sổ mũi, đặc biệt là chảy nước mũi và đôi khi có thể bị nghẹt mũi.
- Viêm họng: Trẻ bị phát ban, đau họng hoặc khó chịu khi nuốt.
- Đau cơ và mệt mỏi: Trẻ xuất hiện tình trạng đau mỏi, đau cơ và mệt mỏi.
- Đau đầu và đau cơ
- Buồn nôn hoặc tiêu chảy: Một số trẻ có thể gặp vấn đề tiêu hóa như buồn nôn hoặc tiêu chảy.
- Chán ăn và mất ngủ: Cúm có thể gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm chán ăn và khó ngủ. Tình trạng mệt mỏi và sốt làm giảm khẩu vị hoặc các triệu chứng nghẹt mũi, đau họng, ho khiến trẻ cảm thấy không thoải mái và gặp khó khăn trong việc ăn uống.
- Một số trẻ có thể phát ban (nổi mẩn), sốt cao, dẫn đến tình trạng co giật. Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm ở trẻ.
Trẻ bị cảm cúm có những dấu hiệu tương tự người lớn
2. Những biến chứng có thể gặp khi trẻ bị cúm
Trong một số trường hợp, đặc biệt là ở trẻ có yếu tố rủi ro cao hoặc hệ miễn dịch suy giảm, cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số biến chứng có thể xuất hiện do bệnh cúm:
- Viêm tai giữa: Cúm có thể dẫn đến nhiễm trùng tai, gây viêm tai giữa.
- Viêm phổi: Cúm nặng có thể dẫn đến viêm phổi, đặc biệt là ở trẻ có hệ thống miễn dịch suy giảm.
- Suy hô hấp: Biến chứng này thường gặp ở trẻ có sức khỏe yếu.
- Viêm thanh khí phế quản: Cúm gây viêm nhiễm ở đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ có tiền sử về bệnh thanh khí phế quản.
- Khởi phát cơn hen trên trẻ bị hen suyễn
- Nhiễm khuẩn thứ phát: Cúm làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát từ các vi khuẩn khác.
- Viêm màng não: Một số trường hợp cúm có thể dẫn đến viêm màng não.
- Viêm cơ (hiếm gặp): Trong một số trường hợp, cúm có thể dẫn đến viêm cơ, tình trạng hiếm gặp nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được điều trị.
Một số biến chứng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Việc thăm bác sĩ và điều trị kịp thời giúp ngăn chặn và kiểm soát các biến chứng có thể xảy ra từ cúm.
Bệnh cảm cúm tuy không nguy hiểm nhưng vẫn có thể gây biến chứng cho trẻ
3. Làm thế nào khi trẻ em bị cúm?
3.1. Làm thế nào khi trẻ em bị cúm?
Vậy bố mẹ làm thế nào khi trẻ em bị cúm? Dưới đây là một số hướng dẫn y tế khi trẻ bị cúm mà bố mẹ nên lưu ý:
- Đo nhiệt độ của trẻ thường xuyên để kiểm tra mức độ sốt. Bố mẹ nên sử dụng nhiệt kế chính xác và đọc vài lần trong ngày, đặc biệt là trước khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Nếu nhiệt độ của trẻ cao, bố mẹ có thể xin tư vấn với bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol theo liều lượng chỉ định. Trong trường hợp trẻ sốt cao không có dấu hiệu cải thiện, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.
- Một số thuốc được kê đơn để trị bệnh cảm cúm bao gồm: Thuốc hạ sốt, giảm đau ( Acetaminophen và ibuprofen); thuốc kháng virus: Oseltamivir (tamiflu); thuốc kháng sinh. Lưu ý, thuốc aspirin không nên được sử dụng để hạ sốt cho trẻ khi mắc cúm, đặc biệt là khi nói đến trẻ dưới 12 tuổi.
- Khi bị cúm, trẻ biếng ăn, mệt mỏi, bố mẹ nên lựa chọn những thực phẩm dễ ăn, mềm, ở dạng lỏng và nhiều dưỡng chất, hạn chế các đồ ăn nhanh hoặc thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh…. Đồng thời, bố mẹ cũng nên bổ sung đủ nước cho trẻ để tránh mất nước và điện giải. Ngoài ra, bố mẹ khi chăm sóc trẻ bị cúm nên bổ sung các loại vitamin, điện giải, trái cây, nước ép,...
- Bố mẹ tuyệt đối không được dùng nước lạnh, rượu hay cồn để lau người cho trẻ, tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm lạnh, gặp các biến chứng nguy hiểm hơn.
- Trẻ bị cúm nên được nghỉ ngơi nhiều hơn. Trong đó, giấc ngủ chất lượng sẽ giúp trẻ đẩy lùi virus, chống lại cảm cúm và có thêm nhiều năng lượng.
3.2 Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Nếu việc điều trị cúm ở nhà cho trẻ không hiệu quả và xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời, từ đó giảm nguy cơ biến chứng:
- Trẻ thở nhanh hoặc khó thở.
- Da tím tái do thiếu oxy hoặc vấn đề huyết áp.
- Đau tức ngực cảnh báo viêm phổi hoặc viêm màng nội tâm mạc.
- Co giật
- Nôn nhiều hoặc không uống nước được
- Trẻ rất kích thích hoặc li bì khó đánh thức
- Khóc không có nước mắt do mất nước
- Có dấu hiệu mất nước như chóng mặt khi đứng hoặc tiểu ít
- Sốt kèm theo nổi ban.
Việc thăm khám bệnh cúm cho trẻ sẽ giúp hạn chế các biến chứng
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Làm thế nào khi trẻ em bị cúm?, đồng thời đưa ra các hướng dẫn y tế giúp bố mẹ chăm sóc trẻ bị cúm tốt nhất.
Cúm là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng không quá nguy hiểm. Do đó khi trẻ mắc phải bệnh này, cha mẹ không cần quá lo lắng mà hãy bình tĩnh để xử lý đúng cách. Trong trường hợp tự điều trị cúm cho trẻ tại nhà nhưng các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, bố mẹ có thể liên hệ tổng đài 24/7: 1900 56 56 56 và đặt lịch của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ tận tình.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!